Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Chương II: Tài sản cố định và vốn cố định trong doanh nghiệp
2.1. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH - VỐN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP
2.1.1 Khái niệm, đặc điểm của tài sản cố định trong doanh nghiệp
a. Khái niệm:
Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu thoả mãn các tiêu chuẩn
của tài sản cố định, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, gồm cả
những tài sản cố định có hình thái vật chất (nhà cửa, máy móc thiết bị, vật kiến
trúc.) và những tài sản cố định không có hình thái vật chất như: chi phí quyền
sử dụng đất, bản quyền bằng sáng chế, quyền phát hành, phần mềm vi tính.
theo chế độ tài chính hiện hành (Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày
12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). Những tư liệu lao động có đầy đủ 4
tiêu chuẩn sau đây được coi là tài sản cố định:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
- Nguyên giá phải được xác định một cách đáng tin cậy.
- Có thời hạn sử dụng hữu dụng từ một năm trở lên.
- Có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên.
Những tư liệu lao động không đủ một trong bốn tiêu chuẩn trên được coi
là công cụ lao động nhỏ và được đài thọ bằng nguồn vốn lưu động.
cụ nhà ăn (đủ tiêu chuẩn TSCĐ) nguyên giá: 20.000.000đ, đã khấu hao 15.000.000đ nay bán theo giá trị còn lại. 7. Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân 10%. Yêu cầu: Tính và lập kế hoạch khấu hao TSCĐ (ghi cột chỉ tiêu kế hoạch) Biết rằng: - Nguyên giá tài sản cố định có đến đầu năm kế hoạch cần khấu hao đều thuộc nguồn vốn ngân sách cấp; - Khấu hao tài sản cố định thuộc vốn tín dụng được dùng để trả nợ vay. Bài giải: (đvt: triệu đồng) 1. Nguyên giá tài sản cố định có đến đầu năm kế hoạch là: 12.000 + 500 - 455 = 12.045 Trong đó NGđ = 12.045 - 1.500 = 10.545 2. Nguyên giá tài sản cố định tăng trong năm kế hoạch: 120 + 720 + 180 = 1.020 Trong đó: NGt = 1.020 (120 x 312) + (720 x 240) + (180 x 60) NGt = = 614. 360 3. Nguyên giá tài sản cố định giảm năm kế hoạch: 600 + 400 + 20 = 1.020. Trong đó: NGg = 600 + 400 = 1.000. (600 x 300) +( 400 x 180) NGg = = 700 360 4. Nguyên giá tài sản cố định có đến cuối năm kế hoạch là: 12.045 + 1.020 - 1.020 = 12.045 33 Trong đó: NGc = 10.545 + 1.020 -1.000 = 10.565 NG = 10.545 + 614 - 700 = 10.459 5. Tính số tiền khấu hao phải tích năm kế hoạch MK = 10.459 x 10% = 1.045,9 180 x 60 Trong đó: MK trả nợ vay = x 10% = 3 360 MK để lại doanh nghiệp = 1.045,9 - 3 = 1042,9. Lập “Bảng kế hoạch khấu hao tài sản cố định” DN X.... BẢNG KẾ HOẠCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Năm 200X Đvt: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm BC Năm KH 1 2 3 4 5 6 7 8 Tổng giá trị tài sản cố định đầu năm Trong đó: Cần khấu hao (NGđ) Tổng giá trị tài sản cố định tăng trong năm Trong đó: a, Tăng cần khấu hao (NGt) b, Bình quân tăng cần tính khấu hao (NGt) Tổng giá trị tài sản cố định giảm trong năm Trong đó: a, Giảm cần thôi khấu hao(NGg) b, Giảm bình quân cần thôi tính khấu hao (NGg) Tổng giá trị tài sản cố định có đến cuối năm (Chỉ tiêu 4 = 1 + 2 - 3) a, Cần tính khấu hao (NGc = 1a + 2a - 3a) b, Bình quân cần tính khấu hao (NG) (NG = 1a + 2b - 3b) Trong đó: - TSCĐ thuộc ngân sách cấp - TSCĐ thuộc vốn tự có - TSCĐ thuộc vốn vay dài hạn Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân (TK) Tổng số tiền khấu hao (MK) Gía trị tài sản cố định thải loại và nhượng bán a. Trong đó giá trị còn lại Giá trị thanh lý và nhượng bán tài sản cố định 12.045 10.545 1.020 1.020 614 1.020 1.000 700 12.045 10.565 10.459 10.429 - 30 10% 1.045,9 1.020 5 2,5 34 2.4. BẢO