Đặc trưng văn hóa Nam Bộ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư

Tóm tắt. Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn trẻ của vùng tận cùng tổ quốc. Sinh ra nơi mênh

mông sông nước, nữ nhà văn Đất Mũi đã mang đến cho văn học Việt Nam một hơi thở

mới nồng nàn chất quê Nam Bộ. Mảnh đất Nam Bộ với khoảng 300 năm hình thành và

phát triển đã hiện lên trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư vô cùng sống động với các

đặc trưng văn hóa: văn hóa mưu sinh, văn hóa ẩm thực, văn hóa cư trú, văn hóa cải lương.

Nguyễn Ngọc Tư thể hiện ở điểm nhìn tiếp cận hiện thực đời sống với thái độ ngợi ca và

trân trọng những giá trị văn hóa đã ăn sâu vào tiềm thức qua bao thế hệ của người dân thôn

quê, chị nhìn họ với thái độ yêu thương, trân trọng.

pdf6 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 947 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Đặc trưng văn hóa Nam Bộ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
g diện của đời sống tâm linh của người Việt. Với truyện
Mối tình đầu của Nguyễn Ngọc Tư, người đọc cũng bắt gặp một không gian kỉ niệm mang đậm
dấu ấn đời sống tâm linh của người Việt. Nhân vật Trọng trong truyện là một thanh niên còn rất trẻ
nhưng đã có ý thức trong việc nâng niu, gìn giữ nếp văn hoá tâm linh bao đời của gia đình: “Nhà
Trọng có một cái lạ nữa là trên bàn thờ lúc nào cũng chong đèn, ngày tháng này qua ngày tháng
84
Đặc trưng văn hóa Nam Bộ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư
khác, năm này qua năm khác, ngọn đèn truyền từ đời cố Trọng, nội rồi tới Trọng, không bao giờ
được phép tắt. Chiều nào chị em tôi đi ngang qua cũng thấy Trọng lọ mọ ngồi lau các bóng đèn
hột vịt ám khói, châm dầu bằng cái vẻ thành kính nâng niu” [3;117].
2.3. Văn hóa ẩm thực
Ẩm thực là tiếng dùng chung khái quát nói về việc ăn uống. Văn hoá ẩm thực bao gồm cách
chế biến, bày biện và thưởng thức trong món ăn, thức uống từ đơn giản, đạm bạc đến cầu kì, mĩ
vị. Song, khi nói đến văn hoá ẩm thực ở một vùng, miền nào đó thì nhất thiết phải tiếp cận từ điều
kiện thiên nhiên thì mới có thể nêu lên được bản sắc văn hoá đặc trưng cụ thể của vùng, miền ấy.
Trong sáng tác của mình, Nguyễn Ngọc Tư còn cho ta thấy vô vàn những sản vật thực vật khác
rất đặc sắc, phong phú và đa dạng. Đó là những loài động thực vật thuộc hệ sinh thái ngập mặn:
đước, mắm, vẹt, dừa nước, bần, mù u, bông súng,... Đó cũng còn là những từ phản ánh về hình ảnh
miệt vườn cây trái Nam Bộ: chôm chôm, sầu riêng, dừa xiêm, măng cụt. Ngoài hệ thống thực vật
đặc trưng cho văn hóa miệt vườn Nam Bộ, trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư xuất hiện một hệ
thống tên gọi những động vật của Nam Bộ: ba khía, cá sặc, cá lóc, cá rô mề, cúm núm, cá sặc rằn,
cá chốt, ốc lác, rắn mối, rắn bông súng, tôm bạc, tép đất, thòi lòi, thác lác, trê vàng, vọp. Đi đôi
với hệ động - thực vật phong phú ấy, Nam Bộ đã sản sinh ra những món ăn dân dã mang hương vị
của miền đất khẩn hoang tạo nên một nền văn hóa ẩm thực Nam Bộ khó quên. Có thể thấy, món
ăn trong sáng tác nguyễn Ngọc Tư nổi bật ở những dạng chính là: món ăn cơm, món nhậu và món
bánh.
Món cơm là món cơ bản gồm canh các loại rau, canh chua, cá kho. Canh chua Nam Bộ có
đủ các vị mặn, ngọt, chua, cay. Cá là một trong những nguyên liệu chính của món ăn nơi đây như
cá lóc, cá kèo, cá sặc, cá rô mề “Diệp bảo mớ khô cá sặc rằn này hôm nào liên hoan tiễn con đi”
[6;142]. Còn cá kho là món hiện diện trong mọi gia đình người dân Nam Bộ. Cá kho thật mặn,
để dành được nhiều ngày, rồi trong lúc chèo thuyền, di chuyển từ chỗ nọ sang chỗ kia, giở ra vừa
ăn vừa làm vệc, để tiết kiệm thời gian. Nguyễn Ngọc Tư dã định danh rất nhiều món ăn đặc sắc,
tiêu biểu là món “mắm”. Ở Nam Bộ, những ngày mới khai hoang do sự phong phú của cá tôm nên
