Bài giảng tóm lược Tư tưởng Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh được cả thế giới tôn vinh là Nhà văn hóa kiệt xuất không chỉ vì Người đã sáng tạo ra một thời đại mới và một nền văn hóa mới ở Việt Nam mà còn vì những đóng góp mới của Người vào lý luận và sự phát triển chung của văn hóa nhân loại.

Trong lĩnh vực văn hóa, Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy vai trò và sức mạnh của văn hóa, đã sớm đưa văn hóa vào chiến lược phát triển của đất nước.

Ngay sau khi giành được độc lập, Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng một nền văn hóa mới ở Việt Nam bằng việc phát động phong trào bình dân học vụ, diệt giặc dốt, nâng cao dân trí và xây dựng đời sống mới, xây dựng và phát triển các mỹ tục, thuần phong . . . đưa những giá trị văn hóa đi sâu vào quần chúng, coi nó như một sức mạnh vật chất, một động lực, một mục tiêu, một hệ điều tiết xã hội trong quá trình phát triển. Đây là một quan điểm hoàn toàn mới mẻ, điều mà mãi đến những năm 80 của thế kỷ XX, UNESCO mới tổng kết và coi đó như một quy luật phát triển của xã hội.

Phát triển quan điểm của C. Mác: văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị, Hồ Chí Minh bổ sung thêm: văn hóa cũng là một mặt trận, văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên Mặt trận ấy. Bàn về chức năng của văn hóa, Người cho rằng: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi” (chức năng nâng cao nhận thức, mở rộng hiểu biết); “văn hóa phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do” (chức năng bồi dưỡng tinh thần vì nước quên mình); “văn hóa phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ” (xây dựng và hoàn thiện đạo đức con người) . . . hầu hết những luận điểm có tính chân lý này, Hồ Chí Minh đều đưa ra trong thời kỳ 1945 đến 1946, khi Người bắt tay vào xây dựng một nền văn hóa mới ở Việt Nam. Thực tiễn chứng minh rằng, những luân điểm đó không chỉ có ý nghĩa với Việt Nam, mà còn có ý nghĩa quốc tế rất sâu sắc. Đánh giá cao tư tưởng và những đóng góp của Hồ Chí Minh, Nghị quyết tôn vinh Người là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới của UNESCO có đoạn: “Những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”.

Trong lĩnh vực đạo đức, Hồ Chí Minh đã có những đóng góp rất đặc sắc vào tư tưởng đạo đức học mác xít. Những đóng góp đó đã nâng Người lên vị trí một nhà đạo đức học lỗi lạc được thế giới thừa nhận.

 

