Chính sách chuyển giá và chiến lược bán phá giá tại các công ty có quan hệ liên kết
Tóm tắt
Chuyển giá là một hành vi trái phép nhằm làm giảm đi số thu nhập mà các công ty con
hoặc những doanh nghiệp liên kết khác thực tế phải kê khai với cơ quan thuế của nước sở tại để
trốn và tránh thuế. Khi các bên có mối quan hệ liên kết thì hành vi chuyển giá có thể áp dụng,
hoặc làm tăng giá trị đầu vào để giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc làm giảm giá trị đầu vào
để hạ thấp giá thành sản phẩm. Khi giá thành giảm thấp thì công ty có thể tiến hành bán phá giá
tại thị trường mục tiêu. Trong trường hợp này sản phẩm từ công ty mẹ nhập vào thị trường mục
tiêu chỉ tính biến phí mà không phân bổ định phí, lúc này yếu tố nhập lượng của công ty con chỉ
là biến phí, trong khi đó, định phí chiếm tỷ trọng rất cao vì sản phẩm thông dụng kỹ thuật, chi phí
đầu vào thấp sẽ làm cho giá thành thấp. Dựa trên các phương pháp định giá sản phẩm như
phương pháp Absorption (chi phí sản xuất) hay phương pháp Variable (biến phí) để xác định giá
bán. Giá bán này thấp hơn rất nhiều giá bán trên thị trường nhưng không có cơ sở để xem các
doanh nghiệp này bán phá giá vì không vi phạm luật pháp Việt Nam (không bán thấp hơn giá
vốn) do họ bán với giá mà đạt được mức lãi kỳ vọng.
hâu chế biến thành gỗ ôcan, sẽ đuợc chuyển giao đến một chi nhánh tại Việt Nam. Tại đây, gỗ ôcan sẽ được gia công thành các sản phẩm trang trí nội thất như bàn, ghế, giường, tủ và được chuyển ngược về Đài Loan để bán trên thị trường Đài Loan. Trong trường hợp này, công ty ở Việt Nam là một công ty chuyên sản xuất theo hợp đồng, thực hiện các hoạt động sản xuất có tính chất giới hạn, không làm công việc điều độ sản xuất, không mua nguyên vật liệu và cũng không chịu rủi ro về vật liệu cung ứng và thị trường tiêu thụ. Sản phẩm trang trí nội thất sẽ mang nhãn hiệu của công ty Đài Loan HG, hoàn toàn không có tên của công ty Việt Nam. Do công ty Đài Loan chỉ thực hiện hợp đồng sản xuất với một công ty ở Việt Nam nên không thể sử dụng phương pháp CUP để xác định giá chuyển giao trong nội bộ công ty này. Tuy nhiên, do công ty con ở Việt Nam không chỉ thực hiện nhiệm vụ gia công cho Công ty mẹ ở Đài Loan mà còn có thể gia công sản xuất cho các công ty không liên kết, do khác những mặt hàng trang trí nội thất tương tự, do đó, khoản nâng giá mà công ty Việt Nam khi làm dịch vụ cho các công ty không liên kết khác sẽ là những thông tin có thể so sánh đuợc dùng để áp dụng phương pháp giá phí cộng thêm khi định giá cho các nghiệp vụ chuyển giao của công ty Đài Loan có liên kết. Khi sử dụng phương pháp này cần lưu ý đến ba vấn đề sau: Nếu công ty con chỉ thực hiện hợp đồng cho công ty mẹ ở chính quốc mà không gia công cho một công ty khác không liên kết, lúc đó khoản nâng giá sẽ dựa trên cơ sở loại hình hoạt động gia công tương tự của một công ty khác trên thị trường; Nếu công ty con vừa thực hiện hợp đồng cho công ty mẹ, vừa gia công với những công ty khác không liên kết thì chi phí quản lý và những chi phí chung khác sẽ phải được phân bổ theo giá trị của những hợp đồng gia công. Trở lại thí dụ trên, nếu công ty con ở Việt Nam thực hiện 70% doanh số là từ việc thực hiện hợp đồng với công ty mẹ và 30% từ hoạt động gia công với các công ty không liên kết khác thì chi phí quản lý sẽ được phân bổ 30% cho các khoản nâng giá đối với các công ty không liên kết. Điều này trong thực tế rất quan trọng bởi vì doanh nghiệp thường hạch toán các khoản chi phí quản lý và chi phí chung một cách tổng hợp, do đó rất khó phân tích khoản chi phí chung nào được phân bổ vào hợp đồng của công ty nào. Việc phân bổ chi phí theo mức độ doanh số như trên sẽ đảm bảo tương đối tính khả thi của phương pháp này. Cần phải quan tâm đến năng lực sản xuất, công nghệ, khối