người dân mới nghĩ ra cách xử lí cá tôm sao cho có thể dự trữ lâu dài. Họ mang cá đi phơi khô
hoặc làm mắm. Lúc đầu chỉ có ý định chế biến làm thức ăn dự trữ nhưng khi ăn, họ cảm thấy ngon
miệng và ưa thích. Món ăn này được ăn kèm với nhiều loài thực vật quen thuộc như khế, chuối
chát hết khế chua chuối chát cặp với mắm lòng.
Trong văn hóa ẩm thực của người Nam Bộ không thể không nhắc đến văn hóa nhậu. Nét
văn hóa này thể hiện rất rõ trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. Món nhậu được chuẩn bị đơn
sơ, nhanh gọn hơn so với món cơm. Nhậu là cả ăn lẫn uống. Nói “nhậu” trước tiên phải có rượu.
Nhưng chỉ có rượu mà không mồi, vẫn chưa thành chữ “nhậu”. Nói nhậu là phải có mồi: “Tối sau
Trần Hưng rủ thêm vài người tới nhà dì Thấm, anh không quên xách theo chai rượu với mớ cá khô,
cá kèo mua ở đằng đầu xóm” [85;6]; “Ăn cơm xong, chị dọn ra xị rượu, nướng mấy con khô cá
chạch” [6;61]. Mặt khác, “nhậu” không chỉ là thú vui mà còn phản ánh nét văn hóa riêng của của
người Việt ở Nam Bộ. Nếu từ xưa dân ta có câu “khách đến nhà không trà thì bánh”, đến Nam Bộ
từ “bánh” có thể thay bằng “rượu”. Đó cũng là một cách riêng thể hiện tính hiếu khách của cư dân
vùng đất này. Qua sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi ghi nhận được rất nhiều cuộc nhậu
qua nhiều tác phẩm, đặc biệt là việc “nhậu” không bị giới hạn bởi giới tính. Ai cũng có thể nhậu
và họ có xu hướng chơi hết mình, chơi hết sức mới thôi.
Ngoài các món mặn ăn cơm, món nhậu, Nam Bộ còn đặc sắc bởi các loại bánh hấp dẫn:
85
Nguyễn Thị Quỳnh Thơ và Trần Thị Hà
bánh kẹp, bánh phồng, bánh phồng tôm, bánh xèo, bánh ú, bánh cam, bánh còng, bánh khọt, bánh
dừa, bánh tét (...).
Những cảnh sinh hoạt, thói quen ăn uống ấy của người dân quê được Nguyễn Ngọc Tư miêu
tả một cách chân thực, tự nhiên, chị đã khai thác những điều có sẵn làm nên tính nghệ thuật trong
văn chương.
2.4. Văn hóa cải lương
Nói đến Nam Bộ cũng là nói đến cái nôi của bộ môn nghệ thuật cải lương, một đóng góp
lớn của văn hoá Nam Bộ. Loại hình nghệ thuật này phù hợp với đặc điểm địa hình sông nước cũng
như phong cách sống của người Nam Bộ. Chính vì vậy, từ lâu rồi đờn ca tài tử, cải lương trở thành
nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Nam Bộ.
Trong sáng tác của mình, Nguyễn Ngọc Tư thường nhắc tên các vở cải lương với những ý đồ
nghệ thuật khác nhau: “Thoại Khanh Châu Tuấn” (Cái nhìn khắc khoải), “Đêm lạnh chùa hoang”
(Chuyện của Điệp), “Nửa đời hương phấn”; “Lữ Bố hí Điêu Thuyền”; “Bên cầu dệt lụa”;. . . (Cuối
mùa nhan sắc), “Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài”; “Tô Ánh Nguyệt” (Làm má đâu có dễ ). Các nghệ
sĩ cải lương tên tuổi như Thanh Sang, Thanh Nga, Trọng Hữu, Lệ Thuỷ cũng được nhà văn nhắc
tới trong truyện “Đời như ý”.
Người đọc còn bắt gặp trong truyện những người dân Nam Bộ mê hát cải lương, mê vọng
cổ đến nỗi không ngần ngại từ bỏ những hạnh phúc thiêng liêng khác. Đào Hồng nguyện với Tổ cả
đời theo nghiệp hát để rồi “vì mê hát, vì chiến tranh mà gởi con cho người ta, đến mức nó không
thèm nhìn mình nữa”, rồi đến lúc còn chút “sức tàn lực kiệt”,“ốm sát chiếu” vẫn nguyện đem lời
ca tiếng nhạc mua vui cho đời “Đào Hồng hát đến lịm tiếng đi. Bà ngồi trên sân khấu, gục đầu.
Cái gánh nặng tâm tư này, không mang nỗi nữa rồi. Khi ông Chín dìu bà xuống giường, bà đã hôn
mê. Người ta hát vở cuối cho bà, cho một người nghệ sĩ chân chính” [3;103]. Cũng hoàn cảnh như
Đào Hồng, Diệu trong Làm má đâu có dễ vì muốn toàn tâm với nghề, đam mê nghiệp hát, mong
muốn trở thành một đào hát nổi tiếng mà chấp nhận lìa xa đứa con mình rứt ruột sinh ra. Để rồi,
khi trút bỏ ánh hào quang, Diệu cảm thấy cô đơn, trống trải vô cùng khi bé San không nhận chị
