“Con gấu” (The bear) của William Faulkner

TÓM TẮT

“Con gấu” xuất hiện lần đầu tiên trong tập “Xuống đi, Moses”, tập sách bao gồm bảy

tác phẩm viết về dòng họ McCaslin. Faulkner gọi tác phẩm là một cuốn tiểu thuyết. Trong

“Con gấu” nhà văn kể cho chúng ta câu chuyện về mối quan hệ giữa con người và tự

nhiên. Ông tin tưởng rằng nếu tự nhiên được quan tâm đúng mực, thì cuộc sống của con

người sẽ tốt đẹp hơn. Nhân vật chính của tác phẩm Ike (Issac) McCaslin yêu cuộc sống

hoang dã. Cậu ngưỡng mộ gấu Old Ben, chúa tể của đại ngàn. Sau cái chết của Old Ben,

Ike cảm thấy như thể cái Đẹp bị xóa sổ khỏi trái đất. Cậu nghĩ về lòng tham của con

người. Cậu đi đến kết luận đấy là nguyên nhân gây ra thảm họa cho con người

pdf10 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung “Con gấu” (The bear) của William Faulkner, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
vuốt rạch bụng Lion. Boon lao vào 
ngay lập tức. Thằng bé trông thấy lưỡi dao 
lóe lên trong tay anh ta và thấy anh ta nhảy 
xô vào giữa đàn chó, xông tới, gạt chúng 
sang hai bên khi chạy rồi bay người cỡi lên 
con gấu như động tác nhảy lên lưng la, hai 
chân quặp chặt bụng gấu, tay trái hạ thấp 
dưới họng gấu nơi Lion cắn chặt và ánh 
dao loá sáng khi được vung cao cắm ngập 
xuống. 
“Lưỡi dao cắm ngọt. Trong khoảnh 
khắc họ kết thành khối như thể bức tượng: 
con chó đang bám chặt, con gấu, người đàn 
ông cỡi lên lưng nó, xoay xở với lưỡi dao 
được cắm ngập xuống. Rồi cả khối cùng đổ 
nhào, ngã ra sau bởi độ nặng của Boon, 
Boon nằm dưới. Lưng gấu lại hiện ra trước 
nhưng ngay lập tức Boon lại lao lên quặp 
lấy. Anh ta không hề lơi chùng con dao và 
một lần nữa thằng bé nhìn thấy cử động 
hầu như khó có thể nhìn thấy của cánh tay 
và vai khi anh ta thăm dò, tìm kiếm; rồi 
gấu vươn thẳng đứng cả con người lẫn con 
chó cao lên, quay người, vẫn mang cả 
người và chó bước hai ba bước về phía 
rừng bằng hai chân sau như cách con người 
bước đi rồi đổ xuống. Không phải lăn đùng 
xuống mà ngã từ từ. Con vật nghiêng dần 
như thân cây ngã nên cả ba, người chó và 
gấu như thể cùng một lúc nảy lên. 
“Hắn cùng Tennie’s Jim chạy vội lại. 
Boon đang quỳ bên đầu con gấu. Tai trái 
anh ta bị xé nát, tay áo khoác bên trái bị 
bấu đứt tuột, ủng phải bị cào rách từ gối 
đến mu bàn chân; dòng máu đỏ tươi hoà 
trong làn mưa nhẹ rơi xuống chân và bàn 
tay, cánh tay và cả một bên mặt, khuôn mặt 
không còn hằm hằm nữa mà trở nên bình 
tĩnh. Mọi người xúm lại cạy răng Lion ra 
khỏi cổ gấu”. 
Sau cái chết của Old Ben là cái chết 
của Lion. Sự tiếp nối như thể là khi 
Achilles giết chết Hector đồng nghĩa với 
việc khai tử cho chính mình. Mục đích 
sống của các anh hùng thần thoại là tìm ý 
nghĩa tồn tại ở nhau. Nếu một người mất 
đi, người kia đâu còn ý nghĩa gì để sống. 
Cảm quan bi hùng trong văn học từ thời cổ 
đại vẫn tỏa bóng lên các trang viết mang 
đậm chất huyền thoại – sử thi của 
Faulkner. Có thể nói, ý nghĩa sống của 
Lion là ở nơi gấu già. Còn có cái chết tiếp 
đó nữa là cái chết của Sam Fathers. ý nghĩa 
sống của Sam lại chính là ở nơi gấu già. Cả 
Sam và Old Ben đều già. Đây chính là hai 
“con người” hiểu nhau nhất, đến mức như 
là tri âm tri kỉ. Gấu già chết, sự sống đối 
với Sam trở nên vô nghĩa... Có sự tiếp nối 
giữa sự sống và cái chết ở đây. Tất cả như 
tuân theo luật tuần hoàn, chế định và kiềm 
tỏa của tạo hoá. Vĩ đại như Old Ben sẽ có 
Lion chế ngự. Tạo hoá sinh ra Old Ben thì 
cũng sinh ra Lion để tạo nên cặp tương 
sinh tương khắc. Mở rộng ra, mọi sự ở đời 
đều như thế. Và cái kết cuối cùng cho dù là 
vĩ nhân hay thường dân cũng đều là cái 
chết cả mà thôi. Chi tiết già Sam chờ đợi 
con chó khổng lồ xuất hiện để đối đầu với 
Old Ben đã cho chúng ta thấy rõ điều đó. 
Sau ngần ấy cái chết của vật và người, 
cậu bé Isaac đã nhận thức được chân lí 
 42 
cuộc đời. Cậu từ chối quyền thừa kế vùng 
đất bởi cậu cho rằng mọi nhọc nhằn, nguy 
hiểm, bất hạnh mà con người gây ra cho 
nhau và cho chính bản thân mình là lòng 
tham. Trong khi đó, mọi thứ tài sản trên 
đời này đâu thuộc về con người mà thuộc 
về Chúa. Chúa đã khai sinh ra vạn vật và 
Chúa phải chịu trách nhiệm sở hữu hết 
ngần ấy thứ: “Rồi thì hắn hai mốt. Hắn có 
thể nói điều đó, bản thân hắn và người anh 
họ đứng bên nhau không để chống lại cái 
hoang sơ mà chống lại vùng đất đã được 
thuần hoá sẽ thuộc quyền thừa kế của hắn, 
vùng đất mà ông lão Carothers McCaslin, 
ông nội hắn, đã mua bằng tiền của người 
da trắng từ những người mông muội không 
có súng để săn bắn, và thuần hoá và lập trật 
tự, hoặc tin là ông lão đã khai khẩn và ngăn 
thửa đắp bờ, vì lí do rằng những người ông 
cầm giữ trong kiếp đời nô lệ và nắm quyền 
sinh quyền sát ấy đã đẩy lui rừng khỏi 
vùng đất và trên vùng đất ấy mồ hôi họ rải 
đều trên bề mặt và ngấm đến độ sâu chừng 
hơn ba tấc để trồng thứ gì đó chưa từng có 
trên vùng đất ấy trước đấy mà có thể được 
hoán chuyển thành tiền ông người đã tin 
mình đã mua đã phải trả tiền để có nó và 
giữ nó và có cả lợi nhuận hợp lí; và vì lí do 
đó ông lão Carothers McCaslin, hiểu rõ 
hơn, có thể nuôi nấng con cháu mình, hậu 
duệ mình và những người thừa kế, để tin 
mảnh đất là của ông để gìn giữ và truyền 
thừa, bởi vì một kẻ mạnh và tàn nhẫn thì sở 
hữu một cách thức hiểu biết bất chấp đạo lí 
của thói tự cao tự đại của chính mình và 
kiêu hãnh và sức mạnh và khinh miệt 
những gì hắn có”. 
Isaac sau cái chết của Old Ben, Lion và 
