Bài giảng Thị trường kỳ hạn

MỤC LỤC

1. Khái niệm thị trường kỳ hạn và giao sau 1

1.1. Thị trường kỳ hạn 1

1.2. Thị trường giao sau 1

2. Sự hình thành và phát triển thị trường kỳ hạn và giao sau 2

2.1. Thị trường kỳ hạn 2

2.2. Thị trường giao sau 3

2.2.1. Thị trường giao sau hàng hóa (Chicago) 3

2.2.2. Thị trường giao sau tài chính 4

3. Cấu trúc thị trường kỳ hạn và giao sau 6

3.1. Cấu trúc thị trường kỳ hạn 6

3.2. Cấu trúc thị trường giao sau 7

3.2.1. Thiết kế và phát triển các hợp đồng 7

3.2.2. Cấu trúc của một hợp đồng giao sau 7

3.2.3. Quy định về giao nhận hàng hóa 8

3.2.4. Quy định về giới hạn giá và điểm dừng giao dịch 9

3.2.5. Những trách nhiệm khác của sàn giao dịch 9

3.2.6. Phí thành viên và sự biến động trong giá Seat 9

3.2.7. Ai là người giao dịch trên thị trường kỳ hạn? 10

3.3. Mối quan hệ giữa thị trường kỳ hạn và thị trường giao sau 10

3.3.1. So sánh hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau 10

3.3.2. Mối liên hệ giữa thị trường giao sau và thị trường kỳ hạn 11

4. Cơ chế giao dịch giao sau 12

4.1. Yết giá và cách đọc yết giá giao sau 12

4.2. Cơ chế giao dịch giao sau 13

4.2.1. Đặt lệnh 14

4.2.2. Thanh toán bù trừ hàng ngày 14

4.2.3. Đóng vị thế giao sau 19

4.2.4. Thanh toán trên hợp đồng kỳ hạn 20

5. Các loại chi phí giao dịch 21

5.1. Phí hoa hồng 21

5.2. Chênh lệch giá mua bán 21

5.3. Chi phí giao nhận 22

Phụ lục

Tài liệu tham khảo

 

docx29 trang | Chuyên mục: Quản Trị Tài Chính | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Thị trường kỳ hạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
g sớm hơn ngày đáo hạn. Nếu bạn có nhu cầu mua hàng hóa thực sự, tốt hơn nên mua chúng trên thị trường giao ngay.
Cho dù người bán có những linh hoạt của mình trong khi giao dịch với người mua, thì trong một vài trường hợp họ vẫn giao hàng thông qua một quá trình gọi là trao đổi thỏa thuận (EFP) hay còn gọi là thỏa thuận ngoài sàn hoặc là thỏa thuận phi tài chính. Trong thực tế, đây là một loại giao dịch giao sau có thỏa thuận và không xảy ra trên sàn giao dịch. Trong một giao dịch EFP, người nắm giữ vị thế mua và người nắm giữ vị thế bán cùng nhau thỏa thuận về một hợp đồng giao ngay và đóng lại các vị thế giao sau của họ.
Ví dụ, bác nông dân A nắm giữ vị thế bán trong hợp đồng giao sau lúa mì và công ty B ở vị thế mua trong cùng một hợp đồng. Công ty B muốn mua lúa mì của bác nông dân A, nhưng hoặc là lúa mì không thỏa mãn các điều kiện ghi trên hợp đồng, hoặc là bác nông dân thấy tốn kém ghê gớm khi giao hàng tại Chicago theo hợp đồng yêu cầu. Trong mỗi trường hợp, bác nông dân A và công ty B có thể dàn xếp để giao nhận lúa mì tại một địa điểm khác và B trả cho A với giá thỏa thuận. Sau đó, A và B sẽ báo cáo giao dịch này cho CBOT mặc dù mỗi bên đã bù trừ hợp đồng giao sau của mình bằng một giao dịch với một bên khác. Như vậy, EFP sẽ tạo thêm tính linh hoạt trong việc thực hiện giao nhận, chọn kỳ hạn và quản lý hoạt động khi sàn giao dịch đóng cửa. EFP cũng được sử dụng trong các hợp đồng thanh toán giao ngay và chiếm hầu như 100% giao nhận trên thị trường giao sau dầu hỏa.
Thanh toán trên hợp đồng kỳ hạn
Bởi vì hợp đồng kỳ hạn không có các điều khoản và điều kiện chuẩn như hợp đồng giao sau nên chúng không có các cơ chế giao dịch bù trừ như trong cách mà chúng ta đã tiến hành trên hợp đồng giao sau. Nếu một định chế tài chính muốn mua một hợp đồng kỳ hạn, họ bị buộc phải mua hàng hóa vào một ngày trong tương lai. Mặc dù vậy, đinh chế tài chính này cũng có thể bán một hợp đồng kỳ hạn mới vào đúng ngày hôm đó. Dĩ nhiên là giá cả có thể thay đổi và làm cho định chế lời hoặc lỗ. Về cơ bản, đây là một dạng thanh toán bù trừ, nhưng tính thanh khoản của thị trường kỳ hạn kém hơn thị trường giao sau vì không dễ gì tìm được một đối tác thích hợp với những gì mà người bù trừ vị thế mong muốn. Ngoài ra, giao dịch mới cũng tạo nên một dạng rủi ro tín dụng. Trong hầu hết các hợp đồng kỳ hạn có tính thanh khoản cao như ngũ cốc, trái phiếu Kho bạc, Eurodollar, và S&P 500, việc bù trừ hoàn toàn đơn giản và không chịu rủi ro đáng kể. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, một hợp đồng kỳ hạn có thể được bù trừ bằng cách tham gia vào một giao dịch ở vị thế ngược lại, với đối tác lúc đầu. Bằng thỏa thuận tương hỗ như thế, bạn có thể kết thúc cả hai hợp đồng và loại trừ được rủi ro tín dụng. Khi một hợp đồng kỳ hạn được ký kết, người ta thường mong muốn nắm giữ chúng cho đến ngày đáo hạn và thực hiện giao hàng. Tuy nhiên, một vài hợp đồng buộc phải thanh toán bằng tiền mặt. Như vậy, một hợp đồng kỳ hạn đến hạn giống như một hợp đồng giao sau đến hạn.
Các loại chi phí giao dịch
Thị trường giao sau có chi phí giao dịch thấp hơn nhiều so với thị trường quyền chọn, và đây là lợi thế chính của hợp đồng giao sau. Ngoài ra, chi phí giao dịch hợp đồng giao sau ít tốn kém hơn về mặt giấy tờ hơn so với các giao dịch quyền chọn và giao dịch chứng khoán. Vì thị trường kì hạn thường là những dàn xếp mang tính cá nhân nên các bên giao dịch sẽ tốn kém hơn nhiều so với thị trường giao sau. Chi phí giao dịch trên thị trường giao sau bao gồm:
Phí hoa hồng
Hoa hồng trả cho người môi giới được tính trên giá trị hợp đồng. Hoa hồng được trả vào lúc đặt lệnh có nghĩa là tiền hoa hồng xoay vòng sẽ phải trả bất chấp nhà giao dịch cuối cùng có đóng vị thế hợp đồng hoặc thực hiện giao nhận hay thanh toán tiền mặt hay không. Thường ở các sàn giao dịch trên thế giới không quy định một mức phí cố định cho tất cả các khách hàng. Các nhà đầu tư có thể thương lượng với người môi giới về bất cứ những gì mà mình muốn. Nhiều công ty môi giới có những ưu đãi đặc biệt đối với những khách hàng tiểm năng. Thậm chí một vài công ty còn môi giới miễn phí cho các khách hàng mới.
Chênh lệch giá mua bán
Loại thứ hai của chi phí giao dịch là chênh lệch giá mua bán. Có điều, không giống như trên thị trường quyền chọn và chứng khoán, trên thị trường giao sau không có người tạo lập thị trường đúng nghĩa. Nhiều nhà kinh doanh trên sàn, đặc biệt là các nhà kinh doanh chênh lệch giá mua bán và những tay đầu cơ nhỏ lẻ tiến hành niêm yết giá ở mức họ sẵn lòng đồng thời mua ở giá hỏi mua và bán ở giá chào bán. Chênh lệch giá mua bán là chi phí thanh khoản – đó chính là khả năng mua và bán nhanh mà không có sự giảm giá lớn nào. Bởi vì các chênh lệch không được điện tử hóa trên các báo cáo nên có ít bằng chứng thống kê về quy mô của các giao dịch này. Chênh lệch thường là giá trị tối thiểu của biến động giá, gọi là một tick nhưng chúng có giá trị tương đương với một vài tick đối với những thị trường ít thanh khoản hơn.