là mẹ, gọi chị bằng “chế” nghe xa lạ, khách sáo như nói với người dưng. Nhìn chung, hình tượng
nghệ sĩ trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư thường có số phận bất hạnh, hi sinh cả đời cho nghề
hát. Dưới ánh đèn sân khấu họ là những người giành hết tâm huyết với nghề, hi sinh những hạnh
phúc cá nhân để được cống hiến cho nghề.
Không chỉ nghệ sĩ, mà chính những người dân Nam Bộ ai cũng thuộc và biết hát cải lương,
vọng cổ. Vậy mới thấy cái máu hát đã ăn sâu trong máu thịt của người dân Nam Bộ như thế nào?
Trong truyện ngắn Huệ lấy chồng, trước khi thu dọn hành lí về nhà chồng vẫn không quên “lại
chỗ đầu nằm, giở gối lên, nâng niu ấp trong tay tập chép bài ca đã cũ”, và băn khoăn khi: “về bên
nhà chồng không biết có còn rảnh rỗi vừa đưa võng vừa nghêu ngao hát?” [3;37]. Người Nam Bộ
không chỉ mê cải lương, mà còn hâm mộ, trân trọng người nghệ sĩ hát cải lương. Truyện ngắn Cuối
mùa nhan sắc là câu chuyện xúc động nói người dân tự nguyện bỏ tiền để xây dựng ngôi nhà “buổi
chiều” cho những nghệ sĩ một thời vang bóng có nơi trú ngụ: “Nhà buổi chiều nằm ở tận cùng con
hẻm Cây Còng. Hẻm cụt. Nhà toàn người già, là chỗ trú ngụ cho nghệ sĩ cải lương, nghệ sĩ hát bội
một thời vang bóng” [3;92].
Đúng là cải lương là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người
dân Nam Bộ. Ngày nay, ở Đồng bằng sông Cửu Long các gánh hát, các câu lạc bộ đờn ca tài tử
vẫn ngược xuôi khắp miền sông nước để phục vụ cho bà con cô bác. Bởi lẽ, đờn ca tài tử, sân khấu
86
Đặc trưng văn hóa Nam Bộ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư
cải lương là văn hóa phi vật thể ăn sâu vào máu thịt và gắn liền với cuộc sống của người dân vùng
sông nước nơi đây.
3. Kết luận
Nguyễn Ngọc Tư luôn có ý thức trân trọng và tự hào về quê hương vì vậy mà sáng tác của
chị bao giờ cũng được triển khai trên cái nền của “bức tranh” sinh hoạt văn hóa ở làng quê Nam
Bộ độc đáo, nói như nhà văn Nguyên Ngọc đó chính là “không gian. . . của Nguyễn Ngọc Tư”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Văn Ái, Lê Văn Đức, Nguyễn Công Khai, 1994. Từ điển phương ngữ Nam Bộ. Nxb
Thành phố Hồ Chí Minh.
[2] Sơn Nam, 2005. Nói về miền Nam - cá tính miền Nam - Thuần phong mĩ tục Việt Nam. Nxb
Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
[3] Nguyễn Ngọc Tư, 2007. Cánh đồng bất tận. Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
[4] Nguyễn Ngọc Tư, 2008. Ngày mai của những ngày mai. Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
[5] Nguyễn Ngọc Tư, 2009. Biển của mỗi người. Nxb Văn hóa Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh.
[6] Nguyễn Ngọc Tư, 2009. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Nxb Văn hóa Sài Gòn.
[7] Võ Văn Thành, 2013. Văn hóa Nam Bộ qua cái nhìn của Sơn Nam. Nxb Trẻ, Thành phố Hồ
Chí Minh.
[8] Trần Ngọc Thêm, 1997. Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
ABSTRACT
Southern Vietnamese culture in compositions by Nguyen Ngoc Tu
Nguyen Ngoc Tu is a new writer who is come from the last part of our country. Born in
a spacious wetland called Dat Mui, she has given Vietnamese literature a new glimpse of the
passionate southern countryside. Nguyen Ngoc Tu expressed a viewpoint approaching realistic
life with a praising and respectful attitude about cultural values ingrained in the Vietnamese
subconscious of rural people. She looked at them with a loving and respectful attitude. One sees
that in Southern Vietnam, which has been Vietnamese for more than 300 years, is extremely lively
in the short stories by Nguyen Ngoc Tu which present living culture, culinary culture, resident
culture and reformist culture.
Keywords: Nguyen Ngoc Tu, short stories, Southern Vietnamese culture.
87

File đính kèm:

  • pdfdac_trung_van_hoa_nam_bo_trong_truyen_ngan_cua_nguyen_ngoc_t.pdf