Bài giảng Thực tập Kỹ thuật truyền hình - Trần Văn Huy
Kỹ thuật truyền hình (KTTH) là một trong những chuyên ngành kỹ thuật đã, đang và chắc chắn sẽ còn được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực từ quân sự đến dân dụng. Nó bao gồm các quá trình phát và thu tín hiệu: từ thu hình, dựng hình, xử lý tín hiệu hình đến phát hình và cuối cùng là quá trình tái tạo lại hình ảnh diễn ra trong TV.
KTTH là một môn học gắn liền với những kiến thức căn bản của các môn học chuyên ngành như: Lý thuyết mạch, Lý thuyết tín hiệu, Trường điện tử, Điện tử cơ bản, Máy điện, Kỹ thuật xung, Đo lường điện, Đo lường vô tuyến điện tử, Kỹ thuật cao tần, Vi mạch số, Vi mạch tương tự, Kỹ thuật truyền thanh, Vi xử lý,
Trong điều kiện cơ sở vật chất như hiện nay của Xưởng Thực tập KTTH Khoa Điện tử Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM cộngv với yếu tố thời gian thực tập, việc thực tập KTTH tại đây chưa có điều kiện thực hiện được cả quá trình thực tập phát và thu hình.
Mặc dù chỉ là một thiết bị trong truyền hình, nhưng TV là thành tựu, là một trong những đỉnh cao của ngành điện tử và hầu như nó là kết quả của sự tổng hợp những kiến thức cơ bản của các môn học cơ sở, chuyên ngành mà SV đã được học, vì vậy việc dung TV để giảng dạy thực tập là rất thích hợp.
Bài giảng được biên soạn nhằm mục đích:
1. Hướng dẫn SV các thao tác, phương pháp đo đạc.
2. Thực hiện quy trình thực tập một cách hợp lý, khoa học.
3. Kích thích sự vận động trí não SV trong lúc thực tập đồng thời hình thành kỹ năng chuyên môn, tiếp cận với thực tế.
4. Giúp SV củng cố, đồng thời hiểu sâu hơn các kiến thức của các môn học cơ sở và chuyên ngành.
5. Giúp cho SV có thể tự kiểm tra các kiến thức còn thiếu sót trong quá trình học tập và tìm cách khắc phục ( tham khảo them tài liệu, xem lại sách, trao đổi với GV )
6. Rèn luyện SV tính kiên nhẫn và cẩn thận trong công việc.
SV Sư phạm Kỹ thuật được đào tạo để trở thành kỹ sư, giáo viên dạy nghề. Do đó, trong quá trình giảng dạy thực tập, ngoài việc giúp SV rèn luyện thêm kỹ năng, tay nghề, GV còn phải hướng dẫn SV tư duy, tạo sự hứng thú, bình tĩnh và tự tin trong lúc thực tập.
Giúp SV hiểu quá trình thực tập nói chung và thực tập KTTH không như việc học nghề để trở thành “ THỢ CHUYÊN NGHIỆP”sửa TV, mặc dù trong khi thực tập các thao tác sẽ có thể “ giống như” đang sửa TV, nhưng trước khi thao tác cần phải được lý luận, phân tích và các hỏng hóc phải được khắc phục một cách khoa học, có phương pháp dựa trên những kiến thức khoa học đã được trang bị.
Mặc dù Bài giảng được biên soạn từ Tài liệu hướng dẫn Thực tập KTTH, tham khảo từ nhiều sách một cách thận trọng và tỉ mỉ nhưng chắc chắn không trành khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân tình của quý
Thầy, quý Cô cùng các bạn đồng nghiệp.
VXL. * Bước 1: Dùng VOM và DĐK đo giá trị điện áp nguồn cấp cho VXL * Bước 2: Dùng VOM và DĐK đo giá trị điện áp tại chân được cấp dao động xung Clock. Bước 3: Dùng VOM đo mức logic tại chân RESET của VXL. Giai đoạn 3: Đo đạc các thông số kỹ thuật của bộ nhớ dữ liệu. * Bước 1: Dùng VOM đo giá trị điện áp nguồn cấp cho IC nhớ dữ liệu. * Bước 2: Dùng VOM đo mức logic tại chân CS (Chip Select) - nếu có – hay còn được gọi là CE (Chip Enable) của IC nhớ. * Bước 3: Dùng DĐK khảo sát dạng sóng tín hiệu tại các chân địa chỉ và dữ liệu của IC nhớ. Hoặc tại các chân SDA (Serial Data) và SCL (Serial clock) nếu IC nhớ được cấu trúc theo chuẩn I2C Bus. Giai đoạn 4: Đo đạc các thông số kỹ thuật của các mạch ngõ vào * Bước 1: Dùng VOM hoặc DĐK đo điện áp tại các phím trên Board mạch TV. * Bước 2: Dùng DĐK khảo sát dạng sóng tín hiệu tại ngõ ra của đầu thu ánh sáng hồng ngoại. * Bước 3: Dùng DĐK đo dạng sóng tín hiệu các xung định vị hiển thị (Display) H. Sync. Và V.Sync. * Bước 4: Dùng VOM đo mức logic tại các chân HOLD IN và BUS- STOP của VXL. * Bước 5: Dùng DĐK khảo sát dạng sóng tín hiệu tại chân AFT (nếu có) của VXL. Giai đoạn 5: Đo đạc các thông số kỹ thuật của các mạch ngõ ra. * Bước 1: Dùng VOM đo mức logic tại chân POWER của VXL ở các chế độ Normal và Stand-by * Bước 2: Dùng VOM đo mức logic tại các chân báo hiệu bằng LED và VXL ở các chế độ Normal và Stand-by, Timer và trong lúc đang nhận tín hiệu điều khiển từ xa. * Bước 3: Dùng VOM đo mức logic tại chân AV/TV của VXL ở các chế độ AV và TV. * Bước 4: Dùng VOM đo mức logic tại chân MUTE của VXL ở các chế độ MUTE, NOT MUTE, BLUE SCREEN (AV), BLUE SCREEN (TV), và đang chuyển kênh. * Bước 5: Dùng VOM đo mức logic tại các chân VHF–N, VHF-H, UHF và dùng DĐK khảo sát dạng sóng tín hiệu VT của VXL trong quá trình dò đài và trong khi đang thu được 1 đài cụ thể. * Bước 6: Dùng D Đk khảo sát dạng sóng tại các chân OSD-R, OSD-G và OSD-B của bộ VXL ở các chế độ RED PATTERN, GREEN PATTERN, BLUE PATTERN, BLUE SCREEN, BLUE SCREEN có DISPLAY. * Bước 7: Dùng VOM đo đạc khi điều chỉnh các thôg số Color, Contrast, Brightness, Tint và Volume tại các chân tương ứng (nếu có) trên bộ VXL. Giai đoạn 6: Phân tích diễn biến các hoạt động xảy ra bên trong TV ở các chế độ Stand-by và Nomal. Trên cơ sở đó xây dựng giải thuật chương trình chính và nhãng giảithuật chương trình đáp ứng 1 số phím cơ bản trên REMOTE CONTROL: POWER, MUTE, DISPLAY, MENU, VOL+, VOL-, CH+, CH- IV/ Các điểm cần lưu ý: GV hướng dẫn và lưu ý SV: Không nên chạm tay vào khu vực có IC VXL. Cẩn thận khi đo tín hiệu, đo điện áp tại các chân của bộ VXL. Cấm SV thay đổi tuỳ tiện các thông số dữ liệu khi TV ở chế độ SERVICE MODE. V/ Hướng dẫn SV báo cáo thực tập: Vận dụng lý thuyết: Nhằm củng cố và vận dụng kiến thức về VXL vào môn học KTTH có liên quan đến bài thực tập, GV hướng dẫn và kiểm tra SV thực hiện các câu hỏi sau: Câu 1: Vẽ sơ đồ khối và giải thích nguyên tắc hoạt động của 1 hệ VXL? Câu 2: Các bộ VXL được sd trong các TV thuộc loại đa dụng hay chuyên dụng? Thực tế, bản chất chúng thuộc loại vi xử lí hay vi điều khiển? Tại sao? Câu 3: Hãy vẽ dạng sóng tín hiệu của các đường SDA và SCL ở các điều kiện Start và Stop: - Điều kiện START. - Điều kiện STOP SV cho biết các thông số giới hạn tối đa của chuẩn IEC BUS: + Chiều dài đường mạch:..[m] + Tốc độ truyền.[Kbps] Câu 4: Trình bày những ưu điểm và khuyết điểm của 2 dạng mạch bàn phím: dạng ma trận và dạng cầu chia áp? Câu 5: Dung lượng của các bộ nhớ loại EEPROM nối tiếp có thể được xác định trực tiếp dựa trên số lượng các đường địa chỉ của chúng hay không? Hãy cho biết ý nghĩa của các đường địa chỉ này? Câu 6: Hãy liệt kê các dạng dữ liệu được lưu trữ trong bộ nhớ dữ liệu? Thực hành: Giai đoạn 1: GV hướng dẫn SV phương pháp dò và vẽ mạch in. SV vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện thực tế từ sơ đồ mạch in? Giai đoạn 2: GV hướng dẫn SV phương pháp dò các chân chức năng, SV đo đạc các thông số kỹ thuật của các mạch điện cần thiết cho sự hoạt động của bộ VXL. * Bước 1: Dùng VOM và DĐK đo giá trị điện áp nguồn cấp Vdd cho VXL. Đo đạc bằng VOM ở 2 chế độ NORMAL và STAND-BY. Đo đạc bằng DĐK ở 2 chế độ NORMAL hoặc STAND-BY đều được. Nhận xét: SV nhận xét về điện áp cung cấp cho bộ VXL. * Bước 2: Dùng VOM và DĐK đo giá trị điện áp tại chân được cấp dao động xung clock. Nhận xét: SV ghi nhận xét về giá trị tần số xung clock đo được và giá trị tần số ghi trên XTAL. * Bước 3: Dùng VOM đo mức logic tại chân RESET và VXL. Cho TV hoạt đông ở chế độ NORMAL, đo điện áp tại chân RESET của bộ vi xử lí. VRESET (Normal) = .. Tín hiệu RESET tích cực ở mức logic: Dùng 1 sợi dây dẫn điện, nối chân RESET đến mức logic tích cực của nó – RESET bộ vi xử lí bằng tay – trong khoảng 1 phút. Đồng thời, quan sát tình trạng TV, SV giải thích hiện tượng. Bộ vi xử lí của TV đang thực tập có khả năng RESET mềm ( tứclà: hoạt động RESET được điều khiển bằng phần mêm) hay không? Tại sao biết? Giai đoạn 3: GV hướng dẫn SV phương pháp dò các chân chức năng, SV đo đạc các thông số kỹ thuật của bộ nhớ dư liệu: * Bước 1: Dùng VOM đo giá trị điện áp nguồn cấp cho IC nhớ dữ liệu ở các trạng thái sau: + Chế độ Normal + Chế độ Stand-by + Tắt nguồn Nhận xét: SV ghi nhận xét từ kết quả nhận được. Bộ nhớ đang sử dụng thuộc loại bộ nhớ gì? Tóm tắt các đặc tính cơ bản của nó? * Bước 2: Dùng VOM đo mức logíc tại chân CS (Chip select)- nếu có- hay còn được gọi là CE ( Chip Enable) của IC nhớ. SV ghi giá trị điện áp mức logíc ở 2 trạng thái: Khi đang không diễn ra hoạt động GHI hoặc ĐỌC dữ liệu Khi đang diễn ra hoạt động GHI hoặc ĐỌC dữ liệu * Bước 3: Dùng DĐK khảo sát dạng sóng tín hiệu tại các chân địa chỉ ( Address) và dữ liệu ( Dât) của IC nhớ. Hoặc tại các chân SDA ( Serial Data) và SCL ( Serial clock) nếu IC nhớ được cấu trúc theo chuẩn I2C Bus. Vẽ dạng sóng tín hiệu tại 1 chân địa chỉ ( hoặc SCL). Vẽ dạng sóng tín hiệu tại 1 chân dữ liệu ( hoặc SDA) Giai đoạn 4: GV hướng dẫn SV phương pháp dò các chân chức năng, SV đo đạc các thông số kỹ thuật của các mạch ngõ vào. * Bước 1: Dùng VOM hoặc DĐK đo điện áp tại các phím trên Board TV. SV xác định các phím của TV đag thực tập được bố trí theo dạng ma trận hay dạng mạch chia áp? Nếu các phím được bố trí dạng ma trận, dùng DĐK khảo sát dạng sóng trên một đường Scan line: Nếu các phím được bố trí dạng mạch chia áp, dùng VOM ( có thể đo được mV) hoặc DĐK, đo đạc điện áp nấc thang tương ứng với mỗi phím và điền vào bảng sau đây: Tên phím Điện áp tương ứng khi nhấn phím [mV] Menu CH+ CH- VOL+ VOL- * Bước 2: Dùng DĐK khảo sát dạng sóng tín hiệu tại ngõ ra của đầu thu ánh sáng hồng ngoại. GV hướng dẫn SV phương pháp để nhận biết được tần số sóng mang của hiệu ánh