docx23 trang | Chuyên mục: Tư Tưởng Hồ Chí Minh | Chia sẻ: dkS00TYs | Lượt xem: 5419 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt nội dung Bài giảng tóm lược Tư tưởng Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
a ba quan điểm chủ yếu sau:
Một là, văn hóa - văn nghệ một là mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng. 
Hai là, văn nghệ phải gắn với thực tiễn của đời sống nhân dân.
Ba là, phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới của đất nước và dân tộc.
c. Văn hóa đời sống.
Văn hóa đời sống thực chất là đời sống mới, được Hồ Chí Minh nêu lên với ba nội dung chính: đạo đức mới, lối sống mới và nếp sống mới.
II/ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC.
1/ Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức.
a. Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức.
- Đạo đức là cái gốc của người cách mạng.
Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội.
b. Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng.
- Trung với nước, hiếu với dân.
- Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.
- Thương yêu con người, sống có tình nghĩa.
- Có tinh thần quốc tế trong sáng.
	c. Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới. 
	- Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức.
	- Xây đi đôi với chống.
- Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời. 
2. Sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
a/ Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
Xác định đúng vị trí, vai trò của đạo đức đối với cá nhân.
Đạo đức là yếu tố cơ bản của nhân cách tạo nên giá trị con người.
Đức và tài quan hệ biện chứng với nhau.
Kiên trì tu dưỡng theo các phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh.
	Yêu Tổ quốc; Yêu nhân dân; Yêu chủ nghĩa xã hội; Yêu lao động; Yêu khoa học và kỷ luật.
	b. Nội dung học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
	Thực trạng đạo đức lối sống trong sinh viên hiện nay.
	Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Một là, học trung với nước, hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Hai là, học tập cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường.
Ba là, học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân; luôn nhân ái, vị tha, khoan dung và nhân hậu với con người.
Bốn là, học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua mọi thử thách gian nguy để đạt được mục đích cuộc sống.
	III/ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI.
1/ Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người.
a. Con người được nhìn nhận như một chỉnh thể.
b. Con người lịch sử cụ thể.
c. Bản chất con người mang tính xã hội.
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người và chiến lược “trồng người”.
a. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người.
Con người là vốn quý nhất – nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng. 
Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng; phải coi trọng, chăm sóc, phát huy nhân tố con người.
b. Quan điểm của Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng người”.
- “Trồng người” là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cách mạng.
-“Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”.
- Chiến lược “trồng người” là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
III. Kết luận.
Hồ Chí Minh được cả thế giới tôn vinh là Nhà văn hóa kiệt xuất không chỉ vì Người đã sáng tạo ra một thời đại mới và một nền văn hóa mới ở Việt Nam mà còn vì những đóng góp mới của Người vào lý luận và sự phát triển chung của văn hóa nhân loại.
Trong lĩnh vực văn hóa, Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy vai trò và sức mạnh của văn hóa, đã sớm đưa văn hóa vào chiến lược phát triển của đất nước.
Ngay sau khi giành được độc lập, Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng một nền văn hóa mới ở Việt Nam bằng việc phát động phong trào bình dân học vụ, diệt giặc dốt, nâng cao dân trí và xây dựng đời sống mới, xây dựng và phát triển các mỹ tục, thuần phong . . . đưa những giá trị văn hóa đi sâu vào quần chúng, coi nó như một sức mạnh vật chất, một động lực, một mục tiêu, một hệ điều tiết xã hội trong quá trình phát triển. Đây là một quan điểm hoàn toàn mới mẻ, điều mà mãi đến những năm 80 của thế kỷ XX, UNESCO mới tổng kết và coi đó như một quy luật phát triển của xã hội.
Phát triển quan điểm của C. Mác: văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị, Hồ Chí Minh bổ sung thêm: văn hóa cũng là một mặt trận, văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên Mặt trận ấy. Bàn về chức năng của văn hóa, Người cho rằng: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi” (chức năng nâng cao nhận thức, mở rộng hiểu biết); “văn hóa phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do” (chức năng bồi dưỡng tinh thần vì nước quên mình); “văn hóa phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ” (xây dựng và hoàn thiện đạo đức con người) . . . hầu hết những luận điểm có tính chân lý này, Hồ Chí Minh đều đưa ra trong thời kỳ 1945 đến 1946, khi Người bắt tay vào xây dựng một nền văn hóa mới ở Việt Nam. Thực tiễn chứng minh rằng, những luân điểm đó không chỉ có ý nghĩa với Việt Nam, mà còn có ý nghĩa quốc tế rất sâu sắc. Đánh giá cao tư tưởng và những đóng góp của Hồ Chí Minh, Nghị quyết tôn vinh Người là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới của UNESCO có đoạn: “Những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”.
Trong lĩnh vực đạo đức, Hồ Chí Minh đã có những đóng góp rất đặc sắc vào tư tưởng đạo đức học mác xít. Những đóng góp đó đã nâng Người lên vị trí một nhà đạo đức học lỗi lạc được thế giới thừa nhận.
Do nhiều nguyên nhân, C. Mác, Ph. Ăngghen và V. I. Lênin nói nhiều về đạo đức, song chưa có điều kiện bàn niều về vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội. Hồ Chí Minh đã phát triển, hoàn thiện tư tưởng đạo đức học mác xít về vai trò và sức mạnh của đạo đức, về những chuẩn mực đạo đức cơ bản và những nguyên tắc xây dựng một nền đạo đức mới phù hợp với Việt Nam. Nhờ đó, đã tạo nên một cuộc cách mạng trong lĩnh vực đạo đức ở Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới có giá trị lý luận và thực tiễn rất quan trọng.
Về mặt lý luận, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới với nội dung sâu sắc và mới mẻ, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo con người Việt Nam. Trên cơ sở quán triệt quan điểm giáo dục đạo lý để làm người, coi con người là vốn quý nhất, chăm lo cho hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã xác định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.
Con người, chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hóa, ngày càng được quan tâm chăm sóc, phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, là động lực của chủ nghĩa xã hội.
Chủ nghĩa xã hội là một chế độ ưu việt nhưng phải hiểu sự ưu việt trên hai mặt gắn bó với nhau: Một là, nó là kết quả của những nỗ lực vượt bậc và bền bỉ của toàn dân ta, với những con người phát triển cả về trí lực và khả năng lao động, về tính tích cực chính trị - xã hội, về đạo đức, tình cảm trong sáng. Hai là, đó là xã hội do những con người mới làm chủ, một xã hội không phải chỉ do con người, mà còn vì con người.
Về mặt thực tiễn, sự phát triển con người đã trở thành tiêu chí ngày càng quan trọng trong việc xếp hạng các nước trên thế giới. Năm 1990, chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) đã đưa ra chỉ dẫn nhằm đánh giá tiến bộ kinh tế và xã hội của một nước, không chỉ ở tổng sản phẩm quốc dân như trước đây, mà dựa trên cơ sở của ba chỉ tiêu cơ bản: thu nhập, trình độ giáo dục và tuổi thọ.
Hướng bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người Việt Nam là không ngừng gia tăng tính tự giác, năng động, tự chủ, phát huy sức mạnh bên trong của mỗi cá nhân, chú trọng xây dựng những mặt thuộc thượng tầng của đời sống xã hội như giáo dục, y tế, phúc lợi công cộng, kết hợp với sức mạnh của cả cộng đồng, xây dựng nền tảng tinh thần vững chắc của chế độ mới.
Dưới ánh sáng Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta nhấn mạnh việc chăm lo cho hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta. Trong mục tiêu phấn đấu chung “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, Đảng ta phấn đấu làm cho “nhân dân có cuộc sống no đủ, có nhà ở tương đối tốt, có điều kiện thuận lợi về đi lại, học hành, chữa bệnh, có mức hưởng thụ văn hóa khá. Quan hệ xã hội lành mạnh, lối sống văn minh, gia đình hạnh phúc”.
Xét đến cùng, Đó là tư tưởng phấn đấu cho độc lập, tự do, hạnh phúc của con người, của dân tộc và nhân loại. Nói cách khác, tất cả vì con người, do con người.
Hồ Chí Minh thường nói đến “văn minh thắng bạo tàn”. Văn minh ở đây được hiểu cả trình độ phát triển đời sống tinh thần và trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật. Xã hội văn minh là xã hội có những con người nhân văn, tức là những con người phát triển toàn diện cả đức, trí, thể mỹ; lý tưởng và tình cảm; nhân ái và khoan dung. Xã hội mới không chấp nhận con người phát triển một chiều, phiến diện, què quặt. Muốn con người trở thành vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng thì phải phát huy vai trò của giáo dục – đào tạo. Bởi vì, giáo dục bao gồm gia đình - nhà trường – xã hội – góp phần hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách con người. “Trồng người” là nhằm phát triển toàn diện con người, nâng cao trình độ “người”, hướng con người tới Chân- Thiện – Mỹ. 
Tư tưởng về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ lâu, tư tưởng đó đã trở thành một bộ phận của nền văn hóa dân tộc và là ngọn đèn pha soi đường cho công cuộc xây dựng một nền văn hóa và đạo đức mới ở Việt Nam. Nghiên cứu và học tập tư tưởng văn hóa, đạo đức Hồ Chí Minh, cũng như noi theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần là vấn đề nhận thức, mà còn là trách nhiệm chính trị của cả dân tộc, nhằm xây dựng Việt Nam thành một quốc gia văn minh trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

File đính kèm:

  • docxBài giảng tóm lược Tư tưởng Hồ Chí Minh.docx