Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với việc xây dựng giai cấp công nhân ở Việt Nam hiện nay

TÓM TẮT

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tác động mạnh mẽ, toàn diện đến đời sống kinh

tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Đứng trước bối cảnh đó, các nước trên thế giới đều đã có

những bước đi đầu tiên nhằm thích ứng và tận dụng cuộc cách mạng này. Việt Nam đang trong quá

trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, “phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước

công nghiệp theo hướng hiện đại”. Thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm

cho nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại đó là trách nhiệm của toàn Đảng,

toàn dân mà giai cấp công nhân là nòng cốt. Sự lớn mạnh của giai cấp công nhân là một điều kiện

tiên quyết bảo đảm thành công của công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, điều

đó đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta cần nhạy bén, nắm bắt cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần

thứ tư, điều chỉnh chiến lược và cách thức xây dựng giai cấp công nhân sao cho phù hợp, để giai

cấp công nhân phát huy vai trò và trách nhiệm của lực lượng đi đầu trong quá trình đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bài nghiên cứu giới thiệu khái quát về cuộc cách mạng công

nghiệp lần thứ tư; tầm quan trọng của chiến lược xây dựng giai cấp công nhân; thực trạng giai cấp

công nhân Việt Nam và đề xuất một số giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong bối

