Cách đặt tên của người chăm Islam ở Nam Bộ - Từ góc độ ngôn ngữ học

Tóm tắt: Đặt tên cho mỗi người khi được sinh ra là một hiện tượng

xã hội, hiện tượng ngôn ngữ gắn với các đặc trưng văn hóa của tộc

người. Khảo cứu cách đặt tên của người Chăm theo Islam giáo ở

Nam Bộ, tác giả nhận thấy có 3 kiểu đặt tên cho một đứa trẻ, bao

gồm: tên chính, tên tục, tên biệt danh, trong đó, tên chính là quan

trọng nhất vì nó theo suốt cuộc đời con người và vì ngoài chức

năng định danh, tên chính còn có giá trị về mặt pháp lý trong các

thủ tục hành chính và tôn giáo. Trong khuôn khổ bài viết này, từ

góc độ Ngôn ngữ học, tác giả đề cập đến cách đặt tên chính nhằm

làm nổi bật cách đặt tên của người Chăm ở Nam Bộ do ảnh hưởng

của Islam giáo.

pdf12 trang | Chuyên mục: Văn Hóa Học | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Cách đặt tên của người chăm Islam ở Nam Bộ - Từ góc độ ngôn ngữ học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
trước đây 
đã bị thay thế bởi những yếu tố mới. Quá trình tiếp xúc không thường 
xuyên với các cộng đồng đồng tộc cùng với điều kiện môi trường sinh 
sống khác nhau đã làm cho quá trình liên kết và cố kết của tộc người này 
không bền vững. 
3.4. Việc thay thế hệ thống tên riêng từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng Arab 
của người Chăm Islam ở Nam Bộ không chỉ xuất phát từ nhu cầu thích 
nghi và hội nhập với sự biến đổi xã hội mà do xuất phát từ nhu cầu hòa 
90 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 - 2016 
nhập với cộng đồng người Mã Lai Islam mà họ đã cộng cư tại Vương 
quốc Campuchia5 trước khi định cư ở Nam Bộ. Trong quá trình di cư, do 
sống cùng với người Mã Lai nên đã làm cho cộng đồng người Chăm gốc 
bị mai một, mất dần cách đặt tên theo cổ truyền. Điều đó cho thấy khả 
năng người Chăm thích nghi và nhu cầu hòa nhập với bối cảnh mới trong 
điều kiện di cư là rất cao. Đây cũng là sự tiếp biến văn hóa 
(Acculturation)6. Sự tiếp biến văn hóa của người Chăm Nam Bộ với 
Islam giáo chính là sự tương tác giữa hai cộng đồng người Chăm ở Việt 
Nam di cư và người Chăm Islam ở các nước Đông Nam Á, chịu áp lực xã 
hội do nhóm người theo Islam giáo chiếm ưu thế. Điều này sẽ làm phá vỡ 
cơ chế duy trì văn hóa riêng của người Chăm trước kia. Người Chăm 
Islam ở Nam Bộ đã tiếp thu hệ thống tên Arab trên một cơ chế nền tảng 
là giáo luật Islam và văn hóa Islam. Cộng đồng người Chăm ở Nam Bộ 
trước đây đã tiếp nhận Islam giáo trong hoàn cảnh sống cách xa những 
người đồng tộc, thường xuyên tiếp xúc với những người theo Islam giáo 
là nhân tố tác động bền bỉ đến hệ thống tên chính của họ. Tôn giáo với tư 
cách là một hiện tượng xã hội, nhưng cũng là một hiện tượng văn hóa mà 
ngôn ngữ chính là một trong những thành tố tạo nên bản sắc văn hóa, 
đồng thời là phương tiện để hình thành, lưu giữ, chuyển tải các giá trị văn 
hóa tinh thần của bộ phận người Chăm ở nơi đây. 
3.5. Sự phân biệt giới tính trong cách đặt tên riêng của người Chăm 
Islam ở Nam Bộ là một yếu tố ngôn ngữ, văn hóa ngoại lai được tiếp thu 
gián tiếp qua con đường văn tự của tôn giáo. Nó như một dấu chỉ của tôn 
giáo, đồng thời là một đặc điểm để nhận biết người Chăm Islam ở Nam 
Bộ trong tình trạng cộng cư và đan xen với các cộng đồng khác ở Việt 
Nam7. Hiện tượng phụ tử liên danh trong cách đặt tên của người Chăm 
Islam, ngoài việc giải quyết hiện tượng trùng tên, còn là dấu hiệu phản 
ánh chế độ phụ hệ, làm căn cứ để tìm hiểu dòng họ của người Chăm 
Islam ở Nam Bộ. Điều này cũng đặt ra vấn đề nên chăng có sự thay đổi 
về cách nghĩ luôn cho rằng người Chăm theo chế độ mẫu hệ? 
Đây có thể coi là một phong tục đặt tên riêng mang đậm nét văn hóa 
tộc người, chứa đựng những yếu tố tâm lý, thẩm mỹ, những quan niệm về 
