Bài tập lớn môn Quản lý dự án - Đề tài: Kết hợp lãnh đạo và quản lý. Lãnh đạo để học và học để lãnh đạo - Huỳnh Thị Xuân Hương

1. ĐỂ XÁC ĐỊNH ĐƯỢC PHONG CÁCH CẦN SỬ DỤNG?

Hersey and Blanchard (1981) ban đầu đã phát triển 1 mô hình họ được gọi lãnh đạo tình huống, dựa trên thực tế với phong cách thích hợp để sử dụng là một chức năng của chính nó.điều này có nghĩa là phân công công việc nhất định bạn phải tự trả lời 2 câu hỏi.

1. Các thành viên trong nhóm có thể làm việc được hay không?

2. Sẽ có người chịu trách nhiệm về nó hay không?

Về bản chất,2 câu hỏi có thể tóm tắt như bạn có thể? và liệu bạn sẽ? nếu câu trả lời cho cả hai câu hỏi là không, bạn nên sử dụng phong cách ở góc phần tư thứ nhất. Nếu là có, bạn nên sử dụng phong cách ở góc phần tư thứ tư . Còn với phong cách ở góc phần tư thứ 2 và 3 phù hợp với những câu trả lời trái chiều, như trong bảng 1

 

docx17 trang | Chuyên mục: Lập và Phân Tích Dự Án | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 675 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài tập lớn môn Quản lý dự án - Đề tài: Kết hợp lãnh đạo và quản lý. Lãnh đạo để học và học để lãnh đạo - Huỳnh Thị Xuân Hương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 chung của nhóm
Nhưng nhà lãnh đạo cũng như quản lý nên tránh : Hiện tượng đối xử không công bằng giữa các thành viên,nên tạo ra điều luật mang tính thương phạt nhưng không quá đặt nặng vấn đề thưởng phạt .nhưng không nên hạn chế quá về khả năng đặc biệt của từng người, mà nên kiểm soát linh hoạt để họ có thể phát triển khả năng tốt giảm khá năng gây ảnh hưởng xấu đến nhóm.
CÁCH KIỂM SOÁT:
Mỗi thành viên cần biết mục tiêu và nghĩa vụ của mình cần làm 1 cách rõ ràng .
Mỗi cá nhân cần có 1 lịch trình để thực hiên mục tiêu và thời gian xác định hoàn thành mục tiêu. Để đảm bảo nếu không hoàn thành có thể hỗ trợ kịp thời cho nhân viên.
Tạo chuyên môn và nghiệp vụ , kỹ năng để giúp nhân viên hoàn thành mục tiêu.
Xây dựng bản báo cáo tiến độ hoàn thành công việc của những nhân viên trong nhóm.
CÁCH ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ:
Với từng phong cách sẽ có những cách ứng xử khác nhau:
Phong cách Trực tiếp: của người lãnh đạo đi kèm với tính hướng dẫn trong cách quản lý. Đây là phong cách thích hợp cho những thành viên mới nhận công việc, chưa thể thực hiện cũng như chịu trách nhiệm về công việc đó. Và người lãnh đạo cần chỉ ra những cái phải làm, làm như thế nào, và khi nào. 
Phong cách lãnh đạo dựa trên sự thuyết phục:
Khi mỗi nhân viên hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao và đạt được nhiều kỹ năng từ công việc thì phong cách lãnh đạo phù hợp nhất trong trường hợp này là thay đổi từ phong cách lãnh đạo trực tiếp sang phong cách lãnh đạo dựa trên sự thuyết phục. Một sự khác biệt lớn giữa hai phong cách này là người lãnh đạo nhấn mạnh lý do tại sao nhiệm vụ cần được thực hiện, thay vì chỉ nói những gì cần làm và khi nào thì làm điều đó. Thực tế đã chỉ ra rằng người trưởng nhóm giải thích "tại sao" phải làm công việc cho các thành viên trong nhóm sẽ nhận được sự tôn trọng lớn hơn từ mọi người. Hơn nữa, sự nhấn mạnh của trưởng nhóm vào công việc được giảm bớt so với phong cách chỉ thị mà không làm giảm giá trị của chính bản thân công việc. 
Lãnh đạo nhóm:
Theo Tuckman, giai đoạn thứ hai trong quá trình phát triển của một nhóm được gọi là storming stage (giai đoạn mưa gió). Trong giai đoạn này, các thành viên bắt đầu có xung đột. Họ đặt câu hỏi ai là người phụ trách, họ có đi đúng hướng không, những quyết định này có được thực hiện một cách đúng đắn bởi đúng người hay không. Hơn thế nữa, họ thường xuyên thách thức nhóm trưởng. 
Với tư cách là một lãnh đạo của dự án, bạn phải đảm bảo rằng các thành viên phải thực hiện một cách chính xác nhiệm vụ của họ, duy trì kiểm soát đối với nhóm, và hỗ trợ nhóm tập trung thực hiện công việc. Nếu không làm như vậy dự án của bạn sẽ thất bại. Tuy nhiên, có một xu hướng để cố gắng vượt qua giai đoạn này đó là bỏ qua những vấn đề không mong muốn khi phát hiện ra chúng. Đây là một sai lầm. Nếu bạn bỏ qua giai đoạn này mà không giải quyết các vấn đề được đặt ra, nhóm sẽ phải tiếp tục trở lại với những vấn đề cố gắng để giải quyết chúng. Chính vì thế, tốt hơn hết là giải quyết những vấn đề không mong muốn trước khi chuyển sang một công việc khác.
Phong cách lãnh đạo dựa trên sự trao đổi thảo luận
Khi các thành viên ngày càng trở nên tự tin hơn vào khả năng của họ để hoàn thành công việc và sẵn sàng chịu trách nhiệm cho công việc, các nhà lãnh đạo có thể chuyển sang phong cách tham gia. Mặt khác, ngày nay mọi người ít chú trọng vào công việc hơn. Những nhân viên ngày càng có nhiều tiếng nói hơn trong việc ra các quyết định và tự do làm việc theo cách của riêng mình. Những hành vi lãnh đạo như tôn vinh những thành tích đạt được, công nhận những đóng góp cá nhân và làm gương mẫu trong cách làm việc ngày càng cần được thực hiện tại thời điểm này
Cách ứng xử trong nhóm : 
Thành viên trong nhóm sẽ phát triển những quy tắc để làm việc chung cùng nhau. Họ bắt đầu bằng cách hoàn thành tốt các công việc và phát triển một quan niệm về bản sắc của nhóm, sự thân thiết giữa các thành viên ngày càng rõ ràng hơn. Nhóm trưởng thường ít can thiệp trong quá trình này. Các cách ứng xử được đề cập ở trên trong cư xử với các thành viên sẽ phù hợp cho nhóm hơn.
Phong cách lãnh đạo uỷ thác giao phó
Khi bạn tin rằng nhân viên có thể tự làm việc và chịu trách nhiệm cho công việc đó, bạn có thể để mặc cho họ thực hiện công việc một mình. Điều này có nghĩa là bạn sẽ không chú trọng nhiều vào công việc và cũng không thực hiện quyền lãnh đạo quá nhiều. 
Lãnh đạo nhóm
Những điều tương tự đã được đề cập đến trong phần "Cách ứng xử trong nhóm". Nhóm đã đạt đến giai đoạn mà Tuckman gọi là giai đoạn trưởng thành. Họ nhận được kết quả tốt. Tôn vinh những thành tựu đạt được một cách thích hợp và thường thì rất ít thứ cần thiết vào thời điểm này.
NHẬN XÉT
Các phong cách lãnh đạo khác nhau tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp cũng như tính chất của nhân viên.Ví dụ:
Phong cách trực tiếp thường được áp dụng trong những trường hợp sau:
Những nhân viên mới còn đang trong giai đoạn học việc hoặc những nhân viên có trình độ tay nghề thấp, ưa chống đối, không có tính tự chủ, thiếu nghị lực.
Giai đoạn mới hình thành, tổ chức chưa ổn định, mọi thành viên chỉ thực hiện công việc được giao.
Tình huống bất trắc, đòi hỏi phải hành động khẩn trương kịp thời (hoả hoạn)
Phong cách thuyết phục, tham gia: Giai đoạn giữa tương đối ổn định: Khi các thành viên chưa có sự thống nhất, tự giác trong hoạt động, tính tích cực, sự đoàn kết chưa cao, nên dùng kiểu lãnh đạo mềm dẻo, linh hoạt.
Phong cách lãnh đạo uỷ thác giao phó:
Những người có tính thần hợp tác, có lối sống tập thể.
Giai đoạn tập thể phát triển cao: Tập thể có bầu không khí tốt đẹp, có tinh thần đoàn kết, có khả năng tự quản, tự giác cao.
Các nhân viên lớn tuổi.
Tóm lại: Để hoàn thành tốt một công việc, một nhiệm vụ thì người lãnh đạo phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa kĩ năng lãnh đạo và kĩ năng quản lý. Kết hợp tốt sức mạnh của một tập thể các cá nhân, hỗ trợ nhau để làm những phần công việc mình chưa tốt. Đem đến hiệu quả tốt nhất cho công việc.
LÃNH ĐẠO ĐỂ HỌC VÀ HỌC ĐỂ LÃNH ĐẠO
Để có một nhóm học tập hiệu quả,hoàn thành tốt nhiệm vụ thì cần có một nhà lãnh đạo,và các thành viên trong nhóm cần phải thực thi công việc một cách hiệu quả,phải có khả năng học hỏi các thành viên khác trong tập thể. Nếu có công nghệ mới thì học tập theo nhóm là một cách tiếp cận nhanh chóng.
Đồng thời để bạn có thể trở thành một nhà lãnh đạo ngoài việc bạn cần phải học tập những thành viên khác trong nhóm,thì những kỹ năng mềm trong giao tiếp là không thể thiêú.
Lãnh đạo để học 
Cần phải có sự học hỏi những công nghệ mới,nhưng việc loại bỏ công nghệ cũ và tiếp cận với công nghệ mới cũng là một thách thức đối với các thành viên trong nhóm,nên cần tạo ra một đội ngũ quản lý để giúp cho việc tiếp cận được nhanh chóng hơn
Nhà lãnh đạo nên tạo ra những cuộc thi sáng tạo trong nhóm,để có thể tìm ra những công nghệ mới. Nhằm giúp cho doanh nghiệp đảm bảo tiến độ làm việc và chất lượng sản phẩm. Công nghệ mới có thể giúp giammr thời gian hoạt động của thiết bị,đồng thời giảm được thời gian cung cấp sản phẩm/dịch vụ. Điều này đặc biệt quan trọng với những doanh nghiệp thiếu nhân sự hay thời gian hoàn thành dự án ngắn
Tạo diễn đàn để các thành viên có thể tham gia tìm hiểu kỹ càng hơn giúp thích ứng nhanh nâng cao tinh thần của mỗi cá nhân
Hình 3 Lập diễn đàn
Ghi nhận khen thưởng sự cố gắng của các cá nhân tập thể đã có thành tích kết quả tốt cũng như góp ý động viên sửa chữa những khuyết điểm mắc phải của nhân viên.
Xây dựng chiến lược tạo ra công nghệ mới,sản phẩm mới. Luôn thúc đẩy sự canh trạnh theo phương thức thúc đẩy sự tiến bộ của cả nhóm.
Tìm ra những phương thức hoạt động nhóm tốt hơn để có thể học tập và tiếp cận nhanh hơn với công nghệ mới. Hãy thể hiện người lãnh đạo rất kỳ vọng vào các thành viên trong nhóm
Nên tạo ra bầu không khí thoải mái cho cả nhóm để mọi thành viên hưng phấn làm việc và học tập.
Những điều nhà lãnh đạo nên tránh:
Tránh trường hợp độc tài hóa quyền lực: cần thực hiện hóa sự hợp tác giữa lãnh đạo và nhân viên,muốn thế trong nhóm cần có những chuyên gia về kỹ thuật và giao tiếp.
Hình 4 . Lãnh đạo độc quyền
Nên tránh những lời nói hay hành động mà làm cho các thành viên trong nhóm cảm thấy họ ngu ngốc,mà nên đưa ra những chuẩn mực sao cho các thành viên trong nhóm cảm thấy thoải mái với những đề nghị đó,và nếu người lãnh đọa sai thì nên công khai nhận lỗi.
Học tập để trở thành lãnh đạo
Nhà lãnh đạo cần giỏi cả về chuyên môn và kỹ năng giao tiếp,và phải luôn biết cách làm việc nhóm một cách hiệu quả nhất. 
Mỗi nhân viên cần tạo ra sự hòa đồng và thống nhất nâng cao tây nghề bản thân và kỹ năng gio tiếp,không những giúp vào sự hiệu quả của cả nhóm mà còn giúp nâng cao khả năng lãnh đạo.
Thiết lập mối quan hệ giữa người lãnh đạo và các nhân viên một cách chặt chẽ,không độc tài.
Cần thường xuyên học tập qua thực tế ,tập phân tích vấn đề và phải thảo luận cởi mở với cả nhóm. Điều này rèn luyện cho bạn không những về những kinh nghiệm thực tế mà còn nâng cao được khả năng cọ xát tiếp xúc với môi trường xung quanh.
Muốn là một nhà lãnh đạo bạn không những trọng tâm vào học các kỹ năng cá nhân mà còn tham gia các mối quan hệ thực tế bên ngoài tốt.
Phải chủ động đòi hỏi các thông tin từ những thành viên trong nhóm hay nhà lãnh đạo một cách khéo léo nhất.
BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM 2
STT
HỌ VÀ TÊN
% ĐÓNG GÓP
1
Huỳnh Thị Xuân Hương
140%
2
Bùi Hoàng Dung
130%
3
Phan Thanh Lai
110%
4
Võ Đăng Khanh
70%
5
Nguyễn Đức Anh Tuấn
100%
6
Nguyễn Ngọc Mai Tâm
50%
TỔNG
100%*6=600%
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Quản lý dự án” – Cao Hào Thi, Nguyễn Thúy Quỳnh Loan (2003)
2.James P. Lewis(2nded_2008),Mastering Project Management,The McGraw-Hill Companies

File đính kèm:

  • docxbai_tap_lon_mon_quan_ly_du_an_de_tai_ket_hop_lanh_dao_va_qua.docx
  • pptxQLDA-BTN-VL11KL-nhom 2-Co Nguyen.pptx