Bài giảng Sinh thái học và môi trường - Lê Thị Thính

MỤC LỤC

Trang

PHẦN A. LÝ THUYẾT 1

CHƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ SINH THÁI HỌC 1

1.1. Khái niệm về Sinh thái học 1

1.2. Phương pháp nghiên cứu Sinh thái học 1

1.3. Những nội dung chủ yếu của sinh thái học 1

1.4. Ý nghĩa, nhiệm vụ của Sinh thái học 3

CHƯƠNG 2. SINH THÁI HỌC CÁ THỂ 5

2.1. Môi trường và các nhân tố sinh thái 5

2.2. Một số quy luật về tác động của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật 7

2.3. Tác động của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật và sự thích

nghi của sinh vật 10

2.4. Nhịp sinh học 20

CHƯƠNG 3. QUẦN THỂ SINH VẬT 21

3.1. Khái niệm quần thể sinh vật 21

3.2. Mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể trong một quần thể 21

3.3. Mối quan hệ giữa những quần thể trong cùng một loài 24

3.4. Những đặc trưng cơ bản của quần thể 24

CHƯƠNG 4. QUẦN XÃ SINH VẬT 33

4.1. Khái niệm về quần xã sinh vật 33

4.2. Phân loại quần xã 33

4.3. Các mối quan hệ sinh thái giữa các loài trong nội bộ quần xã 34

4.4. Những tính chất cơ bản của quần xã 36

4.5. Sự diễn thế sinh thái 40

CHƯƠNG 5. HỆ SINH THÁI 43

5.1. Khái niệm hệ sinh thái 43

5.2. Sự chuyển hóa vật chất trong hệ sinh thái 44

5.3. Sự chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái và năng suất sinh học 50

5.4. Những nhận xét rút ra trong nghiên cứu hệ sinh thái 545.5. Sinh thái học và việc quản lí nguồn lợi thiên nhiên 54

CHƯƠNG 6. SINH QUYỂN VÀ NHỮNG HỆ SINH THÁI CHÍNH 56

6.1. Khái niệm sinh quyển, sinh thái quyển 56

6.2. Các hệ sinh thái 57

CHƯƠNG 7. BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN

THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 63

7.1. Tài nguyên đất 66

7.2. Tài nguyên rừng 66

7.3. Tài nguyên nước 68

7.4. Tài nguyên khoáng sản 70

7.5. Tài nguyên năng lượng 72

7.6. Tài nguyên biển 75

7.7. Tài nguyên đa dạng sinh học 79

7.8. Đấu tranh chống các sinh vật gây hại 82

CHƯƠNG 8. TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG 84

8.1. Lịch sử tác động của con người đối với môi trường 84

8.2. Sự tăng trưởng dân số 85

8.3. Hoạt động của con người gây ô nhiễm môi trường 86

8.4. Hoạt động của con người phá hủy môi trường tự nhiên 92

CHƯƠNG 9. GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 94

9.1. Thực trạng môi trường, nguyên nhân và những quan điểm chỉ

đạo công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam 94

9.2. Giáo dục bảo vệ và phát triển bền vững môi trường 95

9.3. Định hướng cơ bản, nhiệm vụ và nội dung về giáo dục bảo vệ

môi trường 97

9.4. Luật môi trường 99

PHẦN B. THỰC HÀNH 101

Bài 1. SỰ THÍCH NGHI CỦA SINH VẬT ĐỐI VỚI CÁC ĐIỀU

KIỆN ÁNH SÁNG CỦA MÔI TRƯỜNG 101

Bài 2. XÁC ĐỊNH NHIỆT ĐỘ ƯA THÍCH CỦA MỘT SỐ LOÀIĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG TRONG ĐIỀU KIỆN

PHÒNG THÍ NGHIỆM 103

Bài 3. XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ ƯA THÍCH ĐỘ ẨM Ở ĐỘNG VẬT

TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM 106

Bài 4. SO SÁNH HÌNH THÁI GIẢI PHẪU CÂY THỦY SINH

THÍCH NGHI VỚI MÔI TRƯỜNG SỐNG Ở NƯỚC 108

Bài 5. SỰ CẠNH TRANH CÙNG LOÀI VÀ KHÁC LOÀI Ở

THỰC VẬT 110

Bài 6. ĐIỀU TRA RÁC THẢI SINH HOẠT VÀ PHÂN TÍCH

THÀNH PHẦN GÂY Ô NHIỄM 112

TÀI LIỆU THAM KHẢO 114

pdf119 trang | Chuyên mục: Sinh Thái Môi Trường | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Sinh thái học và môi trường - Lê Thị Thính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ằng gỗ có khe thông để ngăn hộp thành 2 ngăn. Ở 2 bên
vách hộp có đục lỗ và lắp nhiệt kế xen kẽ, cứ cách nhau 20 cm thì đặt một cái nhiệt
kế. Hộp được đậy bằng nắp thủy tinh để dễ quan sát và nắp hộp có những lỗ nhỏ để
thông hơi. Hộp có nhiệt độ được chi phối bằng 2 nguồn nhiệt đối lập nhau: biến
trở/bàn là và đá lạnh.
- Bể kính có chiều rộng khoảng 4 cm, chiều dài khoảng 1 m. Trên nắp đậy
bằng thủy tinh có cắm ổ nhiệt kế ở những khoảng cách bằng nhau. Bể này được đặt
trên 2 nguồn nhiệt: biến trở/bàn là và đá lạnh. Dùng ống đong bằng thủy tinh có
ngấn xác định chiều cao bằng milimet. Bên trong ống có treo những nhiệt kế ở
những khoảng cách khác nhau. Một nguồn nhiệt nữa là mayso điện/bóng đèn bọc
giấy đen được đặt trong một bình kín đặt trong ống đong.
104
Hình 2. Mô hình dụng cụ thí nghiệm để xác định nhiệt độ ưa thích của
động vật không xương sống ở cạn.
Hình 3. Mô hình dụng cụ thí nghiệm để xác định nhiệt độ ưa thích của
động vật không xương sống ở nước.
105
III. Tiến hành thí nghiệm
Lắp thiết bị.
Rải đều loài động vật thí nghiệm trong thiết bị. Để 15 phút cho động vật thí
nghiệm ổn định vị trí.
Cứ sau mỗi 5 phút, ghi số lượng động vật thí nghiệm ứng với nhiệt độ ở nhiệt
kế gần nhất theo mẫu sau:
Quan sát thí nghiệm trong một giờ.
IV. Đánh giá kết quả thí nghiệm
Từ kết quả thí nghiệm hãy nhận xét và rút ra kết luận. Viết bài thu hoạch.
Các lần quan sát
(sau 5 phút) Số lượng cá thể ứng với thang nhiệt độ
t1 t2 t3 t4 t5 t6
106
Bài 3. XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ ƯA THÍCH ĐỘ ẨM Ở ĐỘNG VẬT (SÂU
BỌ, GIUN ĐẤT) TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM
I. Mục đích
Dựa vào sự lựa chọn môi trường khô hay ẩm mà xác định động vật thí nghiệm
là động vật ưa khô hay ưa ẩm.
II. Đối tượng và dụng cụ thí nghiệm
II.1. Đối tượng thí nghiệm
Gián nhà, châu chấu, mọt thóc, mọt khuẩn đen, mọt răng cưa...
II.2. Dụng cụ thí nghiệm
- Hai lọ thủy tinh miệng rộng có đường kính khoảng 10 cm, chiều cao khoảng
10 cm (hoặc hai bể nuôi cá cảnh). Đặt một vách ngăn bằng gỗ hoặc bằng bìa cứng
có khe thông hai lọ thủy tinh (hoặc hai bể nuôi cá) với nhau.
