Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đơn vị sự nghiệp có thu tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

TÓM TẮT

Nghiên cứu này khám phá và đánh giá các nhân tố chính tác động đến tính hữu hiệu của hệ

thống kiểm soát nội bộ tại các đơn vị sự nghiệp có thu tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Tác giả

tiến hành khảo sát 200 đơn vị có thu trên địa bàn nghiên cứu vào năm 2018. Thông qua các phương

pháp kiểm định Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, mô hình hồi quy tuyến tính đa

biến, kết quả cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại

các đơn vị sự nghiệp có thu tại thành phố Tuy Hòa gồm: (1) Đánh giá rủi ro; (2) Giám sát; (3) Thông

tin và truyền thông; (4) Hoạt động kiểm soát; (5) Môi trường kiểm soát.

pdf11 trang | Chuyên mục: Kế Toán Hành Chính Sự Nghiệp | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 224 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đơn vị sự nghiệp có thu tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ện pháp khắc phục hậu 
quả đối với những rủi ro đã xảy ra.
- Giám sát và kiểm soát rủi ro: theo dõi 
các biện pháp khắc phục xem thử có hiệu quả 
hay không để đảm bảo rằng những rủi ro, sự cố 
đó không lặp lại nữa.
Ngoài ra, phải nâng cao năng lực chuyên 
môn của các nhân viên. Để nhận biết và đánh giá 
đúng mức độ ảnh hưởng của rủi ro,những người 
có liên quan đến công việc này cần phải có trình 
độ và năng lực tốt, nhiều kinh nghiệm và kiến 
thức chuyên sâu. Do đó, các nhân viên phụ trách 
công việc xây dựng quy trình nhận diện và kiểm 
soát rủi ro ngoài các kiến thức chuyên môn liên 
quan cần phải có hiểu biết nâng cao về nhận biết, 
đánh giá và đối phó với những rủi ro phát sinh 
trong hoạt động chuyên môn chính của đơn vị.
65
5.2.1.2. Giám sát
Ban lãnh đạo các đơn vị cần tăng cường 
kiểm tra tình hình hoạt động của các bộ phận 
trong đơn vị, cần giám sát ngay cả khi các trưởng 
bộ phận báo cáo rằng mọi hoạt động tại bộ phận 
mình đều tốt. 
Các trưởng bộ phận phải nghiêm túc trong 
việc đánh giá mức độ hoàn thành công việc hàng 
tháng của các nhân viên thuộc bộ phận mình 
quản lý. 
Thiết lập bộ phận chuyên trách riêng gồm 
những thành viên không thuộc bất kỳ bộ phận 
nào để phụ trách việc đánh giá, kiểm tra các hoạt 
động trong đơn vị, các thành viên trong bộ phận 
này phải đảm bảo trình độ chuyên môn nghiệp 
vụ cần thiết về thanh tra, kiểm tra.
5.2.1.3. Thông tin và truyền thông
Cần đưa ra hình thức xử lý kỷ luật phù 
hợp, chỉ nên áp dụng đối với đối tượng gây ra sự 
cố. Đồng thời, có cơ chế khuyến khích các nhân 
viên có ý thức tự giác báo cáo khi sai phạm.
Nội dung của các cuộc giao ban nên được 
ghi lại bằng văn bản cụ thể và truyền đến các 
nhân viên bằng hình thức gửi qua mail hoặc có 
thể thiết lập trang tin nội bộ trên trang web của 
đơn vị và đăng tin lên để các nhân viên đều có 
thể đọc và nắm được nhiệm vụ cũng như tình 
hình hoạt động của đơn vị mình.
Các đơn vị cần: Điều động nhân viên luôn 
luôn túc trực đường dây nóng để tiếp nhận thông 
tin phản hồi của khách hàng; Tiếp nhận và xử 
lý ngay các phản hồi của khách hàng; Thiết lập 
trang web riêng của đơn vị và đăng tải trên đó 
các thông tin cụ thể liên quan đến đơn vị (cơ 
cấu tổ chức, phương hướng nhiệm vụ, bảng giá, 
thông tin tuyên truyền ); Tổ chức khảo sát 
lấy ý kiến đánh giá của các khách hàng đang sử 
dụng dịch vụ công của đơn vị để có thể đáp ứng 
nhu cầu của khách hàng tốt hơn và đảm bảo hiệu 
quả hoạt động cũng như phát hiện xử lý các sai 
phạm nếu có của nhân viên trong đơn vị.
5.2.1.4. Hoạt động kiểm soát
Tăng cường việc định kỳ kiểm tra đối 
chiếu giữa kết quả hoạt động với các mục tiêu đã 
đặt ra. Qua kết quả khảo sát cho thấy đây là tiêu 
chí chưa được các đơn vị chú trọng vì có giá trị 
