Bí quyết kinh doanh - Tập 1 - Tạ Ngọc Ái (Phần 2)

Dựa vào tin tức để phát tài là một “pháp bảo” không thể thiếu trong làm ăn buôn bán,

không có thông tin thì người kinh doanh sẽ giống như người mù, khi tới ngã ba đường sẽ

không biết đi lối nào cả.

Thông tin nhanh nhạy, sự nghiệp sẽ phát triển. Trong thời buổi thị trường biến động rất

nhanh chóng, người kinh doanh phải có đủ năng lực ứng biến, kịp thời đưa ra những quyết

sách chính xác, mà cơ sở của những quyết sách đó chính là lượng thông tin nhanh nhạy,

nhiều, kịp thời và chuẩn xác. Thị trường thường xuất hiện một số tình trạng như sau:

người tiêu dùng có tiền nhưng luôn phàn nàn không mua được sản phẩm vừa ý; ngược lại

thì doanh nghiệp và các cửa hàng lại không bán được sản phẩm, lượng tồn đọng rất lớn.

Nguyên nhân căn bản là sản phẩm không có đường tiêu thụ hợp lý, tạo ra hiện tượng sản

xuất và tiêu dùng tách rời nhau. Rất nhiều người kinh doanh thiếu ý thức thông tin, không

điều tra thị trường, sản xuất theo ý chủ quan của mình hoặc sản xuất theo người khác, kết

quả là bị thất bại trong cạnh tranh. Một số nhà kinh doanh tuy rất coi trọng thông tin,

nhưng thường không nhanh chóng đưa ra các quyết sách khi nhận được thông tin nên

thường bị lỡ nhiều cơ hội tốt, hoặc do nhận được những thông tin không chính xác mà dẫn

đến có những quyết sách sai lầm. Do vậy có thể thấy rằng: muốn có chỗ đứng trong

thương trường, dứt khoát phải có ý thức thông tin thật cao, thông qua các biện pháp để

nắm bắt được các thông tin hữu ích, từ đó nắm quyền chủ động trong thị trường. Nếu một

nhà kinh doanh không kịp thời nắm bắt tình hình thiên biến vạn hóa của thị trường thì

chắc chắn sẽ bị thất bại trong cạnh tranh.

pdf59 trang | Chuyên mục: Quản Trị Marketing | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 256 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bí quyết kinh doanh - Tập 1 - Tạ Ngọc Ái (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ời	mua	đều	muốn	mua	sản	phẩm	của	bạn	với	giá	bằng	nửa	giá	bán	lẻ;	nếu
bạn	tăng	giá	bán	lẻ	sản	phẩm	lên	gấp	đôi	thì	liệu	sản	phẩm	đó	có	còn	sức	cạnh	tranh	nữa
hay	không?	người	mua	liệu	có	còn	lợi	nhuận	nữa	hay	không?	Nếu	cả	hai	vấn	đề	này	đều	bị
phủ	định,	bạn	cần	phải	kịp	thời	điều	chỉnh	ngay	giá	bán	của	bạn	cho	thích	đáng.	
8.	Vừa	làm	khách	hàng,	vừa	làm	người	học	viên	và	người	quan	sát	
Trong	hội	chợ	triển	lãm,	vai	trò	chủ	yếu	của	bạn	đương	nhiên	là	người	bán	hàng;	nhưng
bạn	cũng	hãy	thử	vào	vai	của	khách	hàng	xem,	vì	biết	đâu	rất	nhiều	thứ	hàng	khác	trong
hội	chợ	có	thể	sẽ	là	cái	mà	bạn	cần	mai	sau,	hoặc	là	hàng	mà	bạn	cần	phải	nhập.	Lúc	đó,
bạn	có	thể	làm	một	phép	so	sánh	và	thấy	ngay	rằng,	khi	hội	chợ	này	kết	thúc,	một	số	mặt
hàng	có	thể	được	nhập	về	trong	một	hội	chợ	sau	đó,	điều	này	cũng	chẳng	có	gì	lạ	cả.	
Trong	hội	chợ,	ngoài	chuyện	mua	bán	ra	còn	có	cơ	hội	để	bạn	tìm	hiểu	ngành	nghề	của
mình	có	những	tiến	triển	gì	mới,	những	công	ty	khác	đang	làm	gì.	Trong	hội	chợ,	bạn	có
thể	nhận	được	rất	nhiều	thông	tin	bổ	ích:	từ	những	loại	vật	liệu	làm	bao	bì	giá	thành	rẻ	nên
làm	thế	nào	để	giảm	thuế,	bạn	đều	cần	phải	ghi	nhớ	tất	cả	và	lắng	nghe	ý	kiến	của	những
đồng	nghiệp	để	 tìm	biện	pháp	giải	 quyết.	Bạn	 cần	 tìm	cách	để	nói	 chuyện	với	 các	nhà
doanh	nghiệp	khác,	tìm	hiểu	những	vấn	đề	của	họ,	đối	chiếu	sản	phẩm,	giá	cả,	lợi	nhuận
của	họ	với	tình	hình	của	mình;	qua	hội	trợ,	rất	nhiều	người	đã	thiết	lập	được	mối	quan	hệ
với	các	nhà	doanh	nghiệp	khác.	Nhưng	chớ	quên	rằng,	 là	một	ông	chủ	dù	 lớn	hay	nhỏ,
một	phần	của	những	niềm	vui	đến	từ	chính	những	mối	quan	hệ	qua	lại	đó.	
IX.	Tiêu	thụ	sản	phẩm	đồng	thời	là	“tiêu	thụ	mình”
Khi	lựa	chọn	phương	thức	tiêu	thụ	sản	phẩm,	nội	dung	chủ	yếu	cần	phải	nhớ	kỹ	là:	nếu
không	hành	động	thì	việc	làm	ăn	sẽ	khó	mà	phát	đạt	thịnh	vượng	được.	Một	sản	phẩm	nếu
càng	được	chú	ý	hoặc	bàn	luận	nhiều	thì	việc	buôn	bán	làm	ăn	càng	tốt	hơn.	Những	người
kinh	doanh	nhỏ	mà	phát	 tài	 lớn	được	đều	là	những	người	có	tinh	thần	sáng	tạo.	Họ	hầu
như	có	mặt	ở	khắp	nơi,	tham	gia	vào	mọi	hoạt	động	tiêu	thụ	và	luôn	xuất	hiện	trong	tư	thế
của	người	có	quyền	uy	hoặc	một	doanh	nhân	nhiều	người	biết	tới.	Như	vậy,	tinh	thần	sáng
tạo	là	một	yếu	tố	rất	quan	trọng	để	cho	một	doanh	nhân	có	thể	trở	nên	giàu	có	hoặc	nghèo
đi.	