- Một giá gỗ có vít để vít hai lọ thủy tinh (hoặc có dây cao su để buộc hai bể
thủy tinh) áp sát nhau.
- Một đĩa thủy tinh chứa acid H2SO4 (để hút hơi nước trong lọ thủy tinh hoặc
bể thủy tinh); đậy đĩa acid bằng một lưới thép để động vật thí nghiệm không bị rơi
vào.
Hình 4. Mô hình dụng cụ xác định động vật thí nghiệm ưa ẩm hay ưa khô.
A: hai lọ thủy tinh ghép với nhau; B: hai bể thủy tinh ghép với nhau
107
III. Tiến hành thí nghiệm
- Lắp các dụng cụ như hình vẽ.
- Cho từng loại động vật thí nghiệm vào hai lọ (hoặc hai bể) thủy tinh với số
lượng bằng nhau.
- Để 15 phút cho động vật thí nghiệm ổn định vị trí; sau đó cứ mỗi 5 phút một
lần ghi số lượng cá thể có trong từng lọ (hay từng bể) thủy tinh theo mẫu sau:
STT Các lần quan sát sau mỗi 5 phút Số lượng cá thể có trong lọ (hay bể) thủy tinh
1 Lọ/bể ẩm Lọ/bể khô
2
- Mỗi thí nghiệm tiến hành trong một giờ.
IV. Đánh giá kết quả thí nghiệm
Từ kết quả thí nghiệm thu được hãy nhận xét và rút ra kết luận. Viết bài thu
hoạch.
108
Bài 4. SO SÁNH HÌNH THÁI GIẢI PHẪU CÂY THỦY SINH THÍCH
NGHI VỚI MÔI TRƯỜNG SỐNG Ở NƯỚC
I. Mục đích
Nêu được những đặc điểm chung của môi trường nghiên cứu (ao, hồ, ruộng,
sông...).
Xác định được tên và nêu được đặc điểm của những cây thủy sinh sống nổi
trên mặt nước, chìm trong nước và mọc ở đáy nước.
II. Đối tượng và dụng cụ thí nghiệm
II.1. Đối tượng thí nghiệm
Thực vật thủy sinh sống ở ao, hồ, các vực nước ngọt, sông như: bèo Nhật Bản
(bèo tây), bèo tấm, bèo cái, bèo vảy ốc, rong đuôi chó, rong mái chèo, rong đuôi
chồn...
II.2. Dụng cụ thí nghiệm
Kính hiển vi, kính lúp cầm tay, lam kính, lamen, dao lam...
III. Tiến hành thí nghiệm
- Quan sát hình thái bên ngoài của một số loài thực vật thủy sinh (sống nổi
trên mặt nước và sống chìm trong nước);
- Quan sát lát cắt ngang, lát cắt dọc qua lá và cuống lá một số cây thủy sinh;
- Xác định những đặc điểm thích nghi của thực vật thủy sinh ở môi trường
nước tĩnh và nước chảy:
+ Đối với thực vật thủy sinh ở môi trường nước tĩnh (ao, hồ, vực nước ngọt):
quan sát, so sánh hình thái - cấu tạo giải phẫu của các lá và cuống lá của 3 loài thực
vật thủy sinh đại diện cho thực vật nổi trên mặt nước, chìm trong nước và mọc ở
đáy nước rồi điền vào mẫu sau:
109
Đặc điểm Lá chìm trong
nước
Lá nổi trên mặt
nước
Lá mọc ở đáy
nước
Hình dạng
Kích thước
Đặc điểm của
phiến lá và
cuống lá
Biểu bì trên
- Tầng cutin
Mô khí
Mô cơ hoặc thể
cứng
- Lỗ khí
Biểu bì dưới
- Tầng cutin
Mô khí
Mô cơ hoặc thể
cứng
- Lỗ khí
+ Đối với thực vật thủy sinh ở môi trường nước chảy (sông): quan sát, so sánh
hình thái giải phẫu ba loài rong mái chèo, rong đuôi chó và rong đuôi chồn rồi điền
vào mẫu sau:
Các đặc điểm Cây đáy nước Cây sống chìm trong nướcRong mái chèo Rong đuôi chó Rong đuôi chồn
Rễ
Thân
- Tư thế trong nước
- Chiều dài
- Đường kính
Lá
- Cách phân bố
trên thân
- Số lượng
IV. Đánh giá kết giá thí nghiệm
Từ kết quả thí nghiệm thu được hãy nhận xét và rút ra kết luận. Viết bài thu
hoạch.
110
Bài 5. SỰ CẠNH TRANH CÙNG LOÀI VÀ KHÁC LOÀI Ở THỰC VẬT
I. Mục đích
- Thấy được việc trồng dày trên một đơn vị diện tích sẽ gây ra sự cạnh tranh
cùng loài ở thực vật. Sự trồng dày có lợi về số lượng cá thể, song khối lượng cá thể
lại giảm.
- Thấy được các cây thuộc các loài khác nhau cùng sống trong một môi trường
thì cạnh tranh với nhau, nên cho năng suất thấp.
II. Đối tượng và dụng cụ thí nghiệm
II.1. Đối tượng thí nghiệm
- Hạt lúa với số lượng đủ gieo trên 15 chậu cây. Cứ 3 chậu cây có cùng mật độ
gieo như sau: 25 hạt, 50 hạt, 75 hạt, 100 hạt, 250 hạt.
- Hạt lúa và hạt ngô (hoặc có thể thay thế bằng những hạt cây khác) với số
lượng đủ gieo trồng cho 9 chậu cây.
II.2. Dụng cụ thí nghiệm
- Cân.
- Tủ sấy.
- 15 chậu cây với số lượng và chất đất như nhau.
- 9 chậu cây với số lượng và chất đất như nhau.
III. Tiến hành thí nghiệm
III.1. Sự trạnh canh cùng loài ở thực vật
- Gieo hạt trên 15 chậu cây có cùng điều kiện như nhau với số lượng hạt gieo
như sau: 25 hạt, 50 hạt, 75 hạt, 100 hạt, 250 hạt. Cứ 3 chậu cây có cùng mật độ
gieo.
- Sau 3 tuần, đếm số cây mạ trong mỗi chậu cây. Nhỗ hết mạ trong mỗi chậu,
bỏ rễ, làm sạch đất (không rửa bằng nước). Để chúng vào trong túi nilon sạch, ghi
rõ số hạt gieo và số cây mạ thu được.
- Mở miệng túi nilon và sấy khô ở nhiệt độ 1000C trong 24 giờ.
- Sau khi sấy, tính khối lượng chất khô của cây mạ ở mỗi chậu và tính khối
lượng chất khô trung bình ở mỗi mật độ gieo trồng. Vẽ sơ đồ minh họa sự biến đổi
khối lượng chất khô của cây mạ theo từng mật độ gieo trồng.
111
III.2. Sự trạnh canh khác loài ở thực vật
- Bố trí thí nghiệm như sau:
+ Ba chậu gieo hạt lúa;
+ Ba chậu gieo xen lúa và ngô;
+ Ba chậu gieo hạt ngô
Điều kiện thí nghiệm ở mỗi 3 công thức là như nhau.
- Sau 3 tuần, đếm số cây mạ trong mỗi chậu cây. Nhỗ hết mạ trong mỗi chậu,
bỏ rễ, làm sạch đất (không rửa bằng nước). Để chúng vào trong túi nilon sạch, ghi
rõ số hạt gieo và số cây mạ thu được.
- Mở miệng túi nilon và sấy khô ở nhiệt độ 1000C trong 24 giờ.
- Sau khi sấy, tính khối lượng chất khô của cây mạ ở mỗi chậu và tính khối
lượng chất khô trung bình ở mỗi mật độ gieo trồng.
- So sánh kết quả thu được để thấy sự khác nhau giữa việc trồng một loài với
sự trồng xen loài khác.
IV. Đánh giá kết quả thí nghiệm
Từ kết quả thí nghiệm thu được hãy nhận xét và rút ra kết luận. Viết bài thu
hoạch.
112
Bài 6. ĐIỀU TRA RÁC THẢI SINH HOẠT VÀ PHÂN TÍCH THÀNH
PHẦN GÂY Ô NHIỄM
I. Mục đích và yêu cầu
- Vận dụng và làm rõ một số kiến thức cơ bản về rác thải và ô nhiễm vào bài
thực hành.
- Biết cách điều tra và phân tích sản phẩm đơn giản về rác thải.
- Biết cách đánh giá về tình trạng rác thải sinh hoạt trong trường học và xác
định thành phần gây ô nhiễm.
II. Phương tiện điều tra
- Các dụng cụ: cân, thước đo, panh to, túi đựng rác, khẩu trang, găng tay...
- Các thùng đựng rác được xác định thể tích bằng mét khối.
- Các phiếu điều tra.
III. Cách thực hiện
Sinh viên chia nhóm (5-7 sinh viên/nhóm). Mỗi nhóm tiến hành điều tra tại
một điểm thu gom rác của trường. Mỗi nhóm thực hiện những công việc sau:
+ Xác định vị trí thu gom rác (khu A, khu B, khu C...) của trường, số lớp, số
sinh viên.
+ Liệt kê những loại rác thải có ở vị trí thu gom rác.
+ Tính khối lượng trung bình của từng loại rác thải trong một ngày đêm tại 3
thời điểm sáng, trưa và tối. Thực hiện trong 8 ngày liền, rồi điền kết quả điều tra
trung bình một ngày đêm vào phiếu sau:
Loại rác thải
Khối lượng
rác thải (kg/ngày)
Giấy Thủytinh Nhựa
Kim
loại Gỗ Vải
Vật liệu
hữu cơ
khác
Chất
khác
+ Tính tỷ trọng của rác được xác định bằng phương pháp cân trọng lượng theo
đơn vị là kg/m3, thống kê rác thải trong một ngày đêm rồi tính tỷ trọng bình quân
kg/m3, điền kết quả vào phiếu sau:
113
Loại rác thải
Tỷ trọng rác
thải (kg/m3/ngày)
Giấy Thủytinh Nhựa
Kim
loại Gỗ Vải
Vật liệu
hữu cơ
khác
Chất
khác
IV. Kết quả điều tra và nhận xét
- Nêu đặc trưng về rác thải của trường và những thành phần gây ô nhiễm.
- Nếu tỷ trọng thành phần các loại rác thải trong trường và giải thích về khối
lượng và tỷ lệ thành phần các loại rác thải và những thành phần gây ô nhiễm.
- Nêu tác hại của rác thải đối với nhà trường.
114
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trần Kiên (chủ biên), Mai Sỹ Tuấn (2007), Giáo trình Sinh thái học và Môi
trường, Nhà xuất bản Đại học sư phạm.
[2] Hứa Thị Phượng Liên (2005), Giáo trình Thủy sinh đại cương, Trường Đại học
An Giang.
[3] Phạm Nghi (chủ biên), Phạm Thanh Hùng, Trương Thị Mỹ Anh, Phan Ý Nhi,
Nguyễn Minh Cần (2013), Bài giảng Môi trường và Con người, Trường Đại
học Phạm Văn Đồng.
[4] Vũ Trung Tạng (2003), Cơ sở Sinh thái học, Nhà xuất bản Giáo dục.
[5] Trần Nam Tiến (2011), Hoàng Sa - Trường Sa: hỏi và đáp, Nhà xuất bản Trẻ.
[6] Trần Đức Viên (chủ biên), Phạm Văn Phê, Ngô Thế Ân (2004), Sinh thái học
nông nghiệp, Nhà xuất bản Đại học sư phạm.
[7] Luật Môi trường Việt Nam 2014.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_sinh_thai_hoc_va_moi_truong_le_thi_thinh.pdf
Tài liệu liên quan