Bài giảng Quản trị marketing
Mục tiêu học phần
Sau khi học xong học phần, người học sẽ:
• Có kiến thức cơ bản về marketing và hiểu biết về công việc của nhà quản trị
marketing trong các tổ chức.
• Biết được nội dung cơ bản của một bản kế hoạch marketing mà nhà quản trị
marketing phải xây dựng và hình dung được những việc cần làm để có thể có
được bản kế hoạch marketing đó.
Nhiệm vụ của nguời học
• Tham gia vào các buổi học: Dự giờ và thảo luận
• Sinh viên tự đọc tài liệu; việc đọc trước tài liệu là cần thiết để có thể tham gia
thảo luận trên lớp.
• Sinh viên nghiên cứu, trao đổi, chuẩn bị và thảo luận tình huống trên lớp
định về giá Quyết định về truyền thông 4.4. Các quyết định về truyền thông marketing • “IMC là một quá trình kinh doanh mang tính chiến lược được sử dụng để lên kế hoạch, phát triển, thực hiện và đánh giá các chương trình truyền thông thương hiệu có tính thuyết phục, có khả năng đo lường và phối hợp được các tác động tới khách hàng, cán bộ nhân viên và những người có liên quan khác bên trong và bên ngoài doanh nghiệp” - Theo Don Schultz, chuyên gia về truyền thông • Truyền tin về sản phẩm và doanh nghiệp tới khách hàng, nhắc nhở họ về giá trị lợi ích của sản phẩm để thuyết phục họ mua. • Cung cấp thông tin còn được gọi là hệ thống truyền thông marketing. Các hình thức truyền thông • Quảng cáo • Xúc tiến bán • Bán hàng cá nhân • Quan hệ công chúng • Marketing trực tiếp (internet marketing, website marketing...) • Marketing tương tác (telemarketing, facebook marketing) 261 262 263 264 3/30/2019 67 Các công cụ truyền thông marketing tích hợp Quảng cáo: • Khái niệm: Quảng cáo bao gồm mọi hình thức truyền thông gián tiếp (phi cá nhân), với nội dung đề cao ý tưởng, hàng hóa, dịch vụ; được thực hiện theo yêu cầu của chủ thể và chủ thể phải thanh toán chi phí • Đặc điểm: • Mang tính đại chúng có khả năng thuyết phục • Tạo cơ hội cho người nhận tin so sánh thông tin với các đối thủ cạnh tranh. • Đa dạng về ngôn ngữ, phổ cập và tiện lợi về phương tiện có thể truyền tin hiệu quả. Các công cụ truyền thông marketing tích hợp Xúc tiến bán (khuyến mại) • Khái niệm: Xúc tiến bán (khuyến mại) là những biện pháp tác động tức thì trong ngắn hạn nhằm khuyến khích việc dùng thử hoặc mua sản phẩm hay dịch vụ ngay lập tức hoặc mua nhiều hơn • Đặc điểm: • Cung cấp giá trị cộng thêm hoặc khuyến khích lực lượng bán hàng, nhà phân phối hoặc các khách hàng cuối cùng và có thể đạt mục tiêu tăng doanh số bán ngay lập tức. • Chia thành 2 loại chính: hoạt động xúc tiến bán nhằm vào khách hàng là khách hàng cuối cùng và xúc tiến bán nhằm vào các trung gian thương mại. Các công cụ truyền thông marketing tích hợp Bán hàng cá nhân • Khái niệm: Bán hàng cá nhân, một phương thức giao tiếp trực tiếp và cá nhân trong đó người bán hàng cố gắng để trợ giúp hoặc thuyết phục khách hàng mua sản hoặc tạo thiện cảm của khách hàng đối với doanh nghiệp để ảnh hưởng đến hành động mua hàng trong tương lai. • Đặc điểm: • Các chuyên gia marketing linh hoạt trong việc truyền thông, giao tiếp; người bán hàng có thể nhìn hoặc nghe những phản hồi của khách hàng tiềm năng và điểu chỉnh thông điệp cho phù hợp với họ. • Cho phép xử lý các phản hồi của khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác Các công cụ truyền thông marketing tích hợp Quan hệ công chúng (PR) • Khái niệm: Quan hệ công chúng là hình thức truyền thông phi cá nhân về một tổ chức, một sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng mà chủ thể không phải trả tiền một cách trực tiếp • Đặc điểm: • Có chức năng quản lý đánh giá thái độ của cộng đồng, xác định sự ưa thích của cộng đồng với các chính sách và quy trình của một cá nhân hoặc tổ chức và thực hiện một chương trình hành động để tăng sự hiểu biết và chấp nhận của cộng đồng. • Có mục tiêu rộng hơn sự thu hút sự chú ý của cộng đồng (publicity), vì mục đích của nó là thiết lập và duy trì hình ảnh tích cực của doanh nghiệp. 