Sam đã nhận thức được lẽ tử sinh và phần 
nào đó là sự hư vô của cuộc đời. Hơn nữa, 
cậu ý thức được những điều luật và khái 
niệm sở hữu con người đặt ra suy cho cùng 
là không có cơ sở. Tự nhiên vẫn muôn đời 
là tự nhiên, là của chung nhân loại. Mọi 
chiếm đoạt chỉ là nhất thời và hậu quả là 
con người ngày càng huỷ hoại tự nhiên, huỷ 
hoại những điều tốt đẹp trong cuộc sống của 
chính họ. Điều đó với Isaac là hoàn toàn phi 
lí. Khi vấn đề sở hữu được đặt ra, Isaac độc 
thoại: “Mình không thể khước từ. Bởi nó 
chẳng bao giờ là của mình để khước từ. Nó 
cũng chẳng hề thuộc sở hữu của cha, của 
bác Buddy để truyền thừa lại cho mình để 
khước từ, bởi nó chẳng bao giờ là của ông 
nội để lưu truyền cho họ để lưu truyền đến 
hắn để chối bỏ, bởi vì nó chẳng hề là của già 
Ikkemotubbe để bán cho ông nội làm tài sản 
truyền thừa và chối bỏ. Bởi vì nó chưa bao 
giờ thuộc về cao tằng thuỷ tổ nhà 
Ikkemotubbe để lưu lại cho Ikkemotubbe để 
bán cho ông nội hay bất kì một ai khác bởi 
trong khoảnh khắc khi Ikkemotubbe khám 
phá, chợt hiểu rằng già có thể bán nó để lấy 
tiền, vào khoảnh khắc ấy nó vĩnh viễn 
không còn là của già, của cha ông, của cha 
ông và của cha ông nữa, và cái người mua 
nó cũng chỉ là mua hư vô”. 
Triết lí sở hữu đó của Isaac thật đáng 
để người đọc suy nghĩ. Cậu đã từ bỏ quyền 
sở hữu để sống cuộc đời lao động thuần 
phác với nghề thợ mộc, trải lòng ra với họ 
hàng và bạn bè. Ngay cả khi cậu lấy vợ và 
người vợ luôn giục cậu quay về để thừa 
hưởng quyền thừa kế, Isaac cũng không 
chịu. Phần đời còn lại của Isaac gắn với 
những cánh rừng. Isaac luôn cố sống cuộc 
đời của một con người bình dị, gạt bỏ hết 
mọi lòng tham để giữ cho bằng được sự 
thánh thiện trong tâm hồn. 
Tác phẩm kết thúc vào thời điểm 
nhiều năm sau, Isaac quay trở về thăm 
trại, nơi diễn ra hành trình săn gấu già Old 
Ben. Tại đó, cảnh vật đã đổi thay. Khu 
rừng đã bị thiếu tá De Spain bán cho một 
 43 
công ti khai thác gỗ và đang bị thu hẹp 
dần. Isaac đến thăm nơi chôn Lion và 
Sam. Tại đó, Isaac gặp lại Boon 
Hogganbeck vẫn sống một mình sau nhiều 
năm. Boon đang ngồi với lũ sóc và loay 
hoay với khẩu súng đã rời ra từng bộ 
phận. Thấy Isaac bước vào, Boon quát 
Isaac không được động đến vì “Chúng là 
của tao!”. 
Cảm giác về những cái tốt đẹp rồi sẽ 
qua đi, thời gian sẽ vùi chôn tất cả, dẫu cho 
đó có là hiện dáng hình hài của chúa tể 
rừng thẳm đầy quyền uy hay cái đẹp, lòng 
kiêu hãnh muôn đời của con người. Nhưng 
toan tính tìm kiếm vật chất để duy trì cuộc 
sống hay để nâng cấp cuộc sống đã vùi 
chôn nhiều điều tốt lành. Cuộc sống với 
Issac bắt đầu bừng ngộ với Old Ben và sau 
đó đã chết với cái chết của thủ lĩnh rừng 
thẳm. Câu chuyện về gấu gợi lên một thời 