TOÀN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH 2.4.1 Sự cần thiết phải bảo toàn vốn cố định - Do vốn cố định thường chiếm tỷ trọng lớn, quyết định đến khả năng tăng trưởng kinh tế, cạnh tranh của doanh nghiệp. - Do vòng quay của vốn dài nên rủi ro lớn do những nguyên nhân chủ quan khách quan gây ra. - Vốn cố định được bù đắp từng phần nên dễ bị thất thoát vốn. Bảo toàn vốn cố định là phải thu hồi đủ giá trị thực của tài sản cố định để tái đầu tư được năng lực sử dụng (giá trị sử dụng) ban đầu của tài sản cố định theo thời giá hiện tại (bảo toàn vốn giản đơn) hoặc có thể mua được tài sản cố định có giá trị lớn hơn tài sản cố định ban đầu (bảo toàn mở rộng). Phương pháp xác định vốn cố định phải bảo toàn theo công thức sau: VCĐ phải bảo toàn đến cuối kỳ = VCĐ được giao đầu kỳ (phải bảo toàn đến đầu kỳ) - Số khấu hao trích trong kỳ x Hệ số điều chỉnh giá của TSCĐ ± VCĐ tăng giảm trong kỳ Trong đó: - Số vốn được giao đầu kỳ là số vốn cố định giao lần đầu (không gồm số dư khấu hao để lại doanh nghiệp) hoặc số vốn đã được điều chỉnh theo hệ số phải bảo toàn đến đầu kỳ. - Khấu hao tài sản cố định chỉ tính khấu hao cho những tài sản cố định có đến đầu năm. - Hệ số điều chỉnh do Nhà nước công bố. - Vốn cố định tăng, giảm trong kỳ được xác định cho từng trường hợp cụ thể trên cơ sở tài sản cố định tăng giảm trong kỳ. 2.4.2. Biện pháp bảo toàn vốn cố định a. Đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định Đánh giá tài sản cố định: là xác định lại giá trị của tài sản cố định tại một thời điểm nhất định. Giá đánh lại của tài sản cố định là giá của tài sản tại thời điểm kiểm kê đánh giá. Giá trị đánh giá lại = Giá trị còn lại x Chỉ số đánh giá lại NGt Chỉ số đánh giá lại = NG0 Trong đó: NGt giá trị hiện tại của tài sản cố định tại thời điểm đánh giá NG0 nguyên giá ban đầu 35 b. Lựa chọn phương pháp khấu hao và mức khấu hao thích hợp: nhằm phản ánh đúng mức độ hao mòn thực tế của tài sản cố định vào giá thành sản phẩm. c. Thực hiện chế độ bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn tài sản cố định. Bảo dưỡng sửa chữa tài sản cố định là để duy trì năng lực hoạt động bình thường của tài sản cố định trong quá trình sử dụng. Để bảo dưỡng tài sản cố định các doanh nghiệp thường tiến hành sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn. - Sửa chữa thường xuyên: là công việc bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế những chi tiết hoặc những bộ phận hư hỏng của tài sản cố định nhằm duy trì hoạt động bình thường của tài sản cố định. Chi phí phát sinh trong thời gian sửa chữa được tính vào đối tượng sử dụng tài sản cố định đó. - Sửa chữa lớn: là việc sửa chữa, thay thế những bộ phận quan trọng, chủ yếu của tài sản cố định nhằm khôi phục năng lực hoạt động ban đầu của tài sản đó. Khi sửa chữa lớn phải ngừng hoạt động, chi phí mỗi lần sửa chữa phát sinh lớn nên cần phải phân bổ hoặc trích trước chi phí vào đối tượng sử dụng. Yêu cầu khi sửa chữa lớn tài sản cố định phải đảm bảo duy trì năng lực hoạt động bình thường của máy móc thiết bị trong vòng đời hoạt động của nó. Đánh giá hiệu quả sửa chữa lớn tài sản cố định để xem xét hiệu quả về chi phí sửa chữa lớn ta sử dụng công thức : Chi phí sửa chữa lớn + giá trị thiệt hại trong thời gian sửa chữa lớn Hscl = Giá trị còn lại của tài sản cố định x Chỉ số trượt giá Hscl < 1 sửa chữa lớn có hiệu quả Hscl ≥ 1 sửa chữa lớn không có hiệu quả d. Tổ chức quản lý và sử dụng quỹ khấu hao nhằm tái đầu tư ra tài sản cố định Theo chế độ hiện hành các doanh nghiệp được sử dụng toàn bộ số khấu hao luỹ kế để tái đầu tư, thay thế, đổi mới tài sản cố định. Khi chưa có nhu cầu đầu tư tái tạo lại tài sản cố định, doanh nghiệp có quyền sử dụng linh hoạt số khấu hao luỹ kế để phục vụ nhu cầu kinh doanh của mình. 2.4. 