lượng sản xuất trong khi xác định khoản chi phí tăng thêm, đặc biệt là yếu tố năng lực sản xuất (công suất hoạt động). Ví dụ: nếu một công ty con vận hành chỉ 50% công suất thì chi phí gián tiếp sẽ được tính vào căn bản giá phí trong việc xác định chi phí cộng thêm như thế nào? Nếu chỉ tính trên 50% công suất thì 50% chi phí gián tiếp còn lại sẽ xử lý thế nào và nếu tính toàn bộ chi phí gián tiếp vào khoản giá phí cộng thêm thì khoản phí phải trả có thể vượt lên trên giá thị trường. Khi giải quyết vấn đề này, cần phải xem xét ở hai trường hợp cụ Phan Đức Dũng... Chính sách chuyển giá và chiến lược bán phá giá... 114 thể: Nếu công ty con không dành hết toàn bộ công suất hoạt động cho một khách hàng duy nhất (ở đây là công ty mẹ) thì vấn đề không sử dụng hết công suất không phải thuộc trách nhiệm của công ty mẹ, do đó không thể đưa hết toàn bộ chi phí gián tiếp vào khoản nâng giá. Nếu công ty con sản xuất theo hợp đồng dành hết toàn bộ công suất cho việc gia công sản phẩm của công ty mẹ (hoặc công ty có liên kết) thì tại thời điểm không sử dụng hết công suất thì công ty mẹ vẫn phải chấp nhận toàn bộ chi phí này dù họ có sử dụng hay không. Trên đây là một số các phương pháp cụ thể để thực hiện “chống chuyển giá” ở Việt Nam. Qua những phân tích trên, chúng ta nhận thấy ba phương pháp đã nêu có thể sẽ không áp dụng được trong một số tình huống cụ thể. Vì vậy, chúng ta có thể sử dụng thêm một số phương pháp bổ sung dựa trên nguyên tắc giá thị trường (không quen biết). Các phương pháp bổ sung: Phương pháp tỷ suất lợi nhuận:(Rate of Return Method). Thước đo của tỷ suất lợi nhuận trong một doanh nghiệp khi xác định giá trị của doanh nghiệp đó chính là lợi tức cổ phần (Anthony A. Atkinson, 1991). Tỷ lệ lợi tức phân phối cho mỗi cổ phiếu (Earning per share –EPS) được xem như là giá trị thu nhập thuần mang lại từ khoản chênh lệch giữa đầu vào và đầu ra của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, không thể sử dụng lợi tức cổ phần để xác định giá trị các nghiệp vụ chuyển giao trong nội bộ một công ty. Điều này xuất phát từ nguyên nhân: các nguồn tài trợ của một công ty con thường được cung ứng bởi công ty mẹ mà không cần phải tuân thủ giá thị trường (Anthony A. Atkinson, 1991). Do đó, để xác định nghiệp vụ chuyển giao, chúng ta có thể sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên các tích sản (Delaney, Patrick R., 1994). Khi sử dụng phương pháp này cần lưu ý: Phải xem xét sự khác biệt khi các tỷ suất lợi nhuận được tính toán đối với những công ty độc lập khác. Điều này thực sự cần thiết vì thông thường, các tích sản tài chính như tiền mặt, nguồn tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu của các công ty con trong một tập đoàn rất khác biệt với những công ty khác độc lập. Vì vậy cần phải có một sự điều chỉnh phù hợp. Cần phải xem xét về tình trạng kỹ thuật của máy móc thiết bị khi so sánh các tỷ suất lợi tức giữa một bên có quan hệ liên kết với các doanh nghiệp độc lập. Ví dụ, nếu một MNC cung cấp cho công ty con ở Việt Nam một hệ thống thiết bị mới và hiện đại thì đương nhiên, tỷ suất lợi tức của nó sẽ khác với những công ty độc lập khác mà thiết bị đã cũ, có thể đã khấu hao hết hoặc gần hết. Phương pháp chiết tách lợi nhuận (Profit Split Method). Phương pháp này xác định giá chuyển giao trong nội bộ tập đoàn bằng cách phân tích việc phân chia lợi tức của các công ty có liên kết tham gia trong hoạt động chuyển giao này. Để tính toán giá thị trường, phương pháp này yêu cầu phải nghiên cứu sự phân chia lợi tức giữa các bên có quan hệ liên kết và không có quan hệ liên kết. Một công ty chuyên sản xuất dược phẩm của Canada thành lập một công ty con chuyên sản xuất và bán tân dược tại Việt Nam. Công ty mẹ ở Canada có thể cung cấp nguyên vật liệu để công ty con