Đặc điểm hình thái, chức năng của vận động viên điền kinh (Cự ly ngắn) đội tuyển trẻ quốc gia
Tóm tắt:
Sử dụng các thiết bị siêu âm màu Sigma 44-HVCD, Cortex MetaMax 3B, phân tích sinh hóa
huyết học ELx808iu, phương pháp nhân trắc và đo thời gian phản xạ đề tài đã xác định được đặc
điểm các chỉ tiêu huyết học và sinh hoá máu, tim mạch, thần kinh, hô hấp. Đây là những chỉ tiêu
phản ánh năng lực trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò quyết định hiệu quả hoạt
động thể lực của VĐV.
tiêu chuẩn VĐV Việt Nam. - Khi so sánh giá trị tuyệt đối với các số liệu nước ngoài thì đều thấp hơn, chỉ đạt mức trung bình. - Khi so sánh giá trị tương đối (VO2 max/kg, VCO2 max/kg) đã cho thấy các giá trị đều đạt được ở mức tốt. Kết quả nghiên cứu đã phản ánh mức độ biến đổi thích nghi của các chỉ tiêu hô hấp trong vận động là tốt, tuy nhiên do cơ thể người Việt Nam nhỏ nên các giá trị tuyệt đối đạt được không cao. - Năng lực yếm khí được thể hiện qua các chỉ tiêu: thương số hô hấp, VCO2max. Giá trị thu được cho thấy các chỉ tiêu này đạt ở mức tốt, phù hợp với nội dung thi đấu của đối tượng khảo sát hoạt động trong vùng công suất tối đa và cận tối đa, thuộc miền chuyển hóa năng lượng yếm khí ATP + CP và Glycolysis. 2.2. Đặc điểm các chỉ tiêu huyết học và sinh hóa huyết học của VĐV Điền kinh trẻ Quốc gia trong yên tĩnh và trong hoạt động công suất tối đa Các chỉ tiêu huyết học và sinh hóa huyết học được xem là những chỉ tiêu quan trọng, có độ nhậy cảm cao với LVĐ, phản ánh khách quan và tin cậy năng lực thích nghi sinh học của cơ thể với LVĐ cũng như mức độ hồi phục sau vận động. Từ kết quả thu được qua lựa chọn, đề tài phân tích theo 6 chỉ tiêu đặc trưng. Kết quả phân tích được trình bày trong bảng 3. 65 - Sè 1/2018 Bảng 3. Đặc điểm các chỉ tiêu huyết học và sinh hóa huyết học trong yên tĩnh và trong hoạt động công suất tối đa của VĐV Điền kinh trẻ Quốc gia TT Chỉ tiêu Giới tính Yên tĩnh Công suất max x± d x± d 1 Hb (mmol/lít) Nam 153.4±14.68 170±16.5 Nữ 153.1±26.52 161.5±15.68 2 Hồng cầu (triệu/ dl) Nam 4.88±0.25 5.6±0.54 Nữ 4.47±0.21 5.32±0.51 3 Bla (mmol/lít) Nam 2.13±0.19 15.4±1.39 Nữ 2.11±0.19 14.16±1.32 4 Glucose huyết (mmol/lít) Nam 5.72±0.43 6.0±0.58 Nữ 5.65±0.46 5.7±0.55 5 Urê huyết (mmol/lít) Nam 4.53±0.35 6.7±0.64 Nữ 4.46±0.38 6.37±0.61 6 Testosteron (nmol/lít) Nam 14.35±1.13 14.25±1.13 Nữ 4.74±0.21 4.7±0.41 Kết quả nghiên cứu bảng 3 cho thấy: - Tất cả các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn sinh học bình thường và tiếp cận ngưỡng tối ưu. - Các chỉ tiêu phản ánh trạng thái hồi phục của cơ thể (chỉ số Glucose, BU, Bla) được xác định trong yên tĩnh cho thấy LVĐ trước đó là phù hợp, VĐV đã hồi phục hoàn toàn. Lưu ý: ở VĐV được xem là hồi phục hoàn toàn với Bla < 3.0 mmol/lít do trạng thái căng thẳng tâm lý gây nên. - Hàm lượng testosteron đạt được khá cao (14.35 nmol/l, nam; 4,74 nmol/l, nữ), là cơ sở cần để phát triển cơ bắp và sức mạnh tốc độ. Tuy nhiên, nếu so với kết quả công bố của một số tác giả nước ngoài thì vẫn còn thấp (trên 20 tới 29 nmol/l). - Các chỉ số Hb, BU, Glucose, HC đều có xu hướng tăng nhẹ và Testosterone giảm nhẹ sau vận động gắng sức. Đặc điểm biến đổi này có thể hiểu nguyên nhân và cơ chế chủ yếu là do hiện tượng cô đặc máu trong vận động gây nên. Hiện tượng tăng Glucose còn do cơ chế điều tiết của cơ thể, với thời lượng vận động trong quá trình lập test không dài (thường dao động trong khoảng 10 phút), vì vậy tổng LVĐ chưa đủ lớn để làm giảm đường huyết mà còn tăng nhẹ. 2.3. Đặc điểm các chỉ tiêu tim mạch của VĐV Điền