Bài thuyết trình Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin - Đề tài 2: Trình bày ba cặp phạm trù "Nội dung – Hình thức", "Bản chất – Hiện tượng", "Khả năng – Hiện thực"

Nội dung là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật, hiện tượng.

Hình thức là phạm trù triết học dùng để chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng đó, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nó. 

 

pptx32 trang | Chuyên mục: Những Nguyên Lý Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Mac-Lênin | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 604 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài thuyết trình Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin - Đề tài 2: Trình bày ba cặp phạm trù "Nội dung – Hình thức", "Bản chất – Hiện tượng", "Khả năng – Hiện thực", để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
BÀI THUYẾT TRÌNHNHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢNCỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNINGvhd: nguyễn Đề ThủyThực hiện: Nhóm 18 Đề tài 2Trình bày ba cặp phạm trù:	Nội dung – Hình thức	Bản chất – Hiện tượng	Khả năng – Hiện thựcNội dung – hình thứcNội dung – hình thứcNội dung là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật, hiện tượng.Hình thức là phạm trù triết học dùng để chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng đó, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nó. Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức- Nội dung và hình thức gắn bó chặt chẽ, thống nhất biện chứng với nhau.Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức- Cùng một nội dung có thể biểu hiện trong nhiều hình thức, cùng một hình thức có thể chứa đựng nhiều nội dung.Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thứcNội dung quyết định hình thức nhưng hình thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại nội dung.NỘI DUNGHÌNH THỨCQuyết địnhTác độngMối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức- Nội dung thay đổi bắt buộc hình thức phải thay đổi theo cho phù hợp nhưng không phải bất cứ lúc nào cũng có sự phù hợp tuyệt đối giữa nội dung và hình thức.Ý nghĩa phương pháp luận- Nội dung và hình thức luôn luôn thống nhất hữu cơ với nhau nên trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, cần tránh sự tách rời giữa nội dung và hình thức hoặc tuyệt đối hóa một trong hai mặt đó.Ý nghĩa phương pháp luận- Nội dung quyết định hình thức nên khi xem xét sự vật, hiện tượng thì trước hết cần căn cứ vào nội dung. Muốn thay đổi sự vật, hiện tượng thì trước hết phải thay đổi nội dung của nó. Đồng thời phải thấy được vai trò của hình thức đối với nội dung.Ý nghĩa phương pháp luận- Trong thực tiễn, cần phát huy tác động tích cực của hình thức đối với nội dung trên cơ sở tạo ra tính phù hợp của hình thức với nội dung; mặt khác cần phải thực hiện những thay đổi đối với những hình thức không còn phù hợp với nội dung, cản trở sự phát triển của nội dung.Bản chất – hiện tượngBản chất – hiện tượngBản chất là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong, quy định sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng đó.Hiện tượng là phạm trù triết học dùng để chỉ sự biểu hiện của những mặt, những mối liên hệ đó trong những điều kiện xác định. Bản chất – hiện tượng- Phạm trù bản chất gắn liền với phạm trù cái chung, cái tạo nên bản chất của một lớp các sự vật hiện tượng.Bản chất – hiện tượng- Phạm trù bản chất thuộc cùng loại với phạm trù quy luật: nói đến bản chất có nghĩa là nói tới quy luật, hay là nói tới quy luật có nghĩa là nói tới cái bản chất. Nhưng mỗi quy luật chỉ biểu hiện được một mặt, một khía cạnh, còn bản chất được biểu hiện bằng quy luật.Bản chất – hiện tượngVí dụ: Bản chất của giai cấp tư sản là bóc lột giai cấp công nhân và người lao động.Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượngBản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan, là hai mặt vừa thống nhất, vừa đối lập với nhau.Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng- Bản chất thay đổi thì hiện tượng cũng thay đổi theo. Khi bản chất mất đi thì hiện tượng cũng mất theo.- Bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua hiện tượng, còn hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của một bản chất nhất định. Sự đối lập giữa bản chất và hiện tượngBản chất là cái chung, cái tất yếu, còn hiện tượng là cái riêng biệt, phong phú và đa dạng; bản chất là cái bên trong, hiện tượng là cái bên ngoài; bản chất là cái tương đối ổn định, còn hiện tượng là cái thường xuyên biến đổi.Ý nghĩa phương pháp luận- Muốn nhận thức đúng sự vật, hiện tượng thì không dừng lại ở hiện tượng bên ngoài mà phải đi vào bản chất bên trong. Phải thông qua nhiều hiện tượng khác nhau mới nhận thức đúng bản chất.Ý nghĩa phương pháp luận- Bản chất phản ánh tính tất yếu, tính quy luật nên trong nhận thức và thực tiễn cần phải căn cứ vào bản chất chứ không căn cứ vào hiện tượng thì mới có thể đánh giá một cách chính xác về sự vật, hiện tượng đó và mới có thể cải tạo căn bản sự vật.Khả năng – hiện thựcKhả năng – hiện thựcKhả năng là phạm trù triết học chỉ những gì hiện chưa có, nhưng sẽ có, sẽ tới khi có các điều kiện tương ứng. Khả năng bao gồm khả năng tất nhiên và khả năng ngẫu nhiên.Hiện thực là phạm trù triết học chỉ những gì hiện có, hiện đang tồn tại thật sự. Hiện thực bao gồm hiện thực vật chất và hiện thực tinh thần.Khả năng – hiện thực- Khả năng tất nhiên (khả năng thực tế): Nó hình thành do quy luật vận động nội tại của sự vật (hay là khả năng do những mối liên hệ tất nhiên quyết định, nó xuất hiện do bản chất bên trong sự vật).Ví dụ: Bạn A rất giỏi, năm 2012 A thi đại học => đậu.Khả năng – hiện thực- Khả năng ngẫu nhiên (khả năng hình thức): là khả năng do những mối liên hệ ngẫu nhiên, do sự kết hợp của những hoàn cảnh bên ngoài quyết định.Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực- Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ thống nhất, không tách rời, luôn luôn chuyển hóa lẫn nhau.Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực- Trong những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật, hiện tượng, có thể tồn tại một hoặc nhiều khả năng: khả năng thực tế, khả năng tất nhiên, khả năng ngẫu nhiên, khả năng gần, khả năng xaMối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thựcKhả năngHiện thựcĐiều kiệnkhách quanSự tổng hợp các mối quan hệ về hoàn cảnh, không gian, thời gian.Nhân Tốchủ quanTính tích cực XH của ý thức chủ thể con người.Ý nghĩa phương pháp luận- Khả năng và hiện thực không tách rời nhau, nên trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải dựa vào hiện thực để xác lập nhận thức và hành động. Cần phân biệt khả năng với cái không khả năng; khả năng với hiện thực để tránh rơi vào ảo tưởng.Ý nghĩa phương pháp luận- Trong nhận thức và thực tiễn, cần phải nhận thức toàn diện các khả năng từ trong hiện thực để có được phương pháp hoạt động thực tiễn phù hợp với sự phát triển trong những hoàn cảnh nhất định; tích cực phát huy nhân tố chủ quan để biến khả năng thành hiện thực theo mục đích nhất định.XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠNCÔ VÀ TẤT CẢ CÁC BẠNĐÃ CHÚ Ý THEO DÕI !!!Nhóm 18:	Nguyễn Trọng Tuấn	Nguyễn Ngọc Vũ	Nguyễn Hoàng Trong	Hồ Ngọc Thạch	Sơn	Văn Công Vương

File đính kèm:

  • pptxbai_thuyet_trinh_nhung_nguyen_ly_co_ban_cua_chu_nghia_mac_le.pptx
Tài liệu liên quan