Bài giảng Stress tâm lý

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1. Trình bày được định nghĩa về stress; các giai đoạn của phản ứng stress.

2. Trình bày được stress bệnh lý.

3. Phân tích được các mô hình ứng phó với stress, những lưu ý khi lựa chọn chiến lược ứng phó.

4. Phân tích được mối liên quan giữa stress và bệnh tật.

5. Phân tích được những ảnh hưởng của stress đối với cá nhân, gia đình và xã hội. Lấy ví dụ

pdf23 trang | Chuyên mục: Tâm Lý Học | Chia sẻ: tuando | Lượt xem: 1041 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Stress tâm lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
khởi phát trước tuổi 20 (Tracey Avà CS, 2001). 
Ngược lại, tiểu đường tip II khởi phát muộn. Tiểu đường typ II phát triển một cách từ từ do các tế bào 
cơ thể kháng lại tác dụng của insulin dẫn đến giảm lượng glucoza thâm nhập vào tế bào. 
Stress không trực tiếp gây tiểu đường, tuy nhiên nó có thể làm cho cá nhân dễ bị bệnh hơn. Ví dụ, 
trong trạng thái stress, các tế bào cơ thể cần nhiều năng lượng hơn. Với tiểu đường tip I, đòi hỏi như 
vậy có thể vượt quá khả năng của tuyến tuỵ, do vậy bệnh có thể khởi phát sớm hơn. Tương tự, đối với 
tiểu đường tip II, các hormon stress có thể chi phối đến việc sử dụng insulin. Do đó có thể nhận thấy 
stress đóng vai trò là một yếu tố nguy cơ đối với khởi phát tiểu đường cũng như có thể ảnh hưởng đến 
điều trị thông qua sự ảnh hưởng đến kiểm soát glucoza. 
Các hành vi liên quan đến stress, ví dụ như ăn uống, sử dụng rượu, hút thuốc lá, ít hoạt động trí tuệ, 
quên uống thuốc cũng ảnh hưởng đến việc tự chăm sóc và đây cũng là những nguy cơ gây tăng 
lượng glucoza trong máu. 
Stress có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản trị các triệu chứng bệnh. Như đã đề cập, stress có thể 
làm tăng lượng glucoza trong máu. Với tiểu đường tip I, cơ thể không sản xuất đủ lượng insulin cần 
thiết để xử lý lượng glucoza cao trong máu, còn trong tip II, do các tế bào có thể từ chối insulin nên 
lượng glucoza trong máu vẫn ở mức độ cao. Lượng glucoza cao trong máu dẫn đến nguy cơ nhiễm 
axit xetonic và hôn mê (Guyton, 1991). 
Như vậy có thể thấy stress đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khoẻ của con người. Nó ảnh hưởng 
đến khởi bệnh cũng như diễn biến và kết thúc (tốt hoặc xấu). Stress chính là khâu quan trọng giữa cơ 
thể/ cá nhân với môi trường; kích thích con người chống lại hoặc né tránh các tác nhân gây stress. 
4. NGUYÊN NHÂN GÂY RA STRESS: 
4.1. Những biến động của xã hội: 
 + Khủng hoảng về chính trị, kinh tế, thất nghiệp. 
 + Bùng nổ dân số, di cư, đô thị hóa. 
 + Những biến cố gây thảm họa cho nhiều người. 
 + Những vấn đề XH tồn tại dai dẳng: Ô nhiễm M/T, tệ nạnXH 
 + Những việc xảy ra trong cuộc sống thường ngày: Tắc đường, tai nạn giao thông, cách 
ứng xử của người khác gây ra sự khó chịu  
4.2. Công việc/học tập: 
+ Công việc phức tạp, căng thẳng, đòi hỏi trách nhiệm cao tạo ra áp lực/ quá đơn điệu, 
tẻ nhạt, đơn thuần làm với máy móc  
+ Môi trường lao động nhiều tiếng ồn, khói bụi, nguy cơ lây nhiễm bệnh tật  lo lắng, 
bất an. 
+ Không hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ được phân công, không có cơ hội phát triển 
thiếu tự tin, lo lắng, căng thẳng, chán nản. 
+ Mâu thuẫn, xung đột với đồng nghiệp, với lãnh đạo  có thể dẫn đến sự mệt mỏi về 
tinh thần, hiệu quả làm việc giảm ở người lao động. 
+ Mâu thuẫn, xung đột giữa những vấn đề thuộc về gia đình và công việc, nghề nghiệp. 
* Đối với học sinh, sinh viên, môi trường học tập cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến 
