Bài giảng tóm tắt Lập trình hướng đối tượng - Trần Thống

Mục lục

Mục lục .1

Mở đầu.3

Chương 1: Kiến trúc .NET .4

1. 1 Quan hệgiữa C# và.NET .4

1. 2 CLR (Common Language Runtime) .4

1. 3 Giới thiệu IL (Intermediate Language) .5

1. 4 Thưviện (Assembly) .5

1. 5 Các lớp trong .NET .5

1. 6 Tạo ứng dụng .NET sửdụng C#.6

1. 7 Vai trò của .NET trong kiến trúc .NET Enterprise.6

Chương 2: Căn bản C# .7

2. 1 Viết chương trình C# đầu tiên .7

2. 2 Biến.11

2. 3 Kiểu dữliệu cơbản.12

2. 4 Điều khiển luồng .14

2. 5 Kiểu liệt kê.19

2. 6 Mảng.21

2. 7 Không gian tên (Namespace) .22

2. 8 Phương thức Main() .23

2. 9 Biên dịch nhiều tập tin C# .23

2. 10 Xuất nhập qua Console.24

2. 11 Sửdụng chú thích .25

2. 12 Chỉdẫn tiền xửlý trong C# .25

Chương 3: Đối tượng và kiểu .27

3. 1 Lớp và cấu trúc .27

3. 2 Thành viên của lớp .29

3. 3 Cấu trúc (Struct) .46

3. 4 Lớp Object.53

Chương 4: Sựkếthừa .56

4. 1 Các kiểu kếthừa .56

4. 3 Từkhóa bổtrợ.59

2

4. 4 Đa hình (polymorphism) .60

Chương 5: Toán tửvà chuyển kiểu.72

5. 1 Toán tử.72

5. 3 Quá tải toán tử.74

5. 4 Chuyển kiểu do người dùng định nghĩa .79

Chương 6: Sự ủy nhiệm, sựkiện và quản lý lỗi.81

6. 1 Sự ủy nhiệm (delegate).81

6. 2 Sựkiện (Event) .82

6. 3 Quản lý lỗi và biệt lệ.85

Chapter 7: Quản lý bộnhớvà con trỏ.89

7. 1 Quản lý bộnhớ.89

7. 2 Giải phóng tài nguyên .90

7. 3 Mã không an toàn .93

Chương 8: Chuỗi, biểu thức quy tắc và tập hợp .97

8. 1 System.String.97

8. 2 Biểu thức quy tắc.98

8. 3 Nhóm các đối tượng .100

Chương 9: Reflection.104

9. 1 Thuộc tính (attribute) tùy chọn.104

9. 2 Reflection.106

Hướng dẫn phần thực hành.110

Tài liệu tham khảo.110

pdf111 trang | Chuyên mục: Lập Trình Hướng Đối Tượng | Chia sẻ: dkS00TYs | Lượt xem: 1812 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt nội dung Bài giảng tóm tắt Lập trình hướng đối tượng - Trần Thống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
' để lấy dữ liệu. 
104 
Chương 9: Reflection 
Mục đích của chương: 
ƒ Sử dụng siêu dữ liệu của .Net. 
ƒ Vai trò của thuộc tính trong quá trình xây dựng ứng dụng. 
ƒ Sử dụng thuộc tính trong quá trình phát triển. 
ƒ Sử dụng reflection để lấy tất cả thông tin về lớp. 
9. 1 Thuộc tính (attribute) tùy chọn 
Viết thuộc tính tuỳ chọn 
Để hiểu cách viết thuộc tính tùy chọn, ta cần xem trình biên dịch làm gì khi nó gặp 
một mục trong mã được đánh dấu với một attribute. Giả sử ta có thuộc tính khai báo 
như sau: 
[TenTruong("SoCMND")] 
public string SoCMND 
{ 
get { 
// vv... 
Như ta thấy thuộc tính SoCMND có một thuộc tính TenTruong, trình biên dịch sẽ nối 
chuỗi attribute với tên này thành TenTruongAttribute, sau đó tìm trong tất cả các 
namespace lớp có tên này. Tuy nhiên nếu ta đánh dấu một mục với một thuộc tính mà 
tên của nó có phần cuối là attribute thì trình biên dịch sẽ không thêm chuỗi attribute 
lần nữa ví dụ: 
[TenTruongattribute("SoCMND")] 
public string SoCMND 
{ 
// vv... 
Nếu trình biên dịch không tìm thấy một lớp thuộc tính tương ứng, hoặc thấy nhưng 
cách mà ta dùng thuộc tính không phù hợp với thông tin trong lớp thuộc tính, thì trình 
biên dịch sẽ sinh ra lỗi. 
Các lớp thuộc tính tuỳ chọn 
Giả sử ta đã định nghĩa một thuộc tính TenTruong như sau: 
[AttributeUsage(AttributeTargets.Property, 
 AllowMultiple=false, 
 Inherited=false)] 
public class TenTruongAttribute: Attribute 
{ 
 private string ten; 
 public TenTruongAttribute(string ten) 
 { 
 this.ten = ten; 
 } 
} 
105 
Điều đầu tiên ta chú ý là lớp attribute được đánh dấu với một thuộc tính 
“AttributeUsage”. AttributeUsage chỉ định các mục nào trong mã của chúng ta áp 
dụng thuộc tính tùy chọn. Thông tin này được cho bởi thông số đầu tiên. Thông số này 
là một kiểu liệt kê attributeTargets. Trong ví dụ trên ta chỉ định thuộc tính TenTruong 
chỉ được áp dụng đến các thuộc tính. 
Định nghĩa của kiểu liệt kê attributeTargets là: 
public enum attributeTargets 
{ 
All = 0x00003FFF, 
Assembly = 0x00000001, 
Class = 0x00000004, 
Constructor = 0x00000020, 
Delegate = 0x00001000, 
Enum = 0x00000010, 
Event = 0x00000200, 
Field = 0x00000100, 
Interface = 0x00000400, 
Method = 0x00000040, 
Module = 0x00000002, 
Parameter = 0x00000800, 
Property = 0x00000080, 
ReturnValue = 0x00002000, 
Struct = 0x00000008 
} 
Khi áp dụng thuộc tính đến các phần tử chương trình, ta đặt thuộc tính trong ngoặc 
vuông ngay trước phần tử. Một thuộc tính có thể được áp dụng đến một Assembly 
nhưng cần được đánh dấu với từ khoá Assembly: 
[assembly: SomeAssemblyattribute(Parameters)] 
Để kết hợp nhiều kiểu khác nhau trên một phần tử nào đó, ta viết như sau: 
[attributeUsage(attributeTargets.Property | attributeTargets.Field, 
AllowMultiple=false, 
Inherited=false)] 
public class TenTruongattribute: attribute 
Ta cũng có thể dùng attributeTargets.All để áp dụng thuộc tính cho tất cả các trường 
hợp. Thuộc tính attributeUsage còn chứa hai thông số khác là AllowMultiple and 
Inherited, chỉ định với cú pháp khác của =. 
Thông số này là tuỳ chọn, thông số AllowMultiple chỉ định một attribute có thể áp 
dụng nhiều hơn một lần đến cùng một mục. Nếu thiết đặt là false thì trình biên dịch sẽ 
thông báo lỗi nếu nó thấy: 
[TenTruong("SOCMND")] 
[TenTruong("SOBaoHiem")] 
public string SOCMND 
{ 
// vv... 
Nếu thông số Inherited là true, thì một thuộc tính có thể áp dụng đến một lớp hay một 
giao diện cũng sẽ được áp dụng đến tất cả các lớp hay giao diện được kế thừa. Nếu 
106 
thuộc tính được áp dụng cho phương thức hay thuộc tính thì nó tự động áp dụng đến 
bất kì phương thức hay thuộc tính nào được khái báo override. 
Đặc tả các thông số thuộc tính 
Ta sẽ kiểm tra làm thế nào ta có thể chỉ định thông số cho thuộc tính tuỳ chọn, Khi 
trình biên dịch gặp lệnh: 
[TenTruong("SOCMND")] 
public string SOCMND 
{ 
... 
Nó kiểm tra thông số truyền vào attribute , trong trường hợp này là chuỗi và tìm 
phương thức tạo lập của thuộc tính mà nhận các thông số này, nếu thấy thì không có 
vấn đề gì ngược lại trình biên dịch sẽ sinh ra lỗi. 
Các thông số tuỳ chọn 
Ta thấy thuộc tính attributeUsage có một cú pháp cho phép thêm các giá trị vào trong 
thuộc tính. Cú pháp này có liên quan đến việc chỉ định tên của các thông số được 
chọn. Giả sử ta cập nhật lại thuộc tính SoCMND như sau: 
[TenTruong("SoCMND ", ChuThich="Day la truong khoa")] 
public string SoCMND 
{ 
... 
Trong trường hợp này, trình biên dịch sẽ nhận ra= cú pháp của thông 
số thứ hai. Nó sẽ tìm một thuộc tính public (hoặc field) của tên đó mà nó có thể dùng 
để đặt giá trị của thông số này. Nếu ta muốn đoạn mã trên làm việc ta thêm mã sau vào 
TenTruongattribute: 
[attributeUsage(attributeTargets.Property, 
AllowMultiple=false, 
Inherited=false)] 
public class TenTruongattribute: attribute 
{ 
private string chuthich; 
public string ChuThich 
{ 
... 
9. 2 Reflection 
Reflection là một kĩ thuật cho phép ta tìm ra thông tin về các kiểu dữ liệu trong 
chương trình. Hầu hết những lớp này nằm trong namespace System.Reflection. 
Lớp System.Type cho phép ta truy nhập thông tin liên quan đến việc định nghĩa bất kì 
kiểu dữ liệu nào. 
Lớp System.Type 
Ta dùng lớp Type để lấy tên của một kiểu: 
Type t = typeof(double); 
Mặc dù ta cho rằng Type là một lớp nhưng thực sự nó là một lớp cơ sở trừu tượng, bất 
cứ khi nào ta khởi tạo một đối tượng Type ta thực sự khởi tạo một lớp dẫn xuất của 
107 
Type. Type có một lớp dẫn xuất đáp ứng mỗi kiểu dữ liệu. Có 3 cách lấy một tham 
chiếu Type cho kiểu dữ liệu bất kì: 
ƒ Dùng tác tử typeof, tác tử này lấy tên của kiểu như là thông số. 
ƒ Dùng phương thức GetType(), mà tất cả các lớp kế thừa từ System.Object: 
double d = 10; 
Type t = d.GetType(); 
GetType() hữu ích khi ta có một tham chiếu đối tượng và không chắc đối tượng thực 
sự là thể hiện của lớp nào. 
ƒ Ta cũng có thể gọi phương thức static của lớp type, getType(): 
Type t = Type.GetType("System.Double"); 
Các thuộc tính của Type 
Một số thuộc tính lấy chuỗi chứa các tên khác nhau kết hợp với lớp: 
Thuộc tính Trả về 
Name tên của kiểu dữ liệu 
FullName tên đầy đủ bao gồm cả namespace 
Namespace tên namespace của kiểu dữ liệu. 
Có thể lấy tham chiếu đến kiểu đối tượng của các lớp liên quan: 
Thuộc tính Kiểu tham chiếu trả về tương ứng với 
BaseType kiểu cơ sở trực tiếp của kiểu này 
UnderlyingSystemType kiểu mà kiểu này ánh xạ trong thời gian chạy.NET 
Một số thuộc tính luận lý kiểm tra kiểu, ví dụ là một lớp hay một kiểu liệt kê... những 
thuộc tính này bao gồm: IsAbstract, IsArray, IsClassembly, IsEnum, IsInterface, 
IsPointer, IsPrimitive, IsPublic, IsSealed, and IsValueType. 
Ví dụ dùng kiểu dữ liệu cơ bản: 
Type intType = typeof(int); 
Console.WriteLine(intType.IsAbstract); // false 
Console.WriteLine(intType.IsClassembly); // false 
Console.WriteLine(intType.IsEnum); // false 
Console.WriteLine(intType.IsPrimitive); // true 
Console.WriteLine(intType.IsValueType); // true 
hoặc dùng lớp Vector: 