Trong thị trường kỳ hạn, chênh lệch giá mua bán được các nhà kinh doanh xác định theo nhiều cách thức tương tự như là họ đang ở trên sàn giao dịch. Các chênh lệch này có thể khá lớn, tùy thuộc vào lòng ham muốn của những nhà kinh doanh và các đối thủ cạnh tranh như thế nào.
Chi phí giao nhận
Một nhà giao dịch giao sau nắm giữ vị thế giao nhận hàng hóa thường gặp phải khó khăn do có khả năng gánh chịu những chi phí giao nhận hàng phát sinh khá lớn. Trong hầu hết các công cụ tài chính, chi phí này khá nhỏ. Tuy nhiên, đối với hàng hóa, do cần thiết phải tổ chức quá trình dự trữ , giao nhận và vận chuyển hàng hóa nên chi phí khá cao. Trên các thị trường kì hạn, các chi phí giao dịch được thiết kế theo yêu cầu của các bên, do đó kỳ hạn thường được xác định ở mức sao cho có chi phí giao nhận ở mức tối thiểu.
Phụ lục 1: Một số mẫu hợp đồng kỳ hạn trên thế giới
Phụ lục 2: Quy định pháp luật Việt Nam về kinh doanh ngoại tệ
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Số: 65/1999/QĐ-NHNN7
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----- o0o -----
Ngày 25 Tháng 02 năm 1999
QUYẾT ĐỊNH CỦA THỐNG ĐỐC NHÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Về việc quy định nguyên tắc xác định tỷ giá mua bán ngoại tệ
của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước số 01/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật Các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/ 12/1997;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho phép Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ xác định tỷ giá mua, tỷ giá bán giao ngay (SPOT) của Đồng Việt Nam với các ngoại tệ theo nguyên tắc sau:
1. Đối với Đô la Mỹ: Tối đa không được vợt quá 01% (không phẩy một phần trăm) so với giao dịch thực tế bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng của ngày giao dịch gần nhất trước đó do Ngân hàng Nhà nước công bố.
2. Đối với các ngoại tệ khác: Do Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ xác định.
3. Chênh lệch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán do Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng, được phép kinh doanh ngoại tệ xác định.
Điều 2. Tỷ giá các giao dịch hối đoái kỳ hạn (FORWARD), hoán đổi (SWAP) thực hiện theo nguyên tắc sau:
1. Đối với giao dịch giữa Việt Nam đồng va đô la Mỹ: Tối đa không được vượt quá mức trần tỷ giá giao ngay (tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố cộng 0,l%) cộng với mức giá tăng cho phép (tỷ lệ phần trăm của mức trần tỷ giá giao ngay) quy định đối với từng kỳ hạn cụ thể như sau.
Kỳ hạn 30 ngày 0,58%
Kỳ hạn từ ngày thứ 31 đến dưôi 45 ngày 0,87%
Kỳ hạn từ ngày thứ 45 đến dưới 60 ngày l,16%
Kỳ hạn từ ngày thứ 60 đến dưới 75 ngày l,45%
Kỳ hạn từ ngày thứ 75 đến dưới 90 ngày l,75%
Kỳ hạn từ ngày thứ 90 đến dưới l05 ngày 2,04%
Kỳ hạn từ ngày thứ 105 đến dưới 120 ngày 2,33%
Kỳ hạn từ ngày thứ 120 đến dưới 135 ngày 2,62%
Kỳ hạn từ ngày thứ 135 đến dưới 150 ngày 2,92%
Kỳ hạn từngàythứ 150 đến dưới 165 ngày 3,21%
Kỳ hạn từngày thứ 165 đến dưới 180ngày 3,50%.
2. Đối với giao dịch liên quan đến các ngoại tệ khác do Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ xác định.
Điều 3. Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng chỉ được phép giao dịch kỳ hạn, hoán đổi theo các kỳ hạn sau.
1. Kỳ hạn tối thiểu: là 1 (một) tháng kể từ ngày ký hợp đồng giao dịch.
2. Kỳ hạn tối đa: là 6 (sáu) tháng kể từ ngày ký hợp đồng giao dịch.
Điều 4. Các tổ chức tín dụng được phép thu phí giao dich (các loại hình giao dịch giao ngay, kỳ hạn và hoán đổi), mức phí giao dịch toi đa cho mỗi giao dịch là 0,05 % doanh số giao dịch nhưng không được vượt quá mức 1.000.000 đồng Việt Nam (một triệu đồngViệt Nam) và được tính bằng ĐồngViệt Nam.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 2 năm 1999 và thay thế Quyết định số 267/1998/QĐ-NHNN7 ngày 06/8/1998 và số 289/1998/QĐ-NHNN7 ngày 26/8/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Các hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi đã ký trước ngày 26 tháng 2 năm 1999 không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quyết định này.
Điều 5. Chánh Văn phòng Ngân hàng Nhà nước, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối: Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Trung ương, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc (Giám đốc) Tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
PHÓ THỐNG ĐỐC
Lê Đức Thuý
(Đã ký)
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Quản trị rủi ro tài chính – Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Trang
Giáo trình Tài chính quốc tế - Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, GS. TS Trần Ngọc Thơ
Getting Started In Foreign Exchange Futures
Mini Arabica Coffee Futures Contract
Mini Live Cattle Futures Contract
Mini U.S. Dollar Futures Contract (WDL)
Weather contract

File đính kèm:

  • docxbai_giang_thi_truong_ky_han.docx
Tài liệu liên quan