sức khỏe tinh thần và cũng là nguyên nhân có thể gây ra những bệnh tật cho lứa tuổi này. Xã 
hội ngày càng phát triển và cũng đặt ra cho thế hệ trẻ yêu cầu ngày càng cao về việc trau dồi 
tri thức, chuyên môn nghề nghiệp. Và đối với nhiều học sinh, sinh viên điều đó đã tạo nên 
những áp lực hết sức to lớn: Nội dung học tập nhiều và khó; phải vượt qua các kỳ thi để đạt 
thành tích cao, nhất là trong các kỳ thi chuyển cấp và vào đại học; nhiều bậc phụ huynh đặt kỳ 
vọng quá cao: con em phải thi được vào trường chuyên, lớp chọn; sự ganh đua, cạnh tranh 
thường xuyên diễn ra trong môi trường học tập  Không ít học sinh, sinh viên đến kỳ thi lại 
có những biểu hiện suy giảm trí nhớ, không tập trung chú ý, kết quả học tập giảm sút, thậm chí 
nhiều học sinh không đạt được ước vọng của mình (thi trượt đại học ..) đã bị rối loạn tâm thần, 
trầm cảm và phải vào bệnh viện điều trị. 
4.3. Bị xã hội kỳ thị, cô lập (nhóm người nghèo, dân di cư, dân tộc thiểu số, những người dễ 
bị tổn thương: HIV/nghiện ma túy, mại dâm, bị bệnh tâm thần, ra tù ). 
4.4. Thiếu sự hỗ trợ xã hội (từ phía gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, các tổ chức XH, cộng 
đồng). 
4.5. Thay đổi của hệ thống giá trị và chuẩn mực xã hội (lối sống, hành vi sống thử, bạo lực 
giới, quá coi trọng giá trị vật chất ). 
4.6. Yếu tố thuộc về bản thân (yếu tố chủ quan của mỗi ngƣời) 
- Trước hết phải kể đến sự nhận thức, đánh giá về các tác động, khả năng đáp ứng cũng 
như khả năng làm chủ tình huống của chủ thể - đó cũng là tác nhân có thể gây ra stress. Khả 
năng đáp ứng của chủ thể lại phụ thuộc phần lớn vào việc họ đánh giá tình huống như thế nào. 
- Chủ thể có thể nhận thức và đánh giá khác nhau về cùng một sự kiện. Họ có thể cảm 
thấy tình huống nguy hiểm và cho rằng không thể chống đỡ được, từ đó xuất hiện sự căng 
thẳng, lo lắng. Ngược lại, nếu chủ thể nghĩ rằng có thể giải quyết được và tìm ra biện pháp 
giải quyết thì phản ứng stress sẽ được thích nghi (nếu sự đánh giá đó tương ứng với khả năng 
hiện có). 
- Trong thực tế, những phản ứng stress xuất hiện có thể do chủ thể đánh giá sai tình 
huống và khả năng của mình. Có thể thấy điều này trong cuộc sống và công việc, đôi khi xảy 
ra sự không tương xứng giữa đòi hỏi của nhiệm vụ với khả năng của con người, đưa đến sự 
quá tải tâm lý, được xem như một nhân tố bên ngoài gây stress. Ngược lại, có những tình 
huống mà chủ thể không có điều kiện thể hiện hết năng lực của mình. Họ phải thực hiện những 
nhiệm vụ thấp hơn khả năng, điều đó gây ra tâm trạng chán nản, do có sự dưới tải tâm lý. Hiện 
tượng này cũng được xem như một nhân tố bên trong gây stress do mất cân đối giữa nhu cầu, 
nguyện vọng và sự thoả mãn của chủ thể. 
- Cách suy nghĩ tiêu cực của mỗi cá nhân không chỉ là những suy nghĩ bất lợi cho mình 
mà còn bất lợi cho người khác, cũng như việc không nhận thức được vấn đề, nhìn nhận sai 
lệch quy luật cuộc sống hoặc không dám chấp nhận sự thật của cá nhân cũng là nguyên nhân 
gây ra stress, “Stress chính là hậu quả điển hình của những suy nghĩ tiêu cực”. 
- Bên cạnh đó, điều kiện sức khỏe thể chất, đời sống xúc cảm, tình cảm cũng như đặc 
điểm về tính cách, khí chất, vốn kinh nghiệm sống và kỹ năng giải quyết vấn đề cũng là những 
yếu tố chủ quan dẫn đến stress ở con người. 
 5.ẢNH HƢỞNG CỦA STRESS: 
Stress có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến cá nhân, gia đình và xã hội trên nhiều khía cạnh. 
5.1. Đối với cá nhân: 
- Tác động tích cực: Ở một mức độ nhất định, stress: 
+ Kích thích con người phấn chấn, hăng hái, hoạt động tích cực hơn và đạt hiệu quả cao hơn, 
nâng cao trạng thái sẵn sàng đối phó của cơ thể với mọi hoàn cảnh, tình huống của cuộc sống. 
+ Là thử thách tôi luyện bản lĩnh, ý chí con người, giúp họ vững vàng hơn trong cuộc sống và 
hoàn thành tốt nhiệm vụ, thích ứng được với hoàn cảnh trong những điều kiện nhất định. 
- Tuy nhiên, stress cũng ảnh hưởng tiêu cực đến con người: 
+ Stress ảnh hưởng không tốt đến tinh thần, tâm lý: 
. Cảm xúc là một yếu tố cần thiết đảm bảo năng suất lao động và tùy theo yêu cầu công việc, mà 
cần phải có một mức độ căng thẳng cảm xúc (stress) nhất định. Trường hợp stress mạnh vượt quá khả 
năng đáp ứng của chủ thể, sẽ gây ra những tác hại nghiêm trọng đối với khả năng lao động. Mặt khác, 
trạng thái nghèo nàn cảm xúc cũng bất lợi và không thể tạo ra năng suất cao như trong các tình huống 
mà tính chất công việc đơn điệu, động tác máy móc, lặp đi lặp lại, ít được tiếp xúc với đồng nghiệp 
. Stress ảnh hưởng không tốt đến hoạt động nhận thức, làm tư duy kém linh hoạt, trí nhớ và sự 
tập trung chú ý giảm bị sút. 
. Stress làm giảm hứng thú hoạt động, gây nên trạng thái căng thẳng, lo âu, chán nản  dẫn đến 
những hành vi tiêu cực (bỏ bê công việc, gây gổ với người khác, hạn chế giao tiếp, chống đối). 
+ Stress ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của con người: 
. Stress tiêu cực khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt sức, mất ngủ, giảm khả năng lao động trí óc và chân 
tay 
. Khi con người không tự điều chỉnh để lấy lại cân bằng tâm sinh lý, stress có thể gây ra bệnh 
tật: suy giảm hệ thống miễn dịch, tim mạch, huyết áp, tiểu đường, ung thư  thậm chí gây tử vong. 
Giáo sư Meyer Friedman và giáo sư Ray Rosenman trong cuốn “Typ A Behaviour and Your Heart” đã 
chỉ ra cùng với các yếu tố khác, stress là căn nguyên dẫn đến bệnh xơ vữa động mạch. Stress mãn tính 
còn có thể làm nặng thêm các bệnh lý cơ thể hoặc tâm thần sẵn có. Tuy nhiên stress có gây bệnh hay 
không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có hai yếu tố quan trọng là tính chất gây bệnh của 
stress và sức chống đỡ của mỗi người. 
5.2. Đối với gia đình: 
Khi một thành viên trong gia đình bị stress thì các thành viên khác cũng bị ảnh hưởng, khiến 
cho: 
- Các mối quan hệ vợ chồng, cha mẹ - con cái trở nên căng thẳng. Theo GS. Đặng Phương 
Kiệt:“stress trong gia đình làm tăng tính nhạy cảm của các thành viên với sự đau khổ thể chất và tinh 
thần”. 
- Mọi sinh hoạt thường ngày trong gia đình có thể bị đảo lộn (ăn uống không đúng giờ giấc, 
công việc gia đình không ai quan tâm). 
5.3. Stress ảnh hưởng đến xã hội 
- Ở nhiều nước, thống kê cho thấy thiệt hại về kinh tế do stress gây ra là rất lớn. Trong cuốn Stress và 
đời sống (1998), GS. Đặng Phương Kiệt đã tổng hợp và đưa ra những dẫn chứng như: Ở Na Uy, chi 
phí cho những vấn đề liên quan đến stress chiếm 10% GDP. Ở Anh stress nghề nghiệp làm mất 1,8 tỷ 
ngày công. Ở Mỹ, ước tính số giờ nghỉ việc của người lao động chiếm tới 3,5% tổng số giờ lao động 
và hàng năm lĩnh vực kinh doanh đã thất thoát 32,8 tỷ đô la do giảm năng suất. Ở Việt Nam tuy chưa 
có một thống kê nào về thiệt hại do stress đưa lại, song hàng năm, nhà nước phải chi ra những khoản 
tiền không nhỏ để chữa trị nhiều căn bệnh có liên quan đến stress (tim mạch, huyết áp, dạ dày, trầm 
cảm), cũng như chữa trị những người bị tai nạn nghề nghiệp (mà nguyên nhân có thể do sự quá mệt 
mỏi, căng thẳng trong công việc). 
- Mặt khác, khi bị stress, con người lại dùng thêm các chất kích thích (bia, rượu) có thể sẽ dẫn 
tới những hành vi gây gổ, xung đột với người khác, làm mất an ninh trật tự xã hội. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_stress_tam_ly.pdf
Tài liệu liên quan