oai hùng, đã qua đi, giờ đây chỉ còn lại sự 
nhỏ nhoi đến thảm hại của con người trong 
cuộc mưu sinh bất tận. Chính con người đã 
viết lên khúc bi thương cho kiếp người 
bằng thứ ngôn từ mù quáng mà họ cho là 
chân lí. Với Faulkner, ngôn từ trong văn 
chương hiện đại, tự cất lời ai điếu cho 
chính bản thân mình. Sự phủ nhận văn 
minh được đặt vào chính nền tảng cốt lõi 
của nó. 
Ấy thế mà một hiệu quả nghịch dị 
được thiết lập, người ta không ngớt lời 
ngợi ca kiểu ngôn từ phản ngôn từ của 
Faulkner từ bấy đến nay. Tuyên dương 
Thụy Điển ghi nhận: “Chẳng ai kể từ 
Meredith – có thể trừ Joyce ra – lại có thể 
tạo ra những câu văn vô tận và đầy sức 
mạnh như những đợt sóng Đại Tây Dương 
[như ông]. Đồng thời, hiếm nhà văn nào 
cùng cỡ tuổi ông lại có thể địch được ông 
trong việc đưa ra cả chuỗi sự kiện trong 
một loạt những câu văn ngắn, mỗi câu như 
một nhát búa, giáng cho cây đinh ngập lút 
tận mũ vào thanh gỗ và không bao giờ xê 
dịch. Trình độ kiểm soát hoàn hảo của ông 
đối với nguồn ngôn ngữ có thể – và lắm 
khi thực sự – dẫn ông tới chỗ chồng chất 
các ngôn từ và các liên tưởng thử thách 
lòng kiên trì của người đọc trong một câu 
chuyện đầy kích thích hay phức tạp. 
Nhưng sự “ngồn ngộn” [ngôn từ] ở đây 
chẳng có gì liên quan đến sự khoa trương 
chữ nghĩa. Nó cũng không hoàn toàn là 
chứng cứ của sự thanh thoát của trí tưởng 
tượng; tính phong phú trong ngôn ngữ của 
ông là ở chỗ từng định ngữ mới, từng liên 
tưởng mới đều nhằm đào sâu hơn vào cái 
thực tại mà sức mạnh tưởng tượng của ông 
đã khơi nên”(2). 
Con gấu là một cuộc trưng diễn ngôn 
từ đậm phong cách Faulkner. Ở đó, chất trữ 
tình quyện chặt trong chất trí tuệ đã khiến 
diễn ngôn của Faulkner trở thành độc nhất 
vô nhị. Trên thế giới, cách viết của 
Faulkner là không thể bắt chước. Ông 
không chỉ sử dụng những từ ngữ cổ xưa mà 
còn cấu trúc chúng theo cách riêng khiến 
người đọc không phải lập tức hiểu ngay 
những gì ông muốn nói. Đọc Faulkner, 
người đọc bị cuốn vào mạch văn trùng 
trùng lớp lớp những hình ảnh ẩn dụ, những 
tiết tấu nhịp nhàng, nhiều ngã rẽ bất chợt 
của những ngẫu hứng tâm hồn có khả năng 
gây sốc tuyệt hảo. Nhờ đó, những kí ức, 
những ẩn ức, những giai điệu tuổi thơ và cả 
những giai điệu của tương lai sẽ có dịp lộ 
diện, khiến cuộc sống thực tại trở thành 
bản hoà ca bất diệt muôn đời. 
 44 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. William Faulkner (1942), The Bear In Go Down, Moses, Random House. 
2. Tuyên dương của Viện Hàn lâm Thụy Điển, Phạm Toàn dịch, Vietbao.vn. 
3. Judith L. Sensibar (1982), The Origins of Faulkner's Art, Austin, University of Texas 
Press. 

File đính kèm:

  • pdfcon_gau_the_bear_cua_william_faulkner.pdf