Bài giảng Thể dục thực dụng – Thể dục đồng diễn - Tạ Thị Minh Châu
MỤC LỤC
Trang
Bìa: Bài giảng Thể dục thực dụng- Thể dục đồng diễn . 0
Lời nói đầu .1
Chữ viết tắt dùng trong bài giảng .3
Chương 1. Lý thuyết
1.1. Thể dục thực dụng 4
1.2. Thể dục đồng diễn 5
Chương 2. Thực hành
2.1. Thể dục thực dụng 20
2.2. Thể dục đồng diễn 25
Tài liệu tham khảo .43
Mục lục .44
( Hình 2.2 ). - Từ ĐH bất kỳ đến 1 ĐH bất kỳ - Sử dụng khi đối tượng đã có trình độ luyện tập tương đối ( Hình 2.3 ). - Một số khối thực hiện ĐH này- Một số khối thực hiện ĐH khác ( Hình 2.4 ). 26 Hình 2.1 27 Hình 2.2 28 Hình 2.3 29 Hình 2.4 30 31 32 33 DIỄN GIẢI BÀI THỂ DỤC VỚI DỤNG CỤ GẬY Nhịp 1. Hai tay đưa gậy ra trước. Nhịp 2. Gập khuỷu tay sát lườn, đưa gậy chạm xương đòn. Nhịp 3. Chân trái bước lên trước rộng bằng vai, chân sau kiễng gót, đồng thời hai tay duỗi thẳng đưa gậy lên cao, ưỡn căng than,mắt nhìn theo gậy. Nhịp 4. Thu chân hạ gậy về giống nhịp 1. Nhịp 5. Đưa gậy sang trái ngang vai, tay trái thẳng, tay phải gập khủyu tay ngang vai. Mắt nhìn gậy. Nhịp 6. Đưa gậy về như nhịp 4. Nhịp 7. Thực hiện tương tự như nhịp 5 nhưng đổi bên. Nhịp 8. Đưa gậy từ ngang lên cao, 2 tay thẳng. Nhịp 9. Chân trái đưa sang ngang, kiễng gót, nghiêng lườn sang trái đồng thời tay trái hạ gậy xuống( tay phải giữ gậy trên cao) sao cho gậy vuông góc mặt đất và ở trục giữa thân, 2 tay duỗi thẳng. Nhịp 10. Thu chân trái về đồng thời đưa gậy cao ngang vai. Nhịp 11. Thực hiện tương tự nhịp 9 nhưng đổi bên. Nhịp 12. Thu chân phải đưa gậy về giống nhịp 10. Nhịp 13. Chân trái bước sang ngang rộng hơn vai, đồng thời đưa gậy lên cao thẳng tay, rồi gập thân, hạ gậy đặt sau gáy. Đầu ngửa, thân ưỡn căng. Nhịp 14. Đứng dậy thu chân trái, đưa gậy về giống nhịp 12. Nhịp 15. Thực hiện tương tự nhịp 13 nhưng đổi chân. Nhịp 16. Đứng dậy thu chân phải hạ gậy về tư thế chuẩn bị. Nhịp 17. Chân trái bước sang ngang rộng bằng vai, đồng thời 2 tay đưa gậy ra trước. Nhịp 18. Vặn mình đưa gậy qua trái, tay trái thẳng, tay phải gập, gậy cao ngang vai và song song mặt đất. Nhịp 19. Đưa gậy về trước giống nhịp 17. Nhịp 20. Thu chân trái hạ gậy về tư thế chuẩn bị. Nhịp 21 – 24. Thực hiện tương tự các nhịp 17 – 20 nhưng đổi bên. 34 Nhịp 25. Đá lăng chân trái sang ngang đồng thời hai tay đưa gậy lên cao, vươn căng thân. Nhịp 26. Hạ chân trái rộng hơn vai và khụyu gối, đồng thời 2 tay đặt gậy sau gáy, thân người và chân phải thẳng. Nhịp 27. Xoay mũi chân trái sang ngang, mở gối trái theo, đồng thời tay trái đưa gậy chếch thấp – ngang, tay phải chếch cao – ngang, thân người thẳng. Quay đầu sang trái, mắt nhìn gậy. Nhịp 28. Thu chân trái và gậy về tư thế chuẩn bị. Nhịp 29 – 32. Thực hiện tương tự các nhịp 25 – 28 nhưng đổi chân. Nhịp 33. Quay trái, chân trái bước lên rộng hơn vai, khuỵu gối, chân sau thẳng, đồng thời 2 tay đưa gậy ra trước. Nhịp 34. Duỗi thẳng chân quay phải, đồng thời 2 tay đưa gậy lên cao, tay phải hạ gậy xuống ngang vai thẳng tay, tay trái gập trước ngực. Mắt nhìn gậy. Nhịp 35. Hạ gậy từ ngang xuống, thu chân trái về tư thế chuẩn bị. Nhịp 36 – 38. Thực hiện tương tự các nhịp 33 – 35 nhưng đổi chân. Nhịp 39. Bước chân trái lên trước rộng bằng vai, chân phải kiễng gót, 2 tay đưa gậy lên cao. Căng thân, đầu ngửa, mắt nhìn gậy. Nhịp 40. Thu chân trái về, tay phải cầm gậy dựng vuông góc với mặt đất và cao ngang vai, tay trái nắm gậy dưới tay phải, 2 tay thẳng. * Chú ý: Khi thôi tập đưa gậy về tư thế nghiêm. 35 36 37 38 39 DIỄN GIẢI BÀI THỂ DỤC VỚI DỤNG CỤ VÕNG Nhịp 1. Hai tay đưa vòng ra trước, mặt phẳng vòng vuông góc mặt đất. Nhịp 2. Hai tay đưa vòng lên cao, mặt phẳng vòng song song mặt đất. Nhịp 3. Gập tay hạ vòng ngang vai, mặt phẳng vòng song song mặt đất. Nhịp 4. hai tay vừa dựng vừa đưa vòng lên cao, mặt phẳng vòng vuông góc mặt đất. Nhịp 5. Xoay vai trái ra trước, lật mặt phẳng vòng, đưa vòng từ bên phải xuống dưới dang ngang( tay phải ngang vai) đồng thời chân trái bước sang ngang rộng bằng vai, chân phải kiểng gót và thẳng gối, thân người thẳng, mắt nhìn trước không xoay hông. Nhịp 6. Lật mặt phẳng vòng đưa lên cao, thu chân trái về tư thế chuẩn bị. Nhịp 7. Thực hiện tương tự như nhịp 5 nhưng đổi bên. Nhịp 8. Thực hiện tương tự như nhịp 6 nhưng thu chân phải. Nhịp 9. Đưa chân trái sang ngang đồng thời hai tay đưa vòng nghiêng lườn sang trái, mặt phẳng vòng vuông góc mặt đất. Nhịp 10. Thu chân đưa vòng về giống nhịp 8. Nhịp 11. Thực hiện tương tự như nhịp 9 nhưng đổi bên. Nhịp 12. Thu chân đưa vòng về giống nhịp 10. Nhịp 13. Chân trái đưa ra trước thẳng gối, chân phải khuỵu gối, trọng tâm ở chân phải, đồng thời gập thân hạ vòng chếch thấp - trước, tay thẳng mắt nhìn trước. Nhịp 14. Thu chân đứng dậy đưa vòng lên cao. Nhịp 15. Thực hiện tương tự như nhịp 13 nhưng đổi chân. Nhịp 16. Đứng dậy hạ vòng xuống thu chân về tư thế chuẩn bị. Nhịp 17. Chân trái bước lên trước rộng bằng vai, trọng tâm ở chân trước, đồng thời hai tay đưa vòng ra trước mặt phẳng vòng song song mặt đất. Nhịp 18. Vặn mình sang trái hai tay đưa vòng ra sau, cao ngang vai, tay trái thẳng, tay phải gập tự nhiên, mặt phẳng vòng