Tiểu	thư	Lâm	là	một	họa	sĩ	tài	hoa,	chuyên	vẽ	tranh	màu	nước.	Nếu	cô	chỉ	phát	triển	trong
lĩnh	vực	nghệ	thuật,	rất	có	thể	cũng	giống	như	nhiều	họa	sĩ	khác	luôn	trong	hoàn	cảnh	rất
nghèo.	Nhưng	phương	thức	mà	cô	lựa	chọn	lại	hoàn	toàn	khác,	nó	chẳng	những	làm	cô
thoát	khỏi	nghèo	túng,	mà	trong	điều	kiện	kinh	doanh	vốn	nhỏ	nhưng	thu	nhập	còn	cao
hơn	 cả	 các	 giám	 đốc	 công	 ty	 bình	 thường	 khác.	Cô	 ta	 chẳng	 những	 chỉ	 bán	 tranh	 cho
người	 chơi	 tranh	mà	 còn	 thông	 qua	 con	 đường	 khác	 để	 tăng	 thu	 nhập	 -	 cô	 ta	 còn	 bán
những	bức	tranh	phục	chế	với	cả	khung	hoặc	giá	đỡ	làm	rất	tinh	xảo,	chất	lượng	rất	cao;
ngoài	ra,	cô	còn	tổ	chức	dạy	vẽ	cho	trẻ	em	và	cả	người	lớn	bằng	kinh	nghiệm	của	mình	để
viết	sách	về	đề	tài	mỹ	thuật;	cô	ta	còn	tham	gia	giảng	bài	cho	các	lớp	nghiên	cứu,	làm	nhà
phê	bình,	cố	vấn	mỹ	thuật	cho	địa	phương	v.v	Qua	mỗi	 lần	hoạt	động,	cô	ta	càng	trở
thành	người	có	uy	quyền	hơn,	lợi	nhuận	thu	được	càng	lớn	hơn	nhiều	so	với	khi	chỉ	đơn
thuần	làm	nghệ	thuật.	
Những	nhà	kinh	doanh	độc	lập	khác	liệu	có	thể	làm	được	như	tiểu	thư	Lâm	không?	Hoàn
toàn	có	thể,	với	điều	kiện	họ	phải	biết	điều	chỉnh	một	cách	thích	đáng	và	hợp	lý,	nhưng
cần	phải	làm	theo	những	cách	sau:	
1	.	Xây	dựng	hình	tượng	
Bạn	nhất	 thiết	phải	 làm	cho	mình	và	sản	phẩm	của	mình	 thích	ứng	được	với	nhiều	 loại
tuyên	 truyền,	môi	 giới.	Bạn	không	 thể	nổi	 tiếng	ngay	được	mà	 cần	phải	 tạo	dựng	hình
tượng	của	mình	như	tiểu	thư	Lâm	đã	làm,	phải	biết	xây	dựng	địa	vị	để	kiếm	được	nhiều
tiền,	nhiều	lợi	nhuận.	Liệu	bạn	có	thể	giảng	bài	có	liên	quan	đến	những	sản	phẩm	mà	bạn
tiêu	thụ	hay	không?	Liệu	bạn	có	thể	tuyên	truyền	sản	phẩm	của	mình	cho	công	chúng	rộng
rãi	được	hay	không?	Sản	phẩm	mà	bạn	bán	 ra	 liệu	có	 thích	ứng	được	với	những	 tuyên
truyền	của	cơ	quan	môi	giới	và	được	khách	hàng	chấp	nhận	hay	không?	Liệu	bạn	có	đảm
đương	được	vai	trò	trước	công	chúng	hay	không?	Tóm	lại,	bạn	nhất	thiết	phải	cố	gắng	mở
rộng	ảnh	hưởng	của	mình	 trong	khu	vực	và	 cộng	đồng	xã	hội	 chung,	bạn	 cần	phải	mở
mang	sức	tưởng	tượng	của	mình	để	giành	được	lợi	nhuận	trong	nhiều	phương	diện	khác
nhau.	
Một	ông	chủ	doanh	nghiệp	chuyên	sản	xuất	vật	trang	trí	cây	thông	Noel	khi	đến	thăm	một
bệnh	viện	đã	chủ	động	đề	xuất	đặt	ở	mỗi	buồng	bệnh	của	trẻ	em	một	cây	thông	và	mời	các
bệnh	nhân	cùng	tham	dự	ngày	tết	giáng	sinh,	mọi	vật	trang	trí	do	ông	ta	cung	cấp,	còn	cây
thông	do	bệnh	viện	cung	cấp.	Kiến	nghị	của	ông	ta	đã	trở	thành	một	tin	thời	sự	nóng	hổi
trên	tất	cả	các	báo	chí	và	phương	tiện	truyền	thông	của	địa	phương,	ông	ta	vừa	quảng	cáo
được	sản	phẩm	của	mình	lại	vừa	nổi	 tiếng	là	một	nhà	từ	thiện.	Ông	ta	đã	trở	thành	một
“nhân	vật	của	công	chúng”,	đài	truyền	hình	đã	phỏng	vấn	ông,	cửa	hàng	bách	hóa	ở	khu
bên	cạnh	cũng	mời	ông	tới	giới	thiệu	kinh	nghiệm	và	cách	làm.	Và	ông	ta	đã	rất	vui	mừng
phát	hiện	ra	rằng,	đơn	đặt	hàng	của	khách	tới	tấp	bay	về,	tăng	gấp	ba	bình	thường.	
2.	Đầu	tư	thời	gian	và	sức	lực	
Áp	dụng	nhiều	phương	 thức	 tiêu	 thụ	sản	phẩm	chưa	hẳn	đã	 làm	cho	người	 ta	mệt	mỏi,
nhưng	thực	sự	cũng	phải	trả	một	cái	giá	nhất	định.	Cho	dù	một	số	hoạt	động	chỉ	có	mối
quan	hệ	gián	tiếp	với	các	đồng	nghiệp,	nhưng	bạn	cũng	cần	phải	cố	gắng,	cần	phải	giành
một	phần	sức	lực	cho	những	hoạt	động	mang	tính	phụ	trợ	đó	và	làm	cho	những	hoạt	động
đó	có	ảnh	hưởng	tích	cực	đến	nghiệp	vụ	của	mình.	Một	số	hoạt	động	lúc	ban	đầu	có	thể
chưa	có	tác	dụng	gì,	nhưng	chớ	có	bỏ	cuộc,	vì	về	lâu	dài,	sự	tích	lũy	trong	các	hoạt	động
tiêu	thụ	sẽ	làm	cho	việc	làm	ăn	phát	triển	mạnh	mẽ	hơn.	Bạn	cần	phải	thử	sử	dụng	tất	cả
mọi	khả	năng	có	thể	và	dần	loại	bỏ	những	hoạt	động	không	có	hiệu	quả	hoặc	bạn	không
thích.	Một	nhà	kinh	doanh	nghề	ảnh,	do	công	việc	không	được	suôn	sẻ	lắm,	anh	ta	đã	thử
chuyển	sang	làm	nghề	kinh	doanh	khung	tranh	và	anh	ta	lại	rất	thích	nghề	này,	tiền	kiếm
được	cũng	khá	và	đã	quyết	định	chuyển	nghề.	
3-	Chú	ý	tới	các	cử	chỉ,	lời	nói	
Trong	hoạt	động	xã	giao,	nếu	bạn	có	thể	biểu	hiện	mình	thành	một	hình	ảnh	đáng	yêu	hay
không?	Bạn	có	thích	trả	lời	các	câu	hỏi	không,	có	muốn	thổ	lộ	cách	làm	của	mình	đối	với
một	số	sự	việc	không?	Bạn	có	là	người	hóm	hỉnh	không?	Cách	ăn	mặc	của	bạn	có	làm	cho
người	khác	thích	không?	Bạn	có	là	người	sạch	sẽ,	ngăn	nắp	hay	không?	Nói	tóm	lại,	bạn
không	nhất	thiết	phải	là	người	thật	thông	minh,	người	có	ngoại	hình	thật	bắt	mắt,	nhưng
cũng	cần	hết	sức	chú	ý	tới	cử	chỉ,	lời	nói	của	mình.	Nếu	trong	xã	giao	bạn	luôn	tỏ	ra	căng
thẳng	hoặc	cứng	nhắc	thì	hãy	kịp	thời	sửa	chữa	ngay	và	phải	rèn	luyện	mình	sao	cho	cử
chỉ	thật	tự	nhiên,	có	thể	tập	luyện	và	quan	sát	những	người	xung	quanh	để	học	hỏi.	Làm
càng	tốt	việc	này	bao	nhiêu	thì	bạn	sẽ	càng	nhanh	chóng	hoàn	thiện	mình	bấy	nhiêu,	trong
giao	tiếp	sẽ	càng	ngày	càng	tiến	bộ	hơn.	Có	như	vậy	thì	công	việc	mới	càng	phát	 triển,
hình	tượng	của	bạn	sẽ	càng	được	cải	thiện	tốt	hơn.	
4.	Hết	sức	tránh	cô	độc	
Không	phải	ai	cũng	chọn	phương	thức	sống	bằng	cách	 tự	kinh	doanh	độc	 lập,	 rất	nhiều
người	 thích	 có	 nhiều	 đồng	 sự	 làm	việc	 cùng	 với	mình.	Nhưng	 dù	 bạn	 có	 độc	 lập	 kinh
doanh	cũng	không	thể	làm	cho	bạn	khó	giao	tiếp	với	người	khác	được.	Nếu	bạn	chìm	đắm