mean thấp nhất của yếu tố. Tại các đơn vị cuối 
năm vẫn có tổng kết những kết quả đạt được 
và so với mục tiêu đã đề ra ở đầu năm nhưng 
theo tác giả thì công tác này vẫn chưa thực sự 
hiệu quả. Tác giả kiến nghị các bộ phận trong 
từng đơn vị phải có kế hoạch kiểm tra đối chiếu 
với mục tiêu theo tháng, quý để kịp thời điều 
chỉnh, bám sát mục tiêu đã đề ra chứ không để 
đến cuối năm.
Liên quan đến việc xử lý các hành vi vi 
phạm quy tắc ứng xử, nội quy của đơn vị. Qua 
kết quả khảo sát và phỏng vấn trực tiếp, cho thấy 
vẫn còn nhiều trường hợp vi phạm nội quy đơn 
vị nhưng vẫn không bị áp dụng hình thức kỷ 
luật phù hợp do còn thiên vị, cả nể. Do vậy, tác 
giả kiến nghị là phải kiên quyết áp dụng đúng 
hình thức kỷ luật đã đề ra với mọi trường hợp vi 
phạm, tránh trường hợp cùng lỗi vi phạm nhưng 
có khi kỷ luật, có khi lại bỏ qua. 
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin 
vào tất cả các hoạt động tại các đơn vị. Các đơn 
vị nên có các cán bộ tin học chuyên trách và 
cử các cán bộ này đi học hỏi thêm về việc ứng 
dụng các phần mềm phù hợp tại các đơn vị đã áp 
dụng. Ngoài ra, khi sử dụng các phần mềm cần 
phải thực hiện phân quyền cụ thể cho từng cá 
nhân có liên quan để xử lý công việc liên quan 
đến trách nhiệm và quyền hạn của từng cá nhân.
Phải nghiêm khắc xử lý các trường hợp 
thực hiện các nhiệm vụ vượt quá phạm vi được 
ủy quyền, vượt cấp.
5.2.1.5. Môi trường kiểm soát
Các đơn vị cần đưa ra các chính sách quy 
định cụ thể, rõ ràng cho những tiêu chuẩn đánh 
giá khen thưởng và kỷ luật nhân viên từ đầu 
năm, trong năm có những thay đổi nào liên quan 
thì phải thông báo kịp thời cho cán bộ nhân viên 
được biết trách trường hợp nhân viên bất mãn 
khi xét thi đua khen thưởng ảnh hưởng đến tinh 
thần làm việc.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu...
66
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Xây dựng cơ chế thích hợp để giám sát 
việc tuân thủ các nội quy về đạo đức nghề 
nghiệp, quy tắc ứng xử của các nhân viên trong 
đơn vị (lắp đặt camera để kiểm tra, định kỳ tổ 
chức lấy ý kiến đánh giá của khách hàng về vấn 
đề ứng xử của nhân viên, tổ chức các cuộc thi 
để kiểm tra việc hiểu biết về nội quy ứng xử của 
các nhân viên ). Bản thân Ban lãnh đạo cần 
phải gương mẫu trong từng tác phong để nhân 
viên noi gương và làm theo.
Quy định các mức kỷ luật cụ thể đối với 
với từng hành vi vi phạm nội quy đơn vị, đạo 
đức nghề nghiệp.
Xác định và công khai rõ các yêu cầu 
kiến thức, kỹ năng cần thiết cho từng vị trí công 
việc trước khi tuyển dụng. Công khai rõ kết quả 
tuyển dụng và lý do các ứng viên khác không 
được tuyển dụng.
Định kỳ nên tổ chức các cuộc thi nhằm 
đánh giá lại năng lực chuyên môn của các bộ 
phận. Đối với những cán bộ không đủ trình độ 
năng lực đáp ứng nhu cầu công việc hiện tại và 
cũng không có quyết tâm đi học tập để nâng 
cao trình độ lên thì phải kiên quyết điều chuyển 
công tác hoặc cho thôi việc.
Nên tạo điều kiện về thời gian và tiền bạc 
cho cả những nhân viên thuộc khối hành chính 
để học tập nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, 
ngoại ngữ, tin học
Có chính sách thu hút nhân tài cho đơn vị. 
Tạo điều kiện làm việc thoải mái, tránh trường 
hợp các nhân viên cũ chèn ép các nhân viên mới, 
tạo tâm lý chán nản.
5.2.2. Đối với các cơ quan quản lý Nhà 
nước.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra 
hoạt động tài chính và hoạt động chuyên môn 
của các đơn vị sự nghiệp có thu trên địa bàn 
thành phố Tuy Hòa. Hiện nay, Sở ban ngành tỉnh 
Phú Yên có định kỳ tổ chức họp giao ban mỗi 
tháng một lần để thủ trưởng của các đơn vị trực 
thuộc báo báo về tình hình hoạt động của đơn vị 
mình trong tháng đó. Tuy nhiên, thời gian họp 
giao ban tương đối ngắn, số lượng đơn vị trực 
thuộc tương đối nhiều, đồng thời chỉ thông qua 
bản báo cáo của các đơn vị thì chưa thể nắm 
bắt hết một cách chính xác tình hình hoạt động 
của các đơn vị. Ngoài ra, một số đơn vị thì trực 
thuộc Bộ nên không báo cáo tình hàng tháng. 
Vì vậy kiến nghị Sở ban ngành định kỳ nên cử 
người đến giám sát tình hình hoạt động thực tế 
của các đơn vị trực thuộc. 
Quy định, hướng dẫn và tiến hành thực tế 
hoạt động kiểm tra chéo trình độ chuyên môn 
nghiệp vụ giữa các đơn vị cùng ngành một cách 
thường xuyên, liên tục để giúp kiểm soát hoạt 
động trong ngành tốt hơn.
Tổ chức hướng dẫn, tập huấn cho các cán 
bộ thuộc các đơn vị trực thuộc khi có các quy 
định chuyên môn, các chính sách mới do Nhà 
nước ban hành liên quan đến hoạt động của các 
đơn vị để tất cả các đơn vị đều hiểu rõ về các 
chính sách, quy định đó. 
Phối hợp với các đơn vị đào tạo chuyên 
ngành kiểm toán để mở các lớp tập huấn về kiểm 
soát nội bộ cho các thành phần chủ chốt và các 
thành viên có liên quan của các đơn vị sự nghiệp 
có thu trong Thành phố cũng như trong Tỉnh.
Sở Ban ngành thành phố Tuy Hòa cần tiếp 
tục phối hợp với UBND tỉnh Phú Yên để đưa 
ra các chính sách hỗ trợ thu hút nguồn nhân lực 
có trình độ chuyên môn giỏi về công tác tại các 
đơn vị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
[1]. Nguyễn Hữu Bình (2014), Ảnh hưởng của 
hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu đến chất 
lượng hệ thống thông tin kế toán của các 
doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, 
Luận văn thạc sỹ, Trường đại học Kinh tế 
Thành phố Hồ Chí Minh.
[2]. Lê Đoàn Minh Đức, Hà Hữu Phước, 
Nguyễn Cao Ngọc Thảo (2016), Khảo sát 
hệ thống kiểm soát nội bộ tại các cơ quan 
hành chính, Bài báo trên Tạp chí Tài chính 
kỳ I, số tháng 8/2016(trang 79-81).
67
[3]. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2015), Các yếu 
tố của hệ thống kiểm soát nội bộ ảnh hưởng 
tới hoạt động thu thuế tại Chi cục thuế 
Quận 9, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học 
Kinh tế TP. Hồ ChíMinh.
[4]. Trần Trịnh Như Quỳnh (2017), Đánh giá sự 
tác động của các yếu tố cấu thành đến tính 
hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại 
các bệnh viện công lập tỉnh Phú Yên, Luận 
văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ 
Chí Minh.
[5]. Hà Xuân Thạch (2016), Tác động của quản 
trị công ty đến chất lượng Báo cáo tài chính, 
Nhà xuất bản Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
[6]. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp 
nghiên cứu khoa học trong kinh doanh-
Thiết kế và thực hiện, Nhà xuất bản Lao 
Động Xã Hội. 
[7]. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng 
Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên 
cứu với SPSS, Tập 1, Nhà xuất bản Hồng 
Đức. 
[8]. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc 
(2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với 
SPSS, Tập 2, Nhà xuất bản Hồng Đức. 
[9]. Hồ Tuấn Vũ (2016), Các nhân tố ảnh hưởng 
đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội 
bộ trong các ngân hàng thương mại Việt 
Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh 
tế TP. Hồ Chí Minh.
Tiếng Anh
[10]. Anthony Wood, Natalya Brathwaite 
(2013). “Internal Controls in the Retail Sec-
tor : A Case Study of a Leading Supermar-
ketin Barbados” International Journal of 
Arts and Commerce.
[11]. Charles (2014), E.I. “Evaluation of In-
ternal Control System of Banks in Nigeria.” 
[12]. Coso (1992), Internal controlreport.
[13]. Intosai gov 9100 (1992), Guidelines for In-
ternal Control Standards for thePubic sector.
[14]. Intosai gov 9100 (2013), Guidelines for 
Internal Control Standards for thePubic 
sector.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu...

File đính kèm:

  • pdfcac_yeu_to_anh_huong_den_tinh_huu_hieu_cua_he_thong_kiem_soa.pdf
Tài liệu liên quan