cảnh của cuộc CMCN 4.0

pdf7 trang | Chuyên mục: Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với việc xây dựng giai cấp công nhân ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ty, nhất là trong khu vực kinh 
tế tư nhân và tư bản nước ngoài. Do đó, công 
đoàn chưa làm tốt chức nĕng bảo vệ lợi ích cho 
công nhân và lao động, đó là chưa nói đến chức 
nĕng giáo dục chính trị, tư tưởng và tổ chức đời 
sống vĕn hóa tinh thần cho công nhân và lao 
động, nhất là quan tâm tới đời sống, sự tiến bộ 
và bình đẳng giới cho nữ công nhân và lao động.
Sự phụ thuộc, lệ thuộc và chính quyền, 
tính hình thức và hành chính trong hoạt động đã 
làm cho công đoàn ít tác dụng, không lôi cuốn 
được công nhân và lao động mà lẽ ra công đoàn 
phải thực sự là chỗ dựa tin cậy và gắn bó của 
bản thân họ.
Thứ tư, các tổ chức Đảng, các cấp ủy 
147
Cách mạng công nghiệp...
cũng chưa thường xuyên quan tâm và đầu tư 
đúng mức để chĕm lo phát triển giai cấp công 
nhân và phong trào công đoàn. Đi vào kinh tế 
thị trường, nhiều khi chúng ta đã chỉ thấy lợi 
ích kinh tế, quan tâm tới kinh doanh, mức tĕng 
trưởng kinh tế và lợi nhuận mà đã buông lỏng, 
xem nhẹ giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, 
vĕn hóa. Nó dẫn đến nhiều hiện tượng lệch lạc, 
tiêu cực về mặt xã hội, trong các quan hệ xã hội, 
kể cả những lệch lạc tiêu cực trong công nhân, 
nhất là công nhân trẻ, cả trong khu vực kinh 
tế Nhà nước và trong khu vực kinh tế tư nhân. 
Yếu kém và sơ hở này phải được nhanh chóng 
khắc phục. Chính sách, cơ chế, luật pháp của 
nhà nước lại chậm thay đổi và không ít trường 
hợp cũng không nhất quán. Do đó, việc chĕm lo 
tới lợi ích, thực hiện công bằng xã hội cho công 
nhân, bảo vệ lợi ích và tạo động lực cho họ phát 
triển đã không được đảm bảo thường xuyên, 
còn nhiều thiết hụt và bất cập. Trong vấn đề này, 
cần phải tạo ra được chuyển biến cĕn bản để 
cải thiện đời sống công nhân, nhất là công nhân 
trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. 
Không nên quên rằng, đình công, bãi công lan 
rộng của công nhân chẳng những ảnh hưởng 
tới sản xuất- kinh doanh mà còn dẫn tới mất ổn 
định xã hội và chính trị, gây bất lợi cho đổi mới 
và phát triển. Đảng, Nhà nước, công đoàn phải 
nhanh chóng có giải pháp, nhất là xác lập trách 
nhiệm rõ ràng, có cơ chế, chế tài minh bạch giữa 
các bên theo hợp đồng lao động, theo luật đầu 
tư, luật doanh nghiệp, luật lao động và luật công 
đoàn. Phải đảm bảo về quyền và lợi ích của công 
nhân trong khi vẫn đẩy mạnh thu hút đầu tư và 
tạo điều kiện cho các chủ đầu tư nước ngoài làm 
ĕn, kinh doanh ở Việt Nam. Vấn đề là ở chỗ, 
phải tuân thủ đúng luật pháp, thực hiện dân chủ, 
công bằng, bình đẳng, giải quyết đúng đắn các 
quan hệ lợi ích giữa các bên.
Thứ nĕm, do những sự quan tâm tới 
công nhân không đúng mức nên ở nước ta đang 
có những biểu hiện lệch lạc về cơ cấu xã hội, dẫn 
đến tình trạng “nhiều thầy ít thợ”, đã và đang 
mất đi một truyền thống quy báu là gia đình 
công nhân truyền thống nhiều đời. Các thợ giỏi, 
các “bàn tay vàng” trong đội ngũ công nhân đã 
bị mai một nghiêm trọng. Thế hệ trẻ chỉ thấy 
triển vọng lập thân lập nghiệp bằng cách vào 
Đại học. Các bậc làm cha mẹ, kể cả cha mẹ làm 
công nhân cũng không muốn cho con em mình 
theo đuổi nghề thợ, làm thợ. Nền giáo dục nước 
ta vốn lạc hậu và suy thoái nghiêm trọng, kéo dài 
cùng với cả xã hội phải gánh chịu trách nhiệm 
này. Quản lý xã hội cũng không thể không quan 
tâm giải quyết vấn đề xã hội rất trái tự nhiên này. 
Từ 5 tình huống có vấn đề nêu trên, cần phải 
nhận thức và hành động như thế nào về chính 
sách với công nhân và tiến tới có một chiến lược 
xây dựng, phát triển giai cấp công nhân Việt 
Nam theo tinh thần NQTW 6, khóa X của Đảng, 
trước bối cảnh của cuộc CMCN 4.0.
Dưới đây là một số đề xuất và kiến nghị 
bước đầu đối với Đảng và Nhà nước.
Thứ nhất, tạo chuyển biến nhận thức 
từ trong Đảng đến ngoài xã hội để có sự quan 
tâm chung đối với công nhân, coi đây là nguồn 
nhân lực chủ yếu, trọng yếu quyết định thành 
công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Giáo 
dục ý thức giai cấp trong công nhân, nhất là đối 
với thế hệ công nhân trẻ. Đặt vấn đề này một 
cách đúng mức trong giáo dục lý luận chính trị 
của Đảng, trong xây dựng Đảng về chính trị để 
giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng. 
Giác ngộ về ý thức giai cấp, tình cảm và niềm tự 
hào giai cấp là cơ sở để hình thành bản lĩnh giai 
cấp công nhân, về vai trò sứ mệnh lịch sử giai 
cấp công nhân. Phương diện chính trị tư tưởng 
này phải được đặc biệt coi trọng trong xây dựng 
và phát triển giai cấp công nhân Việt Nam cả về 
số lượng và chất lượng. Đây là việc cơ bản và 
lâu dài. 
Thứ hai, thực hiện nghiêm chỉnh các 
giải pháp mà Đảng đã đề ra trong NQTW 6 khóa 
X về giai cấp công nhân. Trong đó, cần phải tập 
trung sửa đổi, ban hành chính sách quốc gia 
đối với công nhân và lao động. Cấp thiết nhất 
lúc này là đảm bảo việc làm ổn định, xây dựng 
và thực hiện thang bậc lương, mức lương, mức 
thưởng cho công nhân, đảm bảo cho công nhân 
và gia đình họ có đời sống no đủ, con em họ 
không thất học, bỏ học vì nghèo khổ. Nhà nước 
phải đặc biệt quy định về chính sách và chế tài 