song song mặt đất. Nhịp 19. Trở về nhịp 17. Nhịp 20. Thu chân hạ vòng về tư thế chuẩn bị. Nhịp 21 – 24. Thực hiện tương tự các nhịp 17 – 20 nhưng đổi bên. 40 Nhịp 25. Đá lăng chân trái sang ngang đồng thời hai tay đưa vòng ra trước ngang vai, mặt phẳng vòng vuông góc mặt đất. Chân phải thẳng, căng thân. Nhịp 26. Chân trái chạm đất khuỵu gối, chân phải thẳng, khoảng cách hai chân rộng hơn vai, đồng thời chuyển vòng sang trái, sát thân, tay trái thẳng, cao ngang vai, tay phải gập trước ngực, thân người thẳng. Nhịp 27. Lăng duỗi chân trái lên, đồng thời đưa vòng ra trước giống nhịp 25. Nhịp 28. Thu chân hạ vòng về tư thế chuẩn bị. Nhịp 29 – 32. Thực hiện tương tự các nhịp 25 – 27 nhưng đổi bên. Nhịp 33. Chân trái bước chếch trái rộng hơn vai, khuỵu gối, trọng tâm ở giữa 2 chân, chân phải thẳng, đồng thời tay trái đưa vòng chếch trước – cao, tay phải chếch sau – thấp, ưỡn căng thân, mắt nhìn vòng. Nhịp 34. Chuyển trọng tâm về chân phải, chân phải khuỵu gối, chân trái duỗi thẳng, đồng thời hạ vòng xuống – ra sau chếch cao, tay phải nằm phía trên, tay trái nằm phía dưới vòng, mặt phẳng vòng vuông góc mặt đất. Mắt nhìn vòng. Nhịp 35. Chuyển trọng tâm và vòng về giống nhịp 33. Nhịp 36. Thu chân hạ vòng về tư thế chuẩn bị. Nhịp 37 – 40. Thực hiện tương tự các nhịp 33 – 36 nhưng đổi bên. Nhịp 41 – 42. Chân trái bước đuổi ngang, đồng thời tay trái kết hợp quay vòng 2 nhịp. Kết thúc: Tay trái và vòng chếch ngang – cao, tay phải và chân phải chếch ngang – thấp, mắt nhìn vòng. Nhịp 43 – 44. Thực hiện tương tự các nhịp 41 – 42 nhưng đổi bên. Nhịp 45. Chân trái bước lên, trọng tâm dồn chân bước, chân phải kiễng gót. Đồng thời tay phải hạ vòng xuống, tay trái nắm và đưa vòng ra trước đặt xuống đất. Nhịp 46 – 47. Thực hiện thăng bằng sấp trên một chân, vòng chạm đất. Nhịp 48. Hạ chân đứng dậy thu vòng về tư thế chuẩn bị. 41 2.2.3.Các bước tiến hành giảng dạy 2.2.3.1. Đối với bài tập ĐHĐN. - Phần ôn luyện: GV nhắc lại kỹ thuật một số ĐH cơ bản, GV mời 1 số SV thực hiện lại các ĐH ôn luyện. Sau đó chia tổ luyện tập, GV quan sát sửa sai. - Đối với các bài tập biến đổi đội hình GV nời SV lên làm mẫu, GV giảng giải phân tích yếu lĩnh kỹ thuật của các ĐH. GV hướng dẫn lớp luyện tập đồng loạt. Sau đó chia tổ luyện tập, GV quan sát sửa sai. 2.2.3.2. Đối với bài tập với dụng cụ nhẹ ( Vòng – gậy ). - Hướng dẫn SV các TTCB khi cầm dụng cụ, phương hướng di chuyển của dụng cụ phải, trái, trước, sau. - Hướng dẫn SV nghiên cứu tài liệu, thảo luận các động tác. - Chia tổ luyện tập dưới sự điều khiển quản lý của tổ trưởng, luân phiên các thành viên trong tổ lên hướng dẫn luyện tập. - Sau thời gian tập luyện GV tổ chức cho các tổ báo cáo kết quả dưới hình thức trình diễn, GV cùng SV nhận xét đánh giá. * Đối với các bài tập TD ĐD khi hướng dẫn vận dụng các dạng biến đổi đội hình cần làm mẫu và phân tích kỹ thuật, hình tượng trong làm mẫu sẽ giúp đơn giản hóa kỹ thuật hoàn chỉnh. Trên cơ sở giới thiệu bài tập bằng thị phạm, cần phân tích bài tập bằng lời tóm tắt quá trình thực hiện bài tập và nhấn mạnh phần yếu lĩnh quan trọng. Chia nhóm luyện tập. Đối với các bài tập với dụng nhẹ( vòng, gậy) trước tiên cho các em tập các động tác cơ bản, tư thế cầm dụng cụ, phương hướng di chuyển của dụng cụ phải, trái, trước, sau.sau đó giao bài tập cho các tổ nghiên cứu tài liệu thảo luận động tác và tổ chức luyện tập. sự phối hợp động tác với nền nhạc và đạo cụ nhẹ khác nhau. - Sinh viên tự nghiên cứu trình bày bài tập theo nhóm, lớp. *Bài tập về nhà: - Một nhóm 6 sinh viên làm bài tập nhóm bài TD ĐD đơn giản ở trường phổ thông bài gồm 2 chương, chủ đề tự chọn, thời lượng 15 phút, có đóng tập . - Các bài tập di chuyển đội hình nên tập theo nhóm tổ. 42 - Các bài tập với dụng cụ nên luyện tập thường xuyên để hoàn thiện kỹ thuật. * Ôn tập kiểm tra kết thúc( 2 tiết) - Bài kiểm tra số 1: Các bài tập thể dục vệ sinh. - Bài kiểm tra số 2: Sinh viên thực hiện bài thể dục với dụng cụ nhẹ ( Vòng – gậy ) 43 * TÀI LIỆU THAM KHẢO: [1] Đặng Đức Thao, Phạm Nguyên Phùng( 1998), Thể dục cơ bản và thể dục thực dụng NXB Giáo dục. [2] TS Trương Anh Tuấn( 2006), Giáo Trình Thể dục, NXB ĐHSP Hà Nội. [3] PGS Trần Phúc Phong, Nguyễn Thị Hạnh Phúc( 1999), Thể dục nhịp điệu và thể dục Đồng diễn, NXB Giáo dục. [4] PGS Trần Phúc Phong( 1987), Thể dục đồng diễn trong trường phổ thông, NXB Giáo dục. [5] Lê Văn Lẫm( 1994), Thể dục, NXB TDTT. [6]Trường CĐSP TD TW 2( 2001), Thể dục Đồng diễn, NXB TDTT. [7]Trường Đại học TDTT I,(1994), Thể dục, NXB TDTT. [8]Trường ĐHSP TDTT Hà Tây(2004), Giáo Trình Thể dục, NXB TDTT. [9] Trường ĐHSP TDTT TP Hồ Chí Minh( 2008) Giáo Trình Thể dục đồng diễn, NXB TDTT. 44 MỤC LỤC Trang Bìa: Bài giảng Thể dục thực dụng- Thể dục đồng diễn........................... 0 Lời nói đầu................1 Chữ viết tắt dùng trong bài giảng..3 Chương 1. Lý thuyết 1.1. Thể dục thực dụng 4 1.2. Thể dục đồng diễn 5 Chương 2. Thực hành 2.1. Thể dục thực dụng 20 2.2. Thể dục đồng diễn 25 Tài liệu tham khảo.43 Mục lục..44 45
File đính kèm:
- bai_giang_the_duc_thuc_dung_the_duc_dong_dien_ta_thi_minh_ch.pdf