sáng hồng ngoại phát ra từ Remote Control. SV khảo sát và vẽ dạng sóng tín hiệu tại ngõ ra của đầu thu ánh sáng hồng ngoại tương ứng với khi nhấn một phím bất kỳ trên Remote Control. * Bước 3: Dùng DĐK đo dạng sóng tín hiệu các xung định vị hiển thị (Display) fH và fV. - Dạng sóng xung định vị fH - Dạng sóng xung định vị fV. * Bước 4: Dùng Vom đo mức logic tại các chân HOLD-IN và BUS- STOP của VXL ở 2 chế độ: + Chế độ Normal + Chế độ Stand-by * Bước 5: Dùng DĐK khảo sát dạng sóng tín hiệu tại chân AFT ( nếu có) của VXL ở 2 trạng thái. Trạng thái dò đài. Khi đang thu 1 đài cụ thể. Giai đoạn 5: GV hướng dẫn SV phương pháp dò các chân chức năng, SV đo đạc các thông số kỹ thuật của các mạch ngõ ra. * Bước 1: Dùng Vom đo mức logic tại chân POWER của VXL ở các chế dộ Nomal và Stand-by. * Bước 2: Dùng Vom đo mức logic taị (các) chân báo hiệu bằng LED của VXL ở các chế dộ Nomal, Stand-by, Timer và trong lúc đạng nhận tín hiệu đièu khiển từ xa tại các vị trí: + Chân SBY/REH + Chân TIMER Dùng D ĐK khảo sát dạng sóng tại chân SBY/REH khi đang điều khiển TV bằng REMOTE. Đối chiếu dạng sóng vừa khảo sát với dạng sóng đi ra từ đầu thu hông ngoại, rút ra kết luận? * Bước 3: Dùng Vom đo mức logic tại chân AV/TV của VXL ở các chế độ AV va TV. * Bước 4: Dùng Vom đo mức logic tại chân Mute của bộ VXL ở các chế độ MUTE, NOT MUTE, BLUE SCREEN (AV), BLUE SCREEN (TV), và ĐANG CHUYỂN KÊNH. * Bước 5: Dùng Vom đo mức logic tại các chân VHF-L, VHF-H, UHF và dùng D ĐK khảo sát dạng sóng tín hiệu VT của VXL trong quá trình dò đài và trong khi đang thu được 1 đài cụ thể. Tiến hành dò đài tự động, đồng thời dùng Vom đo điện áp tại các chân, VHF-L, VHF-H, UHF của bộ VXL và phạm vi thay đổi điện áp dò đài tại chân VT của TUNER. Tiến hành dò đài tự động, đồng thời dùng DĐK khảo sát dạng sóng tại chân VT của bộ VXL, vẽ đại diện 1 dạng sóng khảo sát được: Điện áp dò đài được tạo ra theo kỹ thuật chuyển đổi D/A haykỹ thuật điều chế bề rông xung PWM? Cho biết ưu điểm của kỹ thuật đang được áp dụng? * Bước 6: Dùng DĐK khảo sát dạng sóng tại các chân OSD-R, OSD-G, và OSD-B của bộ VXL ở các chế độ RED PATTERN, GREEN PATTERN, BLUE PATTERN, BLUE SCREEN, BLUE SCREEN có DISPLAY. - Vẽ dạng sóng tại các chân OSD-R, OSD-G, và OSD-B ở chế độ RED PATTERN. - Vẽ dạng sóng tại các chân OSD-R, OSD-G, và OSD-B ở chế độ BLUE SCREEN - Vẽ dạng sóng tại các chân OSD-R, OSD-G, và OSD-B ở chế độ BLUE SCREEN có DISPLAY. * Bước 7: Dùng VOM đo đạc phạm vi thay đổi điện áp tại các chân tương ứng (nếu có) trên bộ VXL khi điều chỉnh các thông số Color, Contrast, Brightness, Tint, và Volume. Giai đoạn 6: Phân tích diễn biến các hoạt động xảy ra bên trong TV ở các chế độ Stand-by và Normal. Trên cơ sở đó xây dựng giải thuật chương trình chính và những giải thuật chương trình đáp ứng 1 số phím cơ bản trên Remote: POWER, MUTE, DISPLAY, MENU, VOL+, VOL-, CH+, CH- Chú ý sử dụng đúng các kí hiệu dùng cho lưu đồ. Sau đây là 1 số kí hiệu cơ bản: Data Dicision Process Terminator Preparation Document Internal Storage Predefined Process Off-page Connector Manual Operation Conne-ctor Manual Input Display Delay Stored data Direction - Xây dựng giải thuật chưong trình chính - Xây dựng giải thuật chương trình đáp ứng 1 số phím cơ bản trên Remote: (tuỳ chọn 2 phím)
File đính kèm:
- bai_giang_thuc_tap_ky_thuat_truyen_hinh_tran_van_huy.doc