3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định, vốn cố định a. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (HTSCĐ) DTT (giá trị sản lượng) HTSCĐ = (2.12) NG Trong đó: DTT là doanh thu bán hàng thuần DTT = Tổng doanh thu bán hàng - các khoản giảm trừ doanh thu. NGđ + NGc NG = 2 36 Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần hoặc có thể làm ra bao nhiêu giá trị sản lượng. b. Hiệu suất sử dụng vốn cố ®Þnh (HSV) DTT (giá trị sản lượng) Hsv = (2.13) Vcđ Trong đó: Vcđ là vốn cố định bình quân; Vcđ = NG - khấu hao luỹ kế. Vđ + Vc Vcđ = 2 Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định bình quân tham gia vào sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần hay bao nhiêu đồng giá trị tổng sản lượng. c. Hiệu quả sử dụng vốn cố định (Hqv) Lợi nhuận thực hiện Hqv = Vcđ Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định bình quân tham gia vào sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận (lợi nhuận trước thuế). d. Hệ số hao mòn (Hhm) Hệ số hao mòn của tài sản cố định thể hiện mức độ hao mòn của tài sản cố định tại thời điểm đánh giá so với thời điểm đầu tư ban đầu. Hệ số này càng cao chứng tỏ tμi s¶n cè ®Þnh cña doanh nghiệp ®· cò kü, l¹c hËu, doanh nghiÖp đã kh«ng chú trọng nâng cao chất lượng tài sản cố định. Khấu hao mòn luỹ kế Hhm = Σ NG Hhm --> 1 chứng tỏ tài sản cố định của doanh nghiệp đã cũ và lạc hậu. Hhm--> 0 chứng tỏ tài sản cố định của doanh nghiệp còn mới, hiện đại. 2.4.4. Phương hướng cải tiến tình hình sử dụng tài sản cố định Giảm bớt tỷ trọng tài sản cố định không dùng trong sản xuất kinh doanh khiến cho tài sản cố định hiện có phát huy hết tác dụng của nó bằng cách: điều động tài sản cố định giữa các đơn vị thành viên để phục vụ kinh doanh có hiệu quả hơn. Chủ động nhượng bán hết tài sản cố định không cần dùng để thu hồi vốn. Chủ động thanh lý tài sản cố định hư hỏng, lạc hậu mà không thể nhượng bán hoặc hư hỏng mà không có khả năng phục hồi; Đối với tài sản cố định tạm 37 thời chưa dùng đến thì cho thuê, cầm cố, thế chấp để huy động vốn đầu tư vào lĩnh vực khác. Chú ý : Trong thời gian cầm cố, thế chấp, cho thuê hoạt động tài sản cố định thì doanh nghiệp vẫn phải tính và trích khấu hao được tính vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Triệt để sử dụng diện tích hiện có của nhà cửa vật kiến trúc, giảm bớt diện tích dùng vào quản lý hành chính và các bộ phận phục vụ khác để tương ứng mở rộng diện tích sử dụng cho sản xuất kinh doanh. Ở doanh nghiệp sản xuất, cần cải tiến tình hình sử dụng thiết bị sản xuất là khâu cơ sở có tính chất quyết định trong việc cải tiến tình hình sử dụng toàn bộ tài sản cố định. Muốn cải tiến tình hình sử dụng thiết bị cần chú ý hai mặt sau: + Tăng thời gian sử thiết bị sản xuất bằng cách tăng thêm thời gian làm việc thực tế của máy móc, thiết bị sản xuất phù hợp với định mức thiết kế, nâng cao hiệu suất và chất lượng công tác sửa chữa thực hiện chế độ làm việc hai hoặc ba ca trong ngày, khắc phục tính thời vụ trong sản xuất, đảm bảo thiết bị sản xuất làm việc đều đặn trong cả năm. + Nâng cao năng lực sử dụng máy móc, thiết bị sản xuất bằng cách áp dụng những biện pháp kỹ thuật mới, cải tiến quy trình công nghệ, tổ chức sản xuất theo lối dây chuyền và chuyên môn hoá thiết bị sản xuất, cải tiến chất lượng nguyên, vật liệu ... Ngoài ra nâng cao trình độ của công nhân và áp dụng phổ biến những kinh nghiệm thao tác tiên tiến cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc cải tiến tình hình thiết bị sản xuất. 38
File đính kèm:
- bai_giang_tai_chinh_doanh_nghiep_chuong_ii_tai_san_co_dinh_v.pdf