Bài giảng Sinh lý bệnh - Chương: Rối loạn cân bằng nước, điện giải - Đỗ Hoàng Long

II. RỐI LOẠN NỒNG ĐỘ ĐIỆN GIẢI

1. Rối loạn nồng độ Na+ trong máu:

1.1 Giảm Na+ huyết:

1.1.1 Định nghĩa:

Giảm Na+ huyết xảy ra khi nồng độ Na+ trong huyết tương dưới 135 mmol/L.

 

ppt17 trang | Chuyên mục: Sinh Lý Học | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 455 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Sinh lý bệnh - Chương: Rối loạn cân bằng nước, điện giải - Đỗ Hoàng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
RỐI LOẠN CÂN BẰNGNƯỚC – ĐIỆN GIẢI 
ThS . Đỗ Hoàng Long 
Bộ môn Sinh lý bệnh – Miễn dịch 
Khoa Y – Trường Đại học Y Dược Cần Thơ 
II. RỐI LOẠN NỒNG ĐỘ ĐIỆN GIẢI 
1. Rối loạn nồng độ Na + trong máu : 
1.1 Giảm Na + huyết : 
1.1.1 Định nghĩa : 
Giảm Na + huyết xảy ra khi nồng độ Na + trong huyết tương dưới 135 mmol /L. 
1.1.2 Giảm Na + huyết : 
Tăng tuyệt đối lượng nước uống vào vượt quá khả năng thảy trừ nước của thận : 
	- chứng khát nước của bệnh nhân tâm thần 
	- thuốc điều trị tâm thần gây khô miệng làm 
 tăng cảm giác khát . 
Giảm khả năng thải trừ nước đơn thuần của thận : 
	- giảm cung cấp Na + hoặc các chất hòa 
 tan cho phần pha loãng của ống thận xa : 
	* đói , suy dinh dưỡng nghiêm trọng 
	* uống bia quá nhiều . 
	- tăng tiết quá mức ADH: tăng thể tích 
 máu dã làm tăng thảy Na + qua nước tiểu . 
	- phối hợp cả 2 cơ chế trên : 
	  giảm thể tích : mất nước qua đường tiêu 
 hóa , qua da , thuốc lợi tiểu thiazide ,  
	 phù : suy tim ứ huyết , xơ gan ,  
	 giảm thể tích máu trong hệ thống động 
 mạch 
1.2 Tăng Na + huyết : 
1.2.1 Định nghĩa : 
Tăng Na + huyết xảy ra khi nồng độ Na + trong huyết tương lớn hơn 145 mmol /L. 
Tăng Na + huyết đều gây tăng độ thẩm thấu của máu . 
Tăng Na + huyết xảy ra khi lượng nước uống vào nhỏ hơn lượng nước thảy trừ do thận và do các cơ chế ngoài thận . 
1.2.2 Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh : 
Lượng nước uống vào không đủ : 
	- bệnh nhân không tự uống nước được : hôn mê , 
 nằm phòng săn sóc đặc biệt , sau phẩu thuật , 
 trẻ em ,  
	- tăng Na + huyết nguyên phát : cơ chế khát của 
 bệnh nhân bị rối loạn do trung tâm khát và các 
 thụ thể nhận cảm về thẩm thấu không còn 
 nhạy cảm với những thay đổi về trương lực 
 thẩm thấu . 
Mất nước qua da , đường hô hấp , đường tiêu hóa : 
	- mất nước xảy ra do sốt , hoạt động thể 
 lực nặng , bỏng , thở máy gây tăng Na + 
 huyết . 
	- tiêu chảy thẩm thấu và viêm dạ dày ruột 
 do vi rút gây mất nước nhiều hơn mất 
 Na + và K + . 
Mất nước qua thận : 
	- lợi tiểu thẩm thấu : 
	* do tăng đường huyết , truyền tĩnh mạch 
 mannitol hoặc tăng sản xuất urea nội sinh 	 
	* sự hiện diện của những chất hòa tan hữu cơ 
 trong lòng ống thận sẽ làm giảm tái hấp thu 
 nước gây mất nước nhiều hơn mất Na + và K + 
	- đái tháo nhạt thể trung tâm hoặc do thận sẽ 
 làm giảm tái hấp thu nước và gây tăng Na + 
 máu 
2. Rối loạn nồng độ K + trong máu : 
2.1 Giảm K + huyết và thiếu hụt K + : 
2.1.1 Định nghĩa : 
Giảm K + huyết xảy ra khi nồng độ K + trong huyết tương dưới 3,5 mmol /L. 
Giảm K + huyết mãn tính thường phản ánh tình trạng thiếu hụt K + trong toàn bộ cơ thể . 
2.1.2 Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh : 
Lượng K + đưa vào cơ thể không đủ : dẫn đến giảm K + máu và thiếu hụt K + vì khả năng giữ K + của thận chỉ đạt mức tối đa sau khoảng 10 ngày . 
Thận thảy trừ quá mức : 
	- Tăng các mineralocorticoids ( aldosterone ): 
 làm tăng hoạt bơm Na + -K + ATPase ở tế 
 bào ống thận xa và làm tăng tính thấm của 
 màng tế bào đối với K + , do đó làm tăng 
 tiết K + vào lòng ống thận . 
	- Các thuốc lợi tiểu : làm tăng lưu lượng dịch hoặc 
 Na + cung cấp cho ống thận xa , do đó làm tăng 
 tiết K + vào lòng ống thận . 
	- Nhiễm toan thể cetone : tăng glucose và các 
 anion của thể cetone trong nước tiểu sẽ gây 
 lợi tiểu thẩm thấu làm tăng lưu lượng ống 
 thận dẫn đến giảm K + máu . 
	- Nhiễm toan do ống thận : 
	  ống thận gần : tăng cung cấp cho ống 
 thận xa và sự hiện diện của quá nhiều HCO 3 - 
 tương đối kém hấp thu dẫn đến tăng thảy trừ 
 K + qua thận . 
	  ống thận xa : do cường aldosterone thứ 
 phát và một số yếu tố khác chưa rõ gây tăng 
 thảy trừ K + . 
Mất dịch tiêu hóa do nôn ói và tiêu chảy . 
Chuyển dịch K + từ ngoại bào vào nội bào : 
	- Nhiễm kiềm chuyển hóa làm tăng nồng 
 độ K + trong tế bào ống thận gây tăng 
 tiết K + . 
	- Điều trị bằng insulin. 
2.2 Tăng K + huyết và dư thừa K + : 
2.2.1 Định nghĩa : 
Tăng K + huyết xảy ra khi nồng độ K + trong huyết tương trên 5 mmol /L. 
Tăng K + huyết xảy ra khi tốc độ K + đưa vào cơ thể hoặc tốc độ chuyển dịch K + từ nội bào ra ngoại bào lớn hơn tốc độ thảy trừ K + do thận và do các cơ chế ngoài thận . 
2.2.2 Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh : 
Thận giảm thải trừ K + : 
	- do giảm độ thanh lọc cầu thận trong suy 
 thận cấp hay mãn . 
	- do giảm tiết K + ở ống thận trong bệnh 
 Addison, dùng thuốc lợi tiểu giữ K + hoặc 
 giảm aldosterone do giảm renin . 
Chuyển dịch K + từ nội bào ra ngoại bào : 
	- nhiễm toan , co tế bào do tăng trương 
 	 lực thẩm thấu dịch ngoại bào 
	- tế bào bị phá hủy trong chấn thương , 
 tán huyết , ly giải cơ vân . 
	- tăng đường huyết đột ngột trên bệnh 
 nhân tiểu đường phụ thuộc insulin và 
 kèm theo giảm aldosterone . 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_sinh_ly_benh_chuong_roi_loan_can_bang_nuoc_dien_gi.ppt