Bài tập Đường lối cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam (Mới)

I. Phân tích những quan điểm của Đảng trong xây dựng và phát triển văn hóa hiện nay

1. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội

• Văn hóa phản ánh hay thể hiện tổng thể các mặt đời sống cả một dân tộc theo suốt bề dày lịch sử, cấu thành nên một hệ thống các giá trị truyền thống, lối sống mà theo đó các dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình. Mặt khác nền tảng tinh thần xã hội cũng chính là hệ các giá trị, chuẩn mực truyền thống, được đúc kết từ trong quá trình lịch sử dân tộc, quốc gia tạo nên những bản sắc riêng, là những nét riêng để phân biệt với các dân tộc, quốc gia khác  Văn hóa chính là nền tảng tinh thần của xã hội.

• Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội còn vì nó thấm nhuần trong mỗi con người và trong cả cộng đồng, chi phối đến cuộc sống, tư tưởng, tình cảm của thành viên trong xã hội.

 Vì thế, chúng ta chủ trương làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội để các giá trị văn hóa trở thành nền tảng tinh thần bền vững của xã hội, trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội. Đó cũng là con đường xây dựng con người mới, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh đủ sức đề kháng và đẩy lùi các tiêu cực xã hội, đẩy lùi sự xâm nhập của tư tưởng văn hóa phản tiến bộ.

 

docx14 trang | Chuyên mục: Lịch Sử Đảng | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 673 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài tập Đường lối cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam (Mới), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
a học sinh, đáp ứng được thực tiễn của xã hội, đất nước.
Có chính sách đãi ngộ đặc biệt cho nhân tài của đất nước.
Phải có công tác tư tưởng chính trị với các học sinh, sinh viên trước khi du học, tránh hiện tượng bị các thế lực thù địch lôi kéo.
Văn nghệ
Đánh giá thực trạng hiện nay
Đạt được:
Sau gần 30 năm đổi mới, nhất là sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 05 của Trung ương khoá VIII, cái được nhất là tiềm năng sáng tạo được giải phóng, không gian suy nghĩ, cảm hứng, thể nghiệm, giao tiếp được mở rộng; điều kiện làm nghề từng bước được cải thiện, tất cả tạo nên một bước phát triển đa dạng về đề tài, chủ đề, phương pháp sáng tác. 
Bức tranh văn nghệ trở nên sống động, nhiều sắc thái. Số lượng tác phẩm tăng lên gấp bội. Các hình thức hoạt động phong phú, đáp ứng yêu cầu mới của công chúng nghệ thuật. Tính chất mới mẻ của văn nghệ thể hiện rõ nhất ở chỗ:
Về nội dung, vừa bám sát những chuyển biến lớn lao của đất nước vừa đi vào những vấn đề thân phận của con người. 
Về hình thức, có một bước hiện đại hoá về giọng điệu, bút pháp, ngôn ngữ nghệ thuật.
Nổi bật nhất là sự xuất hiện các tác phẩm tầm cỡ, đi vào ba đề tài lớn sau đây: lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, cách mạng và hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc và cuối cùng là đạo đức xã hội.
Sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đã tạo ra môi trường, điều kiện rất lớn cho hai ngành Mỹ thuật và Kiến trúc phát triển, mang tính xã hội hoá cao. Hàng năm có tới 300 triển lãm mỹ thuật được tổ chức, trong đó 80% là do các nhóm hoạ sĩ tự tổ chức. Một số hoạ sĩ, nhà điêu khắc đã có thể sống được bằng nghề. Đề tài, ngôn ngữ sáng tạo được mở rộng, xuất hiện một đội ngũ hoạ sĩ trẻ nhiều triển vọng.
Với chức năng định hướng và thẩm định giá trị, công tác lý luận phê bình văn nghệ vừa qua có nhiều chuyển biến tích cực, kịp thời biểu dương những tác phẩm tốt, những thể nghiệm nghệ thuật thành công, phê phán những khuynh hướng lệch lạc, sám hối, phủ nhận, giải thiêng các giá trị của dân tộc hoặc rút lui vào hình thức, rút lui vào cá nhân, khai thác, cường điệu những mặt đen tối, tô đậm yếu tố bản năng, thấp kém
Về tổ chức: Nghị quyết 05 của Trung ương khoá VIII xác định các Hội văn học, nghệ thuật là "tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp" thực chất là cứu văn nghệ. Văn nghệ sĩ phấn khởi nhận thấy vị trí của mình trong xã hội được Đảng thừa nhận. Sự gắn bó với Đảng tăng lên, đồng nghĩa với trách nhiệm xã hội được nâng lên. Nhà nước trở lại hỗ trợ bước đầu cho văn nghệ. Các tổ chức Đảng, Bộ, ngành, các địa phương cũng quan tâm hơn.
Tồn tại:
Số lượng tác phẩm tăng lên rất nhiều, nhưng những tác phẩm đặc biệt xuất sắc, tinh hoa, chưa tương xứng với số lượng. Đây cũng là tình trạng chung xưa nay của ta và thế giới. Đáng phê phán là những tác phẩm chạy theo thị trường, gây cười rẻ tiền, khai thác tình dục, bạo lực, tuyệt đối hoá hình thức, có dấu hiệu bế tắc khi rút lui vào những vấn đề cá nhân vụn vặt nhằm câu khách. Có bộ phận tiếp thu nước ngoài vội vã, chưa nhuyễn, phai nhạt bản sắc truyền thống dân tộc.
Do một số những hạn chế yếu kém trong sáng tác, đã có ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội. Nhìn lại một cách nghiêm túc, giới văn học nghệ thuật phải nhận một phần trách nhiệm trước tình trạng suy thoái về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, lối sống hiện nay.
Biểu hiện đáng lo ngại nhất trong công tác lý luận, phê bình hiện nay là những biểu hiện phủ nhận thành tựu văn học cách mạng, kêu gọi tự do sáng tác vô giới hạn, xa rời mỹ học Mác-xít nhưng lại vồ vập với mọi trào lưu văn học phương Tây, cổ xuý một chiều cho lý luận hậu hiện đại, đặc biệt đáng chú ý là những ý kiến đòi giải thiêng, giải trung tâm, kêu gọi văn học từ phản biện chuyển sang phản kháng, quan hệ với quyền lực để lật đổ quyền lực... 
Về quảng bá tác phẩm. Đây là một vấn đề nan giải nhất hiện nay. Có một nghịch cảnh là sản phẩm văn học nghệ thuật thì ngày càng nhiều nhưng thị trường và "thượng đế" thì ngày càng bị thu hẹp lại. Sự thu hẹp thị trường có nguyên nhân từ sự lấn sân của văn hoá nghe nhìn, và còn có nguyên nhân là sự lấn sân của quá nhiều báo lá cải. Nhiều vở kịch múa, sân khấu, nhạc giao hưởng có giá trị nhưng không có kinh phí để dàn dựng. Tranh chủ yếu bán cho khách du lịch. Thị trường âm nhạc chủ yếu là nhạc trẻ, tình ca ăn khách, ca khúc về đất nước, về cách mạng khó tìm được đầu ra.
Giải pháp
Cần xác định rõ văn học, nghệ thuật phải biết trân trọng, biểu dương bằng nghệ thuật những tấm gương hy sinh vì xã hội, vì người khác, phê phán cái ác, cái xấu, vốn thường trực trong mỗi người và trong cuộc sống xã hội. Đó mới thực sự là chức năng cao quý của văn học, nghệ thuật, cũng là mục tiêu chân chính của cái Chân, cái Thiện, cái Mỹ vốn là bản chất sáng tạo của văn học, nghệ thuật.
Cần có kết luận mạnh mẽ nhằm làm chuyển biến căn bản nhận thức của toàn Đảng, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên từ Trung ương đến địa phương về vị trí, vai trò của văn hoá, văn học, nghệ thuật, để có những quyết sách mang tầm chiến lược, cơ bản, ổn định, lâu dài phát triển văn học nghệ thuật nước nhà.