kinh trẻ Quốc gia trong yên tĩnh và trong hoạt động công suất tối đa Các chỉ tiêu tim mạch trong yên tĩnh cũng như trong vận động luôn thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các HLV và các nhà khoa học bởi tính thông báo và độ nhạy cảm đối với LVĐ. Thông qua các chỉ tiêu tim mạch, các nhà chuyên môn đánh giá được mức độ tác động của LVĐ và đặc biệt là những biến đổi lâu dài phản ánh mức độ biến đổi thích nghi và hiệu quả của quá trình huấn luyện. Bằng phương pháp siêu âm tim đề tài đã tiến hành thu thập thông tin và phân tích đặc điểm biến đổi thích nghi tim mạch của VĐV. Kết quả được trình bày trong Bảng 4. Nhận xét kết quả nghiên cứu bảng 4: - Tất cả các chỉ tiêu tim mạch của VĐV đều nằm trong giới hạn sinh học bình thường và tiếp cận ngưỡng tối ưu. - Mạch yên tĩnh giảm so với hằng số sinh học người bình thường. Các chỉ tiêu hình thái tim đã cho thấy hiện tượng dãn buồng tim của VĐV diễn ra rất tốt (Vd tăng cao), đồng thời trọng lượng cơ tim tăng (Mtt trung bình đạt 145g so với 90-100g ở người bình thường) phản ánh sự biến đổi thích nghi lâu dài với LVĐ của hệ tim mạch. - Chỉ tiêu Qs tăng cao cả trong yên tĩnh và trong vận động phản ánh tim hoạt động kinh tế, cao gấp 1,5 lần ở người bình thường; các chỉ số Qsmax/Qstĩnh, Qmax/Qtĩnh tăng phản ánh công suất và hiệu suất hoạt động của tim gần đạt giá trị của VĐV cấp cao. 66 BµI B¸O KHOA HäC Bảng 4. Đặc điểm các chỉ tiêu tim mạch của VĐV Điền kinh trẻ Quốc gia trong yên tĩnh và trong hoạt động công suất tối đa TT Chỉ tiêu Giới tính Yên tĩnh Công suất max x± d x± d 1 Tần số nhịp tim (lần) Nam 66.32±5.36 190.5±15.62Nữ 69.95±5.39 182.5±14.96 2 Huyết áp tối đa (mmHg) Nam 112.5±7.36 180.65±14.81Nữ 118.83±7.12 173.06±14.19 3 Huyết áp tối thiểu (mmHg) Nam 63.64±6.66 62.23±5.10Nữ 67.51±6.44 59.62±4.89 4 Vd (ml) Nam 163.94±27.79 265.46±21.77Nữ 160.4±26.86 254.31±20.85 5 Vs (ml) Nam 81.65±6.31 65.7±5.39Nữ 80.81±7.93 62.94±5.16 6 Qs (ml) Nam 82.34±16.48 202.54±16.61Nữ 79.59±5.93 194.03±15.91 7 Mtt (g) Nam 157.2±18.34Nữ 151.98±11.73 8 Q (lít/p) Nam 5.09±0.8 34.4±2.82Nữ 4.92±0.27 32.96±2.7 9 Qsmax/Qstĩnh Nam 2.41±0.21 Nữ 2.36±0.20 10 Qmax/Qtĩnh Nam 6.58±0.56 Nữ 6.47±0.55 Có thể thấy đặc điểm chỉ tiêu tim mạch ở VĐV đối tượng nghiên cứu có sự biến đổi tốt, cho phép nâng cao LVĐ trong quá trình huấn luyện. 2.4. Đặc điểm chức năng thần kinh của VĐV Điền kinh trẻ Quốc gia trong yên tĩnh và trong hoạt động công suất tối đa Do đặc điểm loại hình thần kinh và các thuộc tính thần kinh có tính bảo thủ cao, nên chỉ được quan tâm chủ yếu trong tuyển chọn tài năng thể thao. Trong thực tiễn đánh giá trình độ tập luyện hay sự biến đổi thích nghi, chức năng thần kinh thường được đánh giá gián tiếp thông qua các chỉ tiêu tâm lý. Vì vậy đề tài chỉ sử dụng các chỉ tiêu đo thời gian phản xạ. Đây là các chỉ tiêu không chỉ cho phép đánh giá năng lực chức phận của hệ thần kinh mà còn là chỉ số đánh giá mức độ mệt mỏi và hồi phục của VĐV. Kết quả nghiên cứu được trình bày tại bảng 5. Nhận xét kết quả nghiên cứu bảng 5: - Tốc độ phản xạ của VĐV đạt trên ngưỡng trung bình ở RTđơn và cao hơn ở RTphức trong yên tĩnh. - Sau vận động công suất tối đa thời gian phản xạ của các VĐV đều tăng. Mức tăng dưới ngưỡng 50% cho thấy mệt mỏi đã xuất hiện. Tuy nhiên do không có tiêu chuẩn thống kê nên chúng ta không thể đánh giá được mức độ mệt mỏi của VĐV. 3. Đặc điểm các chỉ tiêu sinh học của VĐV Điền kinh trẻ Quốc gia sau hoạt động công suất tối đa Các chỉ tiêu sinh học sau vận động không chỉ phản ánh mức độ hồi phục mà còn là tiêu chí đánh giá trình