vào	cuộc	sống	cô	độc,	bạn	sẽ	coi	thế	giới	bên	ngoài	luôn	là	một	thứ	gì	đó	xâm	phạm	và
gây	phiền	hà	cho	mình,	càng	không	 thể	có	nhiều	cách	để	 tự	biểu	hiện	mình	được	và	rõ
ràng	là	làm	cho	người	khác	không	thích	mình,	thậm	chí	còn	làm	người	khác	sợ	bạn	nữa.
Nếu	bạn	không	biết	 tự	biểu	hiện	mình,	nhiều	cơ	hội	 tốt	sẽ	rất	dễ	tuột	khỏi	 tay	bạn.	Bạn
đừng	bao	giờ	mắc	các	chứng	bệnh	lo	sợ	việc	xã	giao	và	công	việc	của	mình	mà	cần	phải
sắp	xếp	thời	gian	cho	việc	xã	giao	đó	-	bao	gồm	các	cuộc	gặp	gỡ,	du	lịch,	tham	gia	các
buổi	 hội	 họp,	 học	 tập	 và	 xây	 dựng	được	một	mối	 quan	hệ	 rộng	 rãi	 hơn,	 thường	xuyên
tham	gia	các	buổi	gặp	gỡ,	 tiếp	khách,	 tìm	mọi	cách	để	 thoát	khỏi	 trạng	 thái	cô	độc	của
mình.	
5-	Hoan	nghênh	phê	bình	
Đương	nhiên,	bạn	không	cần	thứ	phê	bình	không	đúng	đắn,	có	ác	ý,	xuất	phát	từ	lòng	đố
kỵ,	nhưng	cần	phải	hoan	nghênh	những	phê	bình	mang	tính	xây	dựng	nhằm	cải	tiến	công
việc	của	mình.	Nếu	như	những	thông	tin	mà	bạn	mang	lại	cho	khách,	bạn	bè,	người	thân
và	những	người	có	quan	hệ	đều	biểu	thị	rằng	bạn	rất	hứng	thú	với	những	lời	khen	ngợi	thì
bạn	có	thể	nhận	được	nhiều	lời	khen;	nhưng	thực	chất,	bạn	là	người	thường	xuyên	thất	bại.
Những	 lời	 bợ	 đỡ	 thường	 dễ	 lọt	 tai,	 nhưng	 nếu	 không	mang	 tính	 phê	 bình	 chân	 thật	 sẽ
không	thể	tiến	bộ	và	phát	triển.	Lẽ	nào	bạn	là	người	yếu	đuối	đến	mức	không	chịu	nổi	phê
bình?	Cần	biết	rằng,	một	người	yếu	đuối	thì	rất	khó	thành	công	trong	sự	nghiệp.	
Một	ông	chủ	công	ty	in	ấn	và	phát	hành	bản	tin	nhanh,	cuối	bản	tin	ông	cho	in	một	khung,
trong	khung	có	dòng	chữ	yêu	cầu	bạn	đọc	phê	bình.	Quả	nhiên,	ông	đã	nhận	được	nhiều	ý
kiến	phê	bình	thật,	trong	đó	có	một	ý	kiến	làm	cho	ông	tiến	hành	một	chút	cải	cách	và	từ
đó	đã	tăng	được	số	lượng	và	thu	nhập	của	mình.	Nguyên	văn	của	lời	góp	ý	đó	là:	“Bản	tin
nhanh	của	ông	giống	như	một	ấn	phẩm	in	dầu	của	học	sinh	trung	học”.	Ông	chủ	là	người
cẩn	thận,	ông	luôn	cho	rằng:	chỉ	cần	họ	thu	lượm	những	thông	tin	có	giá	trị	thì	ấn	phẩm
đẹp	hay	không	không	quan	 trọng.	Nhưng	ông	 ta	cũng	 rất	 chú	ý	vấn	đề	 làm	đẹp	cho	ấn
phẩm	của	mình	và	quyết	định	sử	dụng	kỹ	thuật	 in	laze	để	làm	đẹp	ấn	phẩm.	Do	ông	đã
tiếp	thu	phê	bình,	cải	tiến	kịp	thời	nên	lượng	độc	giả	đặt	mua	đã	tăng	lên	nhiều,	ngoài	ra
còn	đăng	thêm	các	tin	quảng	cáo	cho	một	số	công	ty	tiếng	tăm.	Bất	kỳ	thế	nào	chăng	nữa,
chính	 là	do	ông	biết	 lắng	nghe	những	ý	kiến	góp	ý	mang	 tính	xây	dựng	và	 tích	cực	cải
tiến,	cho	nên	đã	có	những	cuộc	cải	cách	rất	có	giá	trị,	về	mặt	nghiệp	vụ	cũng	đã	ngày	càng
phát	triển	mạnh	mẽ	hơn.

File đính kèm:

  • pdfbi_quyet_kinh_doanh_tap_1_ta_ngoc_ai_phan_2.pdf