ở Việt Nam sản xuất hoặc có thể cung cấp sản phẩm đã hoàn chỉnh để công ty con ở Việt Nam bán trên thị trường Việt Nam. Trong trường hợp không đủ các cơ sở để áp dụng ba phương pháp CUP, giá bán lại hoặc phương pháp giá phí cộng thêm, cơ quan thuế có thể sử dụng phuơng pháp chiết tách lợi nhuận để kiểm tra độ tin cậy của giá chuyển giao giữa công ty mẹ ở Canada và công ty con ở Việt Nam. Điều cần thiết khi thực hiện phương pháp này là phải xác định được doanh thu và chi phí của những công ty có liên quan đến hoạt động chuyển giao. Cơ quan thuế có thể yêu cầu công ty con cung cấp những tài liệu có liên quan của công ty mẹ để chứng minh tính hợp lý của giá nghiệp vụ chuyển giao (Charles T. Horngren, 1991). Phương pháp lợi nhuận chuyển giao ròng (Transaction Net Margin Method – TNMM). Về thực chất, phương pháp này tương tự với phương pháp CPM của Mỹ. Phương pháp này ra Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 2(33)-2017 115 đời do kết quả của một quá trình thay đổi nhận thức về các phương pháp định giá chuyển giao của Mỹ. Như vậy, khi các bên có mối quan hệ liên kết thì hành vi chuyển giá có thể áp dụng, hoặc làm tăng giá trị đầu vào để giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc làm giảm giá trị đầu vào để hạ thấp giá thành sản phẩm. Khi giá thành giảm thấp thì công ty có thể tiến hành bán phá giá tại thị trường mục tiêu. Trong trường hợp này sản phẩm từ công ty mẹ nhập vào thị trường mục tiêu chỉ tính biến phí mà không phân bổ định phí, lúc này yếu tố nhập lượng của công ty con chỉ là biến phí, trong khi đó, định phí chiếm tỷ trọng rất cao vì sản phẩm thông dụng kỹ thuật, chi phí đầu vào thấp sẽ làm cho giá thành thấp. Dựa trên các phương pháp định giá sản phẩm như phương pháp Absorption (chi phí sản xuất) hay phương pháp Variable (biến phí) để xác định giá bán (Charles T. Horngren, 1991). Giá bán này thấp hơn rất nhiều giá bán trên thị trường nhưng không có cơ sở để xem các doanh nghiệp này bán phá giá vì không vi phạm luật pháp Việt Nam (không bán thấp hơn giá vốn) do họ bán với giá mà đạt được mức lãi kỳ vọng (Anthony A. Atkinson, 1991). TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Belkaoui, Ahmed Riahi (1993), Accounting Theory, Third Edition, International Edition by Harcourt Brace & Company. [2] Delaney, Patrick R. (1994), CPA Examination Review-outlines and study guides, Twenty first Edition. [3] Haskins, Mark E., Ferris, Kenneth R. and Selling, Thomas I. (1996), International Financial Reporting and Analysis, Times mirror higher Education Group, 1996 [4] Mills , John R. and Jeanne H. Yamamura (1998), “The power of cash flow ratios”, Journal of Accountancy. [5] Nobes, Christopher and Parker, Robert (1995), Comparative International Accounting, Fourth Edition, Prentice Hall International 1995 [6] Schiff M., Lewin A.Y. (1970), The impact of people on budgets, The accounting review, april, pp. 259-268. [7] Stevens D.E. (2002), The effects of reputation and ethics on budgetary slack, Journal of management accounting research, vol. 14, pp. 153-171. [8] Tsui J. (2001), The impact of culture on the relationship between budgetary participation, management accounting systems, and managerial performance: an analysis of Chinese and Western managers, The international Journal of accounting, 36, pp. 125-146. [9] Robert S. Kaplan, Anthony A. Atkinson, Advanced Management Accounting (3rd Edition), Prentice Hall. Inc, 1991 [10] Charles T. Horngren, George Foster, Cost Accounting: A Managerial Emphasis (7th Edition), Prentice Hall. Inc, 1991 [11] Anthony A. Atkinson, Rajiv D.Banker, Robert S. Kaplan, S. Mark Young, Management Accounting (3 rd Edition), Prentice Hall. Inc, 1991
File đính kèm:
- chinh_sach_chuyen_gia_va_chien_luoc_ban_pha_gia_tai_cac_cong.pdf