độ tập luyện của VĐV. Căn cứ vào cơ sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn đề tài đã lựa chọn được 7 chỉ tiêu sinh học đặc trưng phản ánh tốc độ hồi phục thuộc 4 hệ chức năng: Hô hấp, huyết học, tim mạch và thần kinh. Các số liệu được thu thập tại thời điểm 5 phút hồi phục sau vận động. Lượng vận động công suất tăng dần tới tối đa 67 - Sè 1/2018 Bảng 6. Đặc điểm hồi phục của các chỉ tiêu sinh học thời điểm 5 phút sau hoạt động công suất tối đa của VĐV Điền kinh trẻ Quốc gia (cự ly ngắn) TT Chỉ tiêu Giới tính x d % hồi phục 1 VO2 (ml/kg) Nam 25.45 2.69 73.30 Nữ 24.64 2.06 73.10 2 VE (lít/phút) Nam 30.41 2.87 81.40Nữ 28.23 2.21 80.30 3 Bla (mmol/lít) Nam 8.42 0.5 53.80Nữ 8.13 0.47 50.10 4 Tần số tim (lần) Nam 102.15 7.57 70.80Nữ 108.04 7.19 66.00 5 Huyết áp tối đa (mmHg) Nam 138.34 10.14 61.70Nữ 133.92 9.73 72.70 6 Phản xạ đơn (ms) Nam 182.35 12.51 85.70Nữ 202.73 13.09 90.00 7 Phản xạ phức (ms) Nam 252.45 16.43 80.80Nữ 266.88 18.01 89.30 thuộc vùng công suất hỗn hợp oxy hóa - glycol- isis, vì vậy cơ thể sẽ xuất hiện nợ dưỡng. Ở thời điểm sau 5 phút hồi phục chủ yếu kết thúc giai đoạn hồi phục nhanh. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong Bảng 6. Nhận xét kết quả nghiên cứu bảng 6: Tốc độ hồi phục của các chỉ tiêu không đồng đều, được phân chia theo 3 nhóm: + Nhóm có tốc độ hồi phục nhanh nhất là các chỉ tiêu đo tốc độ phản xạ. Kết quả cho thấy hồi phục mệt mỏi thần kinh được diễn ra sớm nhất. + Nhóm có tốc độ hồi phục trung bình: là các chỉ số VO2, VE, tần số tim, huyết áp tối đa. Đây là chỉ số phản ánh mức độ hồi phục nợ oxy và nguồn dự trữ các hợp chất phốt phát trong cơ. + Tốc độ hồi phục chậm nhất là Bla, mức hồi phục chỉ đạt trên 50%. Tốc độ hồi phục khác nhau của các chỉ tiêu phù hợp với quy luật sinh học tự nhiên. Mức độ hồi phục đạt được là tương đối tốt. KEÁT LUAÄN 1. Về hình thái: VĐV Điền kinh trẻ Quốc gia có thể hình trung bình khá, cơ thể phát triển cân đối. Các chỉ số phản ánh tỷ lệ giữa các thành phần cơ thể, đặc biệt là các tỷ lệ về độ dài chân và giá trị tuyệt đối của các chỉ tiêu đều thấp hơn so với VĐV của một số quốc gia châu Âu và khu vực ở cùng độ tuổi, cùng môn thể thao và giới tính. 2. Đặc điểm chức năng: các chỉ tiêu sinh học đặc trưng phản ánh năng lực của 4 hệ chức năng: Hô hấp, tim mạch, huyết học và thần kinh trong yên tĩnh, trong hoạt động công suất tối đa và mức độ hồi phục đều đạt mức khá và tốt, tiếp cận VĐV cấp cao. TAØI LIEÄU THAM KHAÛO 1. Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Danh Thái, Tạ Văn Vinh và cộng sự (2003), Thực trạng thể chất người Việt Nam từ 6-20 tuổi, Nxb TDTT, Hà Nội. 2. Nguyễn Ngọc Cừ, Dương Nghiệp Chí (2000), Huấn luyện với trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể, Viện khoa học TDTT, Hà Nội. 3. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (1995), Sinh lý học TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội. 4. Lưu Quang Hiệp, Lê Đức Chương, Vũ Chung Thuỷ, Lê Hữu Hưng (2000), Y học TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội. 5. Lê Quý Phượng (1991), “Phương pháp đánh giá lượng vận động của VĐV nhờ các chỉ số của hệ tim mạch và protein niệu”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học thể thao, Viện khoa học TDTT, Hà Nội. 6. Vũ Chung Thủy, Đào thị Phương Chi, Nguyễn Thúy Sinh (2013), Giáo trình sinh hóa TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội. (Bài nộp ngày 16/1/2018, Phản biện ngày 23/1/2018, duyệt in ngày 10/2/2018
File đính kèm:
- dac_diem_hinh_thai_chuc_nang_cua_van_dong_vien_dien_kinh_cu.pdf