để các chủ doanh nghiệp tư nhân phải trả lương 
cho lao động mà họ sử dụng sao cho lợi ích 
hợp pháp chính dáng của công nhân không bị 
vi phạm, đảm bảo ổn định và an toàn cho cuộc 
sống, thân thể, sức khỏe của họ. Giải quyết nhà 
ở và an toàn lao động cho công nhân bằng các 
quy định về bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội.
Trong các giải pháp về giai cấp công 
nhân mà NQTW 6 khóa X đề ra, cần phải chú 
trọng mở mang và phát triển giáo dục chuyên 
nghiệp, dạy nghề, đào tạo nghề cho công nhân 
bằng nhiều hình thức và mô hình. Có hệ thống 
148
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
trường công lập của Nhà nước ở Trung ương và 
địa phương, có trường dân lập, trường lớp đào 
tạo trong doanh nghiệp, công ty, tập đoàn chú 
trọng các nghề mới, sử dụng công nghệ hiện đại. 
Phân luồng đào tạo, cân đối giữa đào tạo nghề 
với đào tạo đại học, gây dựng dư luận xã hội tích 
cực để cổ vũ, tôn vinh nghề thợ, người thợ. Coi 
các thợ giỏi, bàn tay vàng, thợ bậc cao là vốn 
quý, là chất xám của xã hội, chứ chất xám không 
chỉ nói về trí thức khoa học. Khôi phục và phát 
triển truyền thống gia đình công nhân nhiều đời 
bằng các đòn bẩy kích thích lợi ích. Dĩ nhiên, 
trong đà phát triển của xã hội hiện đại, mô hình 
này phải là công nhân hiện đại, công nhân trí 
thức sáng tạo, công nhân tài nĕng làm chủ kỹ 
thuật - công nghệ.
Thứ ba, kết hợp tri thức hóa với trí thức 
hóa công nhân, xây dựng đội ngũ công nhân trí 
thức trong giai cấp công nhân Việt Nam, coi đây 
là nòng cốt để phát triển giai cấp công nhân. Tri 
thức hóa công nhân là phổ cập và nâng cao trình 
độ học vấn phổ thông cho đông đảo công nhân 
và lao động, gắn với nâng cao dân trí, xây dựng 
xã hội học tập, đào tạo nhân lực chất lượng cao. 
Còn trí thức hóa công nhân là sớm hình thành 
đội ngũ công nhân trí thức trong các ngành 
kinh tế mũi nhọn, trọng điểm quốc gia, có kiến 
thức, kỹ nĕng, tay nghề cao, hiện đại, lao động 
bằng trí óc, sáng tạo như trí thức. Có chính sách 
khuyến khích công nhân học tập vươn tới công 
nhân trí thức. 
Thứ tư, quan tâm phát triển Đảng trong 
công nhân, nhất là công nhân trẻ, công nhân 
trí thức, gắn xây dựng giai cấp công nhân với 
xây dựng Đảng và đẩy mạnh đổi mới hệ thống 
chính trị. Muốn thực sự coi xây dựng Đảng là 
then chốt thì phải đặc biệt chú trọng xây dựng 
giai cấp công nhân, củng cố sự vững mạnh của 
công nhân và công đoàn, coi đây là cơ sở xã hội 
chủ yếu nhất để xây dựng Đảng, Nhà nước, bảo 
vệ Đảng, Nhà nước và chế độ nói chung. Thực 
hành dân chủ, quy chế và pháp lệnh dân chủ 
tại các cơ sở doanh nghiệp và công ty, trong 
công nhân và công đoàn. Dựa vào giai cấp 
công nhân, vào quần chúng công nhân và lao 
động để xây dựng và củng cố nền dân chủ, nhà 
nước pháp quyền, triệt để chống tham nhũng, 
chống diễn biến hòa bình, phòng ngừa nguy cơ 
tự diễn biến hòa bình,
 Thứ nĕm, tiếp tục đổi mới công đoàn và 
hệ thống chính trị nói chung, dân chủ hóa đời 
sống công nhân, các tổ chức và phong trào công 
đoàn, làm cho công đoàn có sức sống, hấp dẫn, 
lôi cuốn công nhân tham gia quản lý và tự quản 
lý tại cơ sở nơi làm việc.
 Thứ sáu, đẩy mạnh nghiên cứu lý luận và 
tổng kết thực tiễn về công nhân và công đoàn, 
đặc biệt ở các thành phố lớn. 
4. KẾT LUẬN
 Cuộc CMCN 4.0 đang tác động sâu sắc 
vào sản xuẩt, vào quản lý và đời sống xã hội nói 
chung, đang đòi hỏi sự biến đổi sâu sắc tính chất, 
phương thức lao động của công nhân. Trong môi 
trường kinh tế - xã hội đổi mới, trong đà phát 
triển mạnh mẽ của CMCN 4.0, giai cấp công 
nhân Việt Nam đứng trước thời cơ phát triển 
và những thách thức, nguy cơ trong phát triển. 
Do vậy, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam 
trong bối cảnh của cuộc CMCN 4.0 trở thành 
vấn đề hệ trọng đối với phát triển nhanh và bền 
vững ở nước ta. 5 giải pháp lớn, chủ yếu nêu 
trên có ý nghĩa là những nhóm giải pháp nhằm 
vào xây dựng và phát triển giai cấp công nhân ở 
nước ta, đáp ứng những đòi hỏi của quá trình đẩy 
mạnh CNH, HĐH đất nước và xây dựng CNXH 
ở nước ta trong bối cảnh của cuộc CMCN 4.0. 
Thực hiện những giải pháp này cũng như thực 
hiện các nhiệm vụ mà NQTW 6, khóa X của 
Đảng đã vạch ra là trách nhiệm của hệ thống 
chính trị, của bản thân giai cấp công nhân và các 
tổ chức công đoàn, của mỗi người, mỗi tổ chức 
trong cả nước, ở tất cả các cấp, các ngành. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Khoa học và Công nghệ, Báo cáo về 
CMCN 4.0, 4/ 2017. 
2. Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, 
9/2015.
3. Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, 2012- 
2013
4. Đảng cộng sản Việt Nam, Vĕn kiện hội nghị 
lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa 
X. Nxb CTQG, H. 2008.
5. Đảng cộng sản Việt Nam, Vĕn kiện ĐHĐB 
toàn quốc lần thứ X. Nxb.CTQG, H.2006.
6. Giai cấp công nhân Việt Nam – thực trạng và 
suy ngẫm. Tạp chí cộng sản số 23, nĕm 2007.
7. ĐCSVN: Vĕn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc 
lần thứ XI, Nxb CTQG, H. 2011
8. ĐCSVN: Vĕn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc 
lần thứ XII, Nxb CTQG, H. 2016,

File đính kèm:

  • pdfcach_mang_cong_nghiep_lan_thu_tu_voi_viec_xay_dung_giai_cap.pdf