Đề nghị Chính phủ xây dựng Nghị định riêng về văn học, nghệ thuật theo tinh thần Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị (khoá X), tiến tới xây dựng Luật phát triển văn học, nghệ thuật, Luật kiến trúc sư, bảo đảm cho văn học, nghệ thuật phát triển bền vững, cơ bản, lâu dài.
Đề nghị Chính phủ điều chỉnh ngân sách giữa xây dựng các công trình văn hoá với việc đầu tư để tạo ra các giá trị văn hoá. Kinh nghiệm nhiều năm qua cho thấy: Đầu tư cho các sản phẩm văn hoá, tức là cho văn học nghệ thuật là đầu tư ít rủi ro nhất, hiệu quả nhất. Nếu không có sản phẩm văn học, nghệ thuật thì các công trình xây dựng trên sẽ trở thành lãng phí lớn.
Đời sống
Đánh giá thực trạng hiện nay
Đạt được:
Đảng đã đề ra và lãnh đạo nhân dân thực hiện thành công công cuộc đổi mới, đưa nước ta từng bước ra khỏi khủng hoảng, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân. Nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Đảng và Nhà nước không ngừng bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách về xóa đói, giảm nghèo. Nhiều nghị quyết, chỉ thị, chiến lược, quyết định, chính sách quan trọng về công tác xóa đói, giảm nghèo đã được ban hành để phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước.
Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới, ngày 24/1/2013: Trong vòng 20 năm (1990-2010), tỷ lệ nghèo ở Việt Nam đã giảm từ gần 60% xuống còn 20,7% với khoảng hơn 30 triệu người thoát nghèo. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đạt được thành tựu ấn tượng về giáo dục và y tế. Tỷ lệ nhập học ở bậc tiểu học của người nghèo là trên 90% và ở bậc trung học cơ sở là 70%. Trình độ học vấn tăng và sự đa dạng hóa các hoạt động phi nông nghiệp, cơ hội làm việc ở công trường, nhà máy... cũng đóng góp tích cực cho công tác xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam.
Đời sống vật chất, tinh thần của cư dân các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện. Hệ thống chính trị ở nông thôn do Đảng lãnh đạo được tăng cường; dân chủ cơ sở được phát huy; vị thế giai cấp nông dân được nâng cao; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Tồn tại:
Giá tiêu dùng ngày một tăng cao, trong khi đồng lương vốn chẳng dư giả, khiến đời sống của công nhân lao động ở các Khu công nghiệp, Khu chế xuất càng trở nên khó khăn. Nhằm giảm chi phí sinh hoạt, cũng như thắt chặt chi tiêu, nhiều cặp vợ chồng công nhân đã chọn giải pháp gửi con về quê, nhiều bạn trẻ “góp gạo thổi cơm chung” để rồi hậu quả là muôn vàn bi kịch.
Phần lớn công nhân lao động chưa được tiếp nhận thông tin thường xuyên và đầy đủ về thông tin chính trị - xã hội và chính sách, pháp luật trong đó có cả những quy định về quyền và lợi ích hợp pháp liên quan trực tiếp đến bản thân người công nhân. Ngoài ra, bản thân công nhân lao động cũng không có đủ thời gian vì phải làm thêm ca, thêm giờ; môi trường văn hoá doanh nghiệp ở nhiều nơi còn hạn chế; quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và công nhân lao động chưa thật hài hoà. 
Có đến 96% CNLĐ yêu cầu có khu vui chơi, giải trí cho công nhân lao động được thư giãn sau những ngày, những ca làm việc; có 67% CNLĐ yêu cầu có nhà văn hoá chung cho công nhân lao động được giao lưu văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao.
Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn còn thấp, chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng còn lớn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; phát sinh một số vấn đề xã hội bức xúc
Giải pháp
Cần xác định mục tiêu chung của công tác xây dựng và chăm lo đời sống văn hóa tinh thần trong CNVC lao động nói chung và CNLĐ trong các khu, cụm công nghiệp là tạo môi trường văn hóa lành mạnh để người lao động phát triển và trưởng thành;
Xây dựng nhiều tập thể có đời sống văn hoá tốt, chăm lo đời sống tinh thần và nuôi dưỡng giá trị văn hoá lành mạnh trong CNVCLĐ. Xây dựng người công nhân mới có phẩm chất chính trị vững vàng, năng lực chuyên môn tốt, có sức khoẻ và lối sống văn hoá. 
Tích cực hưởng ứng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá như: gương người tốt, việc tốt; điển hình tiên tiến; xây dựng gia đình, cơ quan, doanh nghiệp văn hoá gắn với chương trình xoá đói, giảm nghèo, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, cải cách hành chính, đấu tranh phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Để thực hiện thành công mục tiêu chung trên, trước hết cần xây dựng và hoàn thiện các chủ trương, chính sách về phát triển đời sống vật chất, văn hóa cho đội ngũ công nhân lao động tại các khu, cụm công nghiệp, trong đó cần đảm bảo huy động 3 nguồn lực: sự đầu tư của tỉnh, sự đóng góp của các doanh nghiệp, nguồn xã hội hóa từ công nhân, tổ chức công đoàn và toàn xã hội. 
Đồng thời cần xây dựng và hoàn thiện các thiết chế văn hóa xã hội đồng bộ; tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa trong công nhân lao động. Đặc biệt, phát huy vai trò của các đoàn thể chính trị - xã hội, các chủ doanh nghiệp và đội ngũ công nhân trong việc xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Cần quy hoạch việc phát triển đô thị và nông thôn một cách đồng bộ.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_duong_loi_cach_mang_dang_cong_san_viet_nam_moi.docx
  • pdfBC DL 3.pdf
Tài liệu liên quan