thế giới quan, nhân sinh quan của cả một cộng đồng. 
4. Kết luận 
Giới tính là phạm trù tự nhiên trong sinh giới. Sự phân biệt giới tính 
trong xã hội loài người cũng như trong ngôn ngữ thể hiện sự ảnh hưởng 
Trần Phương Nguyên, Đinh Thị Hòa. Cách đặt tên của người Chăm... 91 
của giới đến mọi sinh hoạt của con người, trong đó có cách đặt tên. Bởi 
vậy, thông qua ngôn ngữ chúng ta có thể nhận biết được những quy định 
chung về cách đặt tên riêng của người Chăm Islam ở Nam Bộ. Bên cạnh 
đó, còn giúp ích cho việc nhận biết thêm về những nét văn hóa phong 
phú của mỗi cộng đồng người Chăm trong quá trình phân ly (Divergence) 
và quy tụ (Convergence). 
Nghiên cứu cách đặt tên người cũng chính là hướng nghiên cứu đa 
ngành và liên ngành (Ngôn ngữ với Xã hội học, Dân tộc học, Văn hóa 
học, Tôn giáo học), góp phần giải quyết các vấn đề vốn hấp dẫn và phong 
phú về mối quan hệ giữa con người với con người, con người với tự 
nhiên được phản ánh qua ngôn ngữ. 
Cách đặt tên của người Chăm Islam ở Nam Bộ không chỉ phản ánh 
quá trình tiếp xúc ngôn ngữ8, mà còn phản ánh sự tiếp xúc văn hóa với 
tôn giáo Islam và với người Việt. Điều này nói lên khả năng thích nghi 
linh hoạt với hoàn cảnh xã hội mới của người Chăm trong quá trình định 
cư ở Nam Bộ. Vì vậy, tiến hành nghiên cứu sâu và toàn diện về cách đặt 
tên của cộng đồng người Chăm ở Nam Bộ sẽ góp phần vào việc tìm hiểu 
ngôn ngữ, văn hóa của cộng đồng người Chăm Islam ở Nam Bộ nói riêng 
và dân tộc Chăm ở Việt Nam nói chung./. 
CHÚ THÍCH: 
1 Đây là những vị thông thái (tiếng Arab gọi là Nabi) được chọn từ loài người để 
đưa tin của Allah cho loài người. 
2 Trong cuốn sách hướng dẫn đặt tên của người Chăm Islam Hướng dẫn đặt tên 
dựa trên cơ sở Kitab Nooradzalam có câu: “Ngươi hãy đặt tên đứa trẻ bằng tất 
cả thanh danh Nabi với sự thương mến nhất của ngươi, đó cũng là thiện chí yêu 
thương của Allah vậy” (Haji Muhamad Taib Fahmy, 1977, tr. 1). 
3 Khi người Chăm Châu Đốc nói tối thứ Hai có nghĩa là tối Chủ nhật rạng sáng 
thứ Hai. Các buổi tối kế tiếp cũng được giải thích theo quan niệm này. 
4 Theo Từ điển bách khoa thư trên trang  
phụ tử liên danh là một tập tục đặt tên cho con ở một số dân tộc trên thế giới. Tên 
của mỗi thành viên bao gồm 2 yếu tố: yếu tố đầu là tên cha, yếu tố thứ hai mới là 
tên con. Tập tục này khẳng định tính huyết thống theo dòng máu cha trong việc tìm 
hiểu lịch sử của dòng họ. 
5 Do diễn biến của lịch sử, người Chăm trong nhóm di cư đến Java (Indonesia) và 
Campuchia sống cộng cư với người Mã Lai từ thế kỷ XVI, tiếp thu Islam giáo 
thông qua người Mã Lai ở Campuchia, thay vì theo cộng đồng Khmer là dân tộc 
chủ thể của vương quốc này, vì lúc đó cộng đồng người Mã Lai Islam là tầng lớp 
xã hội đang chiếm ưu thế về địa vị chính trị (Phan Khoang, 1967). 
92 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 - 2016 
6 Acculturation được dịch ở Việt Nam là “hỗn dung văn hóa”, “đan xen văn hóa”, 
“tương tác văn hóa”, cách dịch được nhiều người sử dụng là “tiếp biến văn hóa”. 
Đây là quá trình biến đổi văn hóa diễn ra do sự tiếp xúc của hai hệ thống văn hóa 
riêng rẽ mà kết quà là làm cho chúng ngày càng trở lên giống nhau hơn. Tiếp 
biến văn hóa còn có thể được cấu trúc rõ ràng về mặt xã hội như trong trường 
hợp xâm lược hay trong các trường hợp bất bình đẳng về mặt xã hội hoặc chính 
trị khác định hướng dòng chảy của các yếu tố văn hóa. (Từ điển Nhân học, 
Thomas Barfield, 1997). 
7 Theo Trần Quốc Vượng và các cộng sự (2003), những hoạt động trao đổi kinh tế, 
quan hệ hôn nhân, quan hệ ngoại giao, các cuộc di cư lớn nhỏ làm cho các tập 
đoàn người có văn hóa khác nhau đã sống xen kẽ với nhau. Đó là những yếu tố 
quan trọng tạo ra sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa. Nói cách khác, giao lưu và tiếp 
biến văn hóa là sự tiếp nhận văn hóa ngoại lai bởi dân tộc chủ thể. 
8 Theo: Bùi Khánh Thế (2005, tr. 93), sự tiếp xúc ngôn ngữ có thể là trực tiếp, tức do 
tình hình cộng cư của những tập thể người nói các thứ tiếng khác nhau trên cùng khu 
vực địa lý, nhưng cũng có thể là giao tiếp, tức qua con đường văn tự. Nó có thể diễn 
ra giữa các ngôn ngữ cùng ngữ hệ, cũng như các ngôn ngữ khác ngữ hệ. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp (1991), Văn hóa Chăm, Nxb. Khoa 
học xã hội, Hà Nội. 
2. Dohamide (1962), “Người Chàm Châu Đốc”, Bách Khoa, số 141. 
3. Lê Trung Hoa (Tái bản, 2002), Họ tên người Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, 
Hà Nội. 
4. Haji Muhamad Taib Fahmy (1977), Hướng dẫn đặt tên dựa trên cơ sở Kitab 
Nooradzalam, tài liệu in roneo, lưu hành nội bộ trong nhóm trí thức Chăm. 
5. Ngô Văn Lệ (2003), Một số vấn đề văn hóa tộc người ở Nam Bộ và Đông Nam 
Á, Nxb. Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 
6. Nguyễn Văn Luận (1974), Người Chàm Hồi giáo miền Tây Nam phần Việt Nam, 
Sài Gòn. 
7. Malherbe, Michel (1983), Les langages de l’humanite, Paris, Seghers. 
8. Trần Phương Nguyên (2012), Một số vấn đề về chính sách ngôn ngữ đối với 
cộng đồng người Chăm trong phát triển bền vững vùng Nam Bộ, Đề tài nghiên 
cứu khoa học cấp Bộ. 
9. Phan Khoang (1967), Việt sử xứ Đàng trong, Nxb. Văn học, Hà Nội. 
10. Thành Phần (2003), “Vấn đề nghiên cứu người Chăm ở Việt Nam”, trong: 
Khổng Diễn, Bùi Minh Đạo (chủ biên), Dân tộc học Việt Nam thế kỷ XX và 
những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội: 175-182. 
11. Bùi Khánh Thế (2005), “Tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam và việc vận dụng tiêu 
chuẩn và đặc trung ngôn ngữ trong khi nghiên cứu các vấn đề dân tộc ở Việt 
Nam”, trong: Nguyễn Kiên Trường (chủ biên), Tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam, 
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội: 93-117. 
12. Trần Ngọc Thêm (1976), “Về lịch sử hiện tại và tương lai của tên riêng trong 
người Việt”, Dân tộc học, số 3: 11-20. 
Trần Phương Nguyên, Đinh Thị Hòa. Cách đặt tên của người Chăm... 93 
13. Vương Xuân Tình (2010), “Biến đổi văn hóa các tộc người vùng Đông Bắc từ 
góc nhìn sử dụng ngôn ngữ”, Dân tộc học, số 5: 17-29. 
14. Nguyễn Đức Tồn (2002), Tìm hiểu đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và 
tư duy của người Việt (trong sự so sánh với các dân tộc khác), Nxb. Đại học 
Quốc gia Hà Nội. 
15. Hoàng Tuệ (1983), “Vấn đề tên riêng”, trong: Hoàng Tuệ tuyển tập ngôn ngữ 
học do Hội Ngôn ngữ học Tp. Hồ Chí Minh tập hợp, Nxb. Đại học Quốc gia Tp. 
Hồ Chí Minh. 
16. Trần Quốc Vượng (chủ biên, 2003), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 
Abstract 
THE NAMING WAY OF CHĂM ISLAM IN THE SOUTH VIETNAM 
- SEEN FROM LINGUISTIC PERSPECTIVE 
Naming for each person when he/she was born is a social and 
linguistic phenomenon which is associated with the cultural 
characteristics of ethnic groups. Through research on the way of naming 
of Chăm Islam in the South Vietnam, the author found three forms of 
naming of a child as principal name, usual name, nickname, in which the 
principal name is the most important because it goes along with human 
life and has legal value in the administrative procedures and religion, 
besides the identity function. In this article, from the linguistic 
perspective, the author mentions the way of naming the principal name in 
order to highlight Chăm Islam’s form of naming in the South Vietnam 
under the influence of Islam. 
Keywords: Chăm Islam, naming, linguistics, south, Vietnam. 

File đính kèm:

  • pdfcach_dat_ten_cua_nguoi_cham_islam_o_nam_bo_tu_goc_do_ngon_ng.pdf