Bài giảng Tiếng Việt I - Nguyễn Thị Hồng Liên

MỤC LỤC

Trang

LỜI GIỚI THIỆU

PHẦN THỨ I: GIỚI THIỆU HỌC PHẦN

PHẦN THỨ II: MỤC TIÊU HỌC PHẦN

PHẦN THỨ III: KẾ HOẠCH DẠY HỌC

2 3 3 4

Phần I: Dẫn luận ngôn ngữ học (15 tiết):

A. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

B. CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ

C. THÔNG TIN PHẢN HỒI

Chương 1. Đại cương về ngôn ngữ, ngôn ngữ học (2 tiết) .

Chương 2. Bản chất, chức năng, nguồn gốc của ngôn ngữ (6 tiết)

Chương 3. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu (3 tiết) .

Chương 4. Phân loại ngôn ngữ (3tiết) .

Chương 5. Chữ viết (1 tiết) .

Phần II. Ngữ âm tiếng Việt hiện đại (15 tiết) : gồm các chương .

A. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

B. CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ

C. THÔNG TIN PHẢN HỒI

Chương 1. Đại cương về ngữ âm học (6 tiết) .

Chương 2. Hệ thống ngữ âm tiếng Việt (9 tiết) .

Phần III. Từ vựng tiếng Việt (15 tiết) : gồm các chương .

A. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

B. CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ

C. THÔNG TIN PHẢN HỒI

Chương 1. Đại cương từ vựng và từ vựng học (2 tiết) .

Chương 2. Từ và cấu tạo từ của tiếng Việt (5 tiết) .

Chương 3. Nghĩa của từ tiếng Việt (5 tiết)

Chương 4. Các lớp từ vựng tiếng Việt (3 tiết) .

 

pdf108 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Tiếng Việt I - Nguyễn Thị Hồng Liên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ủa phương ngữ. Phương ngữ là ngôn ngữ của một địa 
phương bao gồm cả mặt ngữ âm, từ vựng lẫn ngữ pháp. 
Nguyên nhân xuất hiện chủ yếu của từ địa phương là do sự phân hoá về dân cư, địa 
lí và hàng rào kinh tế. Ngoài ra sự phân hóa về mặt chính trị, xã hội cũng là một nhân tố 
khác tác động đến sự hình thành của phương ngữ . 
2.2.2. Vấn đề phân chia các vùng phương ngữ trong tiếng Việt: Có hai xu hướng phân 
chia khác nhau: 
- Xu hướng thứ nhất, phân chia thành ba vùng phương ngữ. Bao gồm các phương ngữ: 
+ Phương ngữ Bắc Bộ gồm phương ngữ các vùng từ Thanh Hoá trở ra. 
+ Phương ngữ Trung Bộ gồm phương ngữ các vùng từ Nghệ An trở vào. 
+ Phương ngữ Nam Bộ gồm các phương ngữ các vùng từ Sông Bé trở vào. 
- Xu hướng thứ hai, phân chia thành bốn vùng phương ngữ. 
+ Phương ngữ Bắc Bộ bao gồm trung tâm Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đến Thanh Hóa. 
104 
+ Phương ngữ Bắc Trung Bộ gồm các vùng từ Nghệ Tĩnh đến Bình Trị Thiên. 
+ Phương ngữ Nam Trung Bộ gồm các vùng từ Quảng Nam, Ðà Nẵng đến Thuận Hải. 
+ Phương ngữ Nam Bộ gồm vùng Ðông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Phương ngữ Nam Bộ 
từ Ðồng Nai, Sông Bé đến Mũi Cà Mau. Trung tâm của phương ngữ Nam Bộ là thành 
phố Hồ Chí Minh. 
2.2.3. Phân loại từ địa phương: Có thể thấy có một số kiểu từ địa phương sau: 
a) Từ địa phương không có sự đối lập với từ vựng toàn dân: 
+ Từ địa phương Nam Bộ: Chôm chôm, sầu riêng. măng cụt, chao, tràm, đước, 
+ Từ địa phương Bắc Trung Bộ: chẻo, cối, khoé, nhút, thưng,.. 
b) Từ địa phương có sự đối lập với từ vựng toàn dân toàn dân: Kiểu này có thể chia ra hai 
loại nhỏ. Căn cứ vào hai mặt ngữ âm và ngữ nghĩa của chúng. 
+ Từ địa phương đối lập về mặt ý nghĩa. Những từ ngữ này về ngữ âm giống với từ ngữ 
tương ứng trong ngôn ngữ văn học toàn dân, nhưng ý nghĩa khác nhau. Ví dụ: 
Từ ngữ Ngôn ngữ toàn dân Nghĩa trong phương ngữ 
cậu Em trai mẹ Hải Hưng: Anh trai của mẹ. 
té Hắt nước Nam Bộ: ngã 
Ở các từ ngữ địa phương kiểu trên cần phân biệt hai trượng hợp: 1/Từ địa phương 
và từ toàn dân vốn cùng một nguồn gốc, nhưng có sự biến dổi về nghĩa. Sự biến đổi này 
diễn ra theo hướng mở rộng (nón = nón+ mũ), hoặc chuyển đổi trong phạm vi cùng một 
trường nghĩa (chén=bát, mận= roi ). 2/ Từ địa phương và từ toàn dân đồng âm với nhau 
chứ không có quan hệ nguồn gốc. Ví dụ giữa té (hắt nước) và té (ngã). 
c) Từ địa phương có sự đối lâp về mặt ngữ âm. Kiểu này có thể chia ra làm hai loại nhỏ, 
căn cứ vào mức độ khác biệt về ngữ âm so với từ ngữ toàn dân tương ứng. 
+ Các từ ngữ địa phương có hình thức ngữ âm khác hoàn toàn với từ ngữ tương ứng trong 
ngôn ngữ toàn dân. Ví dụ: 
Toàn dân Hải Hưng Thanh Hóa Nghệ Tĩnh Nam Bộ 
bà mậu mụ 
cá quả cá tràu cá lóc 
lợn ỉn heo 
105 
+ Các từ ngữ địa phương có hình thức ngữ âm khác bộ phận với từ ngữ tương ứng trong 
ngôn ngữ toàn dân. Ví dụ: 
Toàn dân Hải Hưng Thanh Hóa Nghệ Tĩnh Nam Bộ 
đu đủ thù đủ thu đủ 
gà kê kha 
trâu râu tru tru 
thật thiệt 
sinh sanh 
 Từ địa phương là bộ phận của ngôn ngữ toàn dân. Tuy nhiên cần chú ý là ranh giới giữa 
từ địa phương và từ toàn dân rất sinh động. Từ địa phương chủ yếu là từ vựng khẩu ngữ, 
cần sử dụng nó đúng chỗ, đúng lúc để đảm bảo tính đúng đắn, tính trong sáng của văn bản 
được tạo lập. 
Tóm lại, thuật ngữ khoa học kỹ thuật, từ nghề nghiệp, biệt ngữ và từ địa phương là 
những nhánh phụ của ngôn ngữ toàn dân. Sau thời gian được thử thách, những yếu tố 
được đánh giá là tích cực sẽ được bổ sung vào ngôn ngữ toàn dân, làm giàu cho ngôn ngữ 
toàn dân. Do phạm vi sử dụng của chúng hạn chế cho nên cần chú ý đến loại phong cách 
ngôn ngữ phù hợp với từng lớp từ để sử dụng chúng được tốt, phát huy được hiệu quả. 
2.3. Thuật ngữ khoa học 
2.3.1. Khái niệm: Thuật ngữ là bộ phận từ vựng dùng để biểu đạt những khái niệm xác 
định thuộc hệ thống những khái niệm của một nghành khoa học xác định. 
2.3.2. Ðặc điểm: 
- Tuy là bộ phận từ vựng không thể thiếu được trong vốn từ dân tộc, nhưng so với từ 
thường, thuật ngữ ít được sử dụng rộng rãi. 
- Thuật ngữ có ý nghĩa biểu vật trùng với phạm vi sự vật hiện tượng trong thực tế của các 
ngành khoa học – kĩ thuật tương ứng. 
- Ý nghĩa biểu niệm trùng với khái niệm về các đối tượng ấy trong ngành khoa học cụ thể. 
- Nội dung của thuật ngữ thường đồng nhất ở mọi ngôn ngữ do nó không bị sự chia cắt 
thực tế khách quan khác nhau của từng ngôn ngữ tác động. Vì vậy, nếu những từ thường 
mang tính dân tộc, thì thuật ngữ mang tính quốc tế. 
2.3.3. Tiêu chuẩn xây dựng thuật ngữ khoa học (đặc điểm): 
106 
- Tính chính xác: Một thuật ngữ chính xác có nghĩa là nó chỉ biểu đạt được một khái niệm 
duy nhất mà không gây nhầm lẫn. Muốn vậy, cần làm sao cho hệ thống thuật ngữ được sử 
dụng trong một ngành khoa học không xuất hiện hiện tượng đồng âm, đồng nghĩa hay 
nhiều nghĩa. 
- Tính hệ thống: Tính hệ thống biểu hiện ở cả hai mặt hình thức và nội dung. 
+ Về mặt nội dung, mỗi thuật ngữ tương ứng với một khái niệm nhất định có quan hệ chặt 
chẽ với các thuật ngữ khác trong hệ thống, và mang một giá trị riêng biệt. 
+ Về mặt hình thức, tính hệ thống biểu hiện ở chỗ nhìn vào mặt cấu tạo của thuật ngữ, 
những người trong chuyên ngành có thể nhận diện được đấy là tên gọi của đối tượng 
nhóm nào, miền nào trong chuyên ngành ấy nhờ những điểm đồng nhất và đối lập của nó 
với các đơn vị khác về mặt phương thức cấu tạo hay các yếu tố cấu tạo. 
- Tính dân tộc và tính quốc tế: 
+ Do thuật ngữ là một bộ phận trong vốn từ dân tộc nên đồng thời nó phải mang tính dân 
tộc. Tính dân tộc biểu hiện chủ yếu ở mặt hình thức của thuật ngữ. Thuật ngữ phải có 
những đặc điểm phát âm, cấu tạo phù hợp với tiếng nói dân tộc. 
+ Ngoài ra, bởi vì các khái niệm khoa học là tài sản chung của toàn nhân loại nên thuật 
ngữ cũng phải mang tính quốc tế. Tính quốc tế biểu hiện chủ yếu ở mặt nội dung. Nói như 
thế không có nghĩa tính quốc tế không có quan hệ gì với mặt hình thức. Các ngôn ngữ 
cùng khu vực thường có hệ thống thuật ngữ tương tự nhau ở cả mặt cấu tạo. 
Có một điều cần chú ý là tính dân tộc và tính quốc tế có quan hệ chặt chẽ với nhau. Có 
thể nói tính quốc tế là cái khuôn hình thức để định hình cho thuật ngữ. Còn tính dân tộc là 
điều kiện để cho thuật ngữ tồn tại trong một ngôn ngữ cụ thể. Nhờ tính dân tộc, thuật ngữ 
trở nên gần gũi, dễ nhớ đối với người bản ngữ. 
2.4. Từ nghề nghiệp 
2.4.1. Ðịnh nghĩa: Từ nghề nghiệp là những từ biểu thị những công cụ, sản phẩm và quá 
trình sản xuất có tính thủ công, được một số người trong một ngành nghề nào đó sử dụng. 
2.4.2. Ðặc điểm của từ nghề nghiệp: 
- Phạm vi sử dụng hạn chế. 
- Ý nghĩa biểu vật trùng với phạm vi sự vật hiện tượng trong thực tế ngành nghề và ý 
nghĩa biểu niệm trùng với khái niệm của ngành nghề về sự vật hiện tượng đó. Ở điểm 
107 
này, từ nghề nghiệp có nhiều nét tương đồng với thuật ngữ. Ngoài ra, so với thuật ngữ 
khoa học- kỹ thuật, mức độ khái quát của từ nghề nghiệp chưa cao song nó lại mang tính 
cụ thể cao hơn. 
- Về mặt cấu tạo, hầu hết từ nghề nghiệp đều sử dụng những đơn vị có sẵn của tiếng Việt 
và có nguồn gốc thuần Việt. Tỉ lệ những từ mang tính võ đóan thấp. 
- Từ nghề nghiệp và thuật ngữ có mối quan hệ chặt chẽ. Từ nghề nghiệp được phát triển 
và chỉnh đốn lại sẽ được bổ sung vào hệ thống thuật ngữ. Do đó có thể nói từ nghề nghiệp 
là thuật ngữ khoa học cấp thấp. 
- Từ nghề nghiệp là một bộ phận trong ngôn ngữ dân tộc, nó có quan hệ gần gũi với đời 
sống nhân dân, do đó nó dễ dàng trở thành từ ngữ toàn dân khi những khái niệm riêng ấy 
trở nên phổ biến rộng rãi trong xã hội 
3. Từ vựng xét theo thời gian sử dụng 
3.1. Từ cổ: Là những từ ra đời rất sớm, mang sắc thái cổ, vốn đã từng tồn tại trong tiếng 
Việt, nhưng nay đã bị thay thế bởi những từ đồng nghĩa tương ứng. Từ cổ bị đẩy vào lớp 
từ vựng tiêu cực. Hiện nay không được dung nữa; chỉ tồn tại trong thơ văn cổ. 
3.2. Từ mới: Là những từ ngữ mới xuất hiện trong từ vựng của tiếng Việt trong khoảng 
thời gian ngần đây. Chúng biểu thị những sự vật hiện tượng mới nảy sinh mà tiếng Việt 
chưa có tên gọi hoặc chúng là những tên gọi mới của những sự vật, hiện tượng đã từng có 
tên gọi nhưng tên gọi ấy nay không còn phù hợp nữa. 
- Thể hiện sự phát triển không ngừng qua thời gian của từ vựng tiếng Việt nói riêng, của 
tiếng Việt nói chung. 
D. BÀI TẬP THỰC HÀNH (SV làm các bài tập ở giáo trình Tiếng Việt, tr 232) 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đỗ Hữu Châu, Giáo trình giản yếu về Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt,1995 
2. Đỗ Hữu Châu, Cơ sở ngữ nghĩa học Từ vựng, Nxb Giáo dục, 1998 
3. Đỗ Hữu Châu, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, 1999 
4. Nguyễn Thiện Giáp, Từ vựng học tiếng Việt. Nxb Giáo dục,1998 
5.Nguyễn Thị Ly Kha, Giáo trình tiếng Việt II, 2004 
6. Nguyễn Văn Tu, Các nhóm từ đồng nghĩa trong tiếng Việt, Nxb ĐH và THCN,1982. 
108 
MỤC LỤC 
 Trang 
LỜI GIỚI THIỆU  
PHẦN THỨ I: GIỚI THIỆU HỌC PHẦN  
PHẦN THỨ II: MỤC TIÊU HỌC PHẦN  
PHẦN THỨ III: KẾ HOẠCH DẠY HỌC  
2 
3 
3 
4 
Phần I: Dẫn luận ngôn ngữ học (15 tiết):  
A. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 
B. CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ 
C. THÔNG TIN PHẢN HỒI 
Chương 1. Đại cương về ngôn ngữ, ngôn ngữ học (2 tiết) .. 
Chương 2. Bản chất, chức năng, nguồn gốc của ngôn ngữ (6 tiết)  
Chương 3. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu (3 tiết) . 
Chương 4. Phân loại ngôn ngữ (3tiết) . 
Chương 5. Chữ viết (1 tiết) .. 
Phần II. Ngữ âm tiếng Việt hiện đại (15 tiết) : gồm các chương . 
A. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 
B. CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ 
C. THÔNG TIN PHẢN HỒI 
Chương 1. Đại cương về ngữ âm học (6 tiết) . 
Chương 2. Hệ thống ngữ âm tiếng Việt (9 tiết) . 
Phần III. Từ vựng tiếng Việt (15 tiết) : gồm các chương .. 
A. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 
B. CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ 
C. THÔNG TIN PHẢN HỒI 
Chương 1. Đại cương từ vựng và từ vựng học (2 tiết) . 
Chương 2. Từ và cấu tạo từ của tiếng Việt (5 tiết) . 
Chương 3. Nghĩa của từ tiếng Việt (5 tiết)  
Chương 4. Các lớp từ vựng tiếng Việt (3 tiết) .. 
5 
5 
 6 
 7 
 7 
12 
31 
37 
43 
45 
45 
46 
47 
47 
56 
68 
68 
69 
69 
 70 
71 
86 
96 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_tieng_viet_i_nguyen_thi_hong_lien.pdf