Type intType = typeof(Vector);Console.WriteLine(intType.IsAbstract); 
// false 
Console.WriteLine(intType.IsClassembly); // true 
Console.WriteLine(intType.IsEnum); // false 
Console.WriteLine(intType.IsPrimitive); // false 
Console.WriteLine(intType.IsValueType); // false 
Các phương thức 
108 
Hầu hết các phương thức của System.Type được sử dụng để chứa chi tiết các thành 
viên của kiểu dữ liệu tương ứng - hàm tạo lập, thuộc tính, phương thức, sự kiện... có 
nhiều phương thức nhưng tất cả chúng đều theo nền chung. Ví dụ, có hai phương thức 
mà nhận chi tiết phương thức của kiểu dữ liệu: GetMethod() và GetMethods(). 
GetMethod() trả về một tham chiếu đến đối tượng System.Reflection. MethodInfo 
chứa chi tiết của một phương thức. GetMethods() trả vế một mảng tham chiếu. 
Ví dụ phương thức GetMethods() không lấy thông số nào và trả về chi tiết của tất cả 
phương thức thành viên của kiểu dữ liệu: 
Type t = typeof(double); 
MethodInfo [] methods = t.GetMethods(); 
foreach (MethodInfo nextMethod in methods) 
{ 
... 
Kiểu đối tượng trả về Các phương thức (phương thức số nhiều ( có 's' ở cuối 
tên ) trả về một mảng ) 
ConstructorInfo Gvvonstructor(), Gvvonstructors() 
EventInfo GetEvent(), GetEvents() 
FieldInfo GetField(), GetFields() 
InterfaceInfo GetInterface(), GetInterfaces() 
MemberInfo GetMember(), GetMembers() 
MethodInfo GetMethod(), GetMethods() 
PropertyInfo GetProperty(), GetProperties() 
Phương thức GetMember() và GetMembers() trả về chi tiết của bất kì hay tất cả thành 
viên của kiểu dữ liệu không cần biết đó là hàm tạo lập hay thuộc tính phương thức. 
Chương trình minh họa lấy tên của tất cả các phương thức của một lớp dùng reflection: 
using System; 
using System.Reflection; 
public interface IGiaoDien1 
{ 
 void PhuongThucA(); 
} 
public interface IGiaoDien2 
{ 
 void PhuongThucB(); 
} 
109 
public class ViDu : IGiaoDien1, IGiaoDien2 
{ 
 public enum KieuLietKe { } 
 public int nguyen; 
 public string chuoi; 
 public void PhuongThuc(int p1, string p2) 
 { 
 } 
 public int ThuocTinh 
 { 
 get { return nguyen; } 
 set { nguyen = value; } 
 } 
 void IGiaoDien1.PhuongThucA() { } 
 void IGiaoDien2.PhuongThucB() { } 
} 
public class MainClass 
{ 
 public static void Main(string[] args) 
 { 
 ViDu f = new ViDu(); 
 Type t = f.GetType(); 
 MethodInfo[] mi = t.GetMethods(); 
 foreach (MethodInfo m in mi) 
 Console.WriteLine("Phuong Thuc: {0}", m.Name); 
 } 
} 
110 
Hướng dẫn phần thực hành 
ƒ Sinh viên hoàn thành các chương trình mẫu được minh họa trên lớp. 
ƒ Sinh viên hoàn thành các bài thực hành từ bài Lab1 đến Lab5. Các bài thực hành 
này sẽ được cung cấp theo các buổi thực hành. 
Tài liệu tham khảo 
1) Bài giảng Nguyên l í lập trình 2 
2) Trang chiếu về lập trình C# của Microsoft. 
3) Professional C#, 3rd Edition. NXB: Wrox, 2005. 
4) C# How to Program, NXB: Prentice Hall, 2003. 
5) Tài nguyên học tập tại  

File đính kèm:

  • pdfBài giảng tóm tắt Lập trình hướng đối tượng.pdf
Tài liệu liên quan