265 266 267 268 3/30/2019 68 Các công cụ truyền thông marketing tích hợp Marketing trực tiếp • Khái niệm: Marketing trực tiếp là phương thức sử dụng các phương tiện truyền thông để các tổ chức có thể giao tiếp trực tiếp với khách hàng mục tiêu nhằm tạo ra sự phản hồi hay giao dịch của khách hàng tại mọi địa điểm. • Đặc điểm: • Có phạm vi hoạt động rộng hơn là một công cụ của xúc tiến hỗn hợp • Bao gồm rất nhiều các hoạt động: quản lý cơ sở dữ liệu, bán hàng trực tiếp, bán hàng qua điện thoại, và phản hồi trực tiếp qua gửi thư trực tiếp, internet và các quảng cáo truyền hình và phương tiện truyền thông in ấn (báo giấy và tạp chí) Các công cụ truyền thông marketing tích hợp Marketing tương tác • Phương tiện truyền thông mang tính tương tác cho phép thông tin được truyền qua lại một cách dễ dàng, do vậy, khách hàng có thể tham gia và tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng và kịp thời hơn • Cho phép khách hàng thực hiện một loạt các chức năng như nhận và biến đổi thông tin và hình ảnh, đưa ra các câu hỏi, phản hồi cho câu hỏi và thực hiện giao dịch mua bán. • Các phương tiện truyền thông mang tính tương tác: internet, CD-ROMs, kiosk, chương trình truyền hình tương tác, và điện thoại di động. Quá trình xây dựng chương trình truyền thông Xác định người nhận tin Xác định các trạng thái sẵn sàng mua của người nhận tin Lựa chọn phương tiện (kênh) truyền thông Lựa chọn và thiết kế thông điệp Tạo độ tin cậy của nguồn tin Thu nhận thông tin phản hồi Bước 1: Xác định người nhận tin • Những khách hàng mục tiêu của DN. Các đặc điểm cụ thể của người nhận tin có ảnh hưởng rất quan trọng đến các kế hoạch truyền tin (nói gì, nói như thế nào, ở đâu, khi nào): • Khách hàng hiện tại/ khách hàng tiềm năng, người ra quyết định/ người ảnh hưởng • Những người thuộc nhóm tham khảo của khách hàng • Một cá nhân, một nhóm người, một giới/ giai tầng nhất định hay quảng đại quần chúng 269 270 271 272 3/30/2019 69 Bước 2: Xác định mục tiêu truyền thông • Mục tiêu truyền thông luôn gắn với mục tiêu marketing; mục tiêu cuối cùng của truyền thông chính là thúc đẩy khách hàng mua hàng và hài lòng. Tuy nhiên để có được hành vi đó thì họ phải trải qua một quá trình biến đổi trạng thái và cảm xúc liên quan đến sản phẩm – gọi là “các trạng thái sẵn sàng mua”: •Nhận biết •Hiểu Nhận thức •Thiện cảm •Ưa chuộngTình cảm •Ý định mua •Hành động mua Hành vi Người làm Marketing có thể tìm kiếm ở công chúng mục tiêu phản ứng đáp lại về nhận thức (khắc sâu ghi nhớ điều gì đó), về tình cảm (thay đổi thái độ) hay về hành vi (thúc đẩy hành động). Giới thiệu sự hiện diện của SP Giới thiệu đặc tính SP Thông tin về chất lượng SP Giới thiệu những điểm khác biệt vượt trội của SP Khẳng định quyết định mua là đúng đắn Kích thích mua Bước 3: Lựa chọn phương tiện truyền thông • Căn cứ vào đối tượng nhận tin và mục tiêu truyền thông, người làm Marketing sẽ phải lựa chọn các công cụ và các biện pháp truyền tin phù hợp và có hiệu quả, hay còn gọi là kênh truyền thông. • Có 2 kênh truyền thông chính: • Kênh truyền thông trực tiếp: là tập hợp những phương tiện và những biện pháp truyền tin cho phép người phát tin và người nhận tin có thể trực tiếp trao đổi với nhau, • Kênh truyền thông không trực tiếp: là tập hợp những phương tiện và những biện pháp truyền tin trong điều kiện không có sự tiếp xúc cá nhân và không có mối liên hệ ngược, Bước 4: Lựa chọn và thiết kế thông điệp • Thông điệp là nội dung thông tin cần truyền đã được mã hóa dưới dạng một ngôn ngữ nào đó: hình ảnh, màu sắc, ánh sáng, nhạc điệu, lời văn • Tùy theo đối tượng nhận tin, đối tượng và mục tiêu truyền thông, phương tiện truyền thông mà lựa chọn sử dụng ngôn ngữ thích hợp để thiết kế thông điệp. • Thông điệp thường được cố gắng thiết kế theo mô hình AIDA: Gây được sự chú ý (Attention) Tạo được sự thích thú (Interest) Khơi dậy mong muốn (Desire) Đạt tới hành động mua (Action). Bước 4: Lựa chọn và thiết kế thông điệp Nói gì (nội dung thông điệp), lựa chọn giữa: • Lợi ích kinh tế của người mua: chất lượng, tính kinh tế (hiệu quả sử dụng), giá trị hay công dụng của sản phẩm. • Quyền quyết định mua. • Cảm xúc: sợ hãi, tội lỗi, xấu hổ, rung động • Đạo đức: Ý thức về cái đúng và cái nghiêm túc. Nói như thế nào cho hợp lý và logic (cấu trúc của thông điệp): Các quyết định về cấu trúc thông điệp bao gồm: • Có đưa ra kết luận hay để cho người nhận tin tự rút ra kết luận • Cách lập luận một mặt hoặc hai mặt (nên/ không nên, tốt/không tốt, ưu điểm/nhược điểm của SP) Trình tự trình bày (đưa luận cứ thuyết phục vào lúc nào của thông điệp) • Nói như thế nào cho dễ hình dung (hình thức của thông điệp): Là quyết định về các yếu tố nghệ thuật/ biểu tượng thể hiện thông điệp. 273 274 275 276 3/30/2019 70 Bước 5: Tạo độ tin cậy của nguồn tin • Là quyết định lựa chọn nguồn phát thông điệp để làm cho thông điệp được chú ý, tin cậy và có sức thuyết phục hơn. • Có 3 yếu tố làm tăng sức thuyết phục của nguồn tin được truyền đi: • Tính chuyên môn hay trình độ hiểu biết của người truyền thông; • Tính đáng tin cậy hay mức độ tin tưởng của công chúng đối với người truyền thông: sự trung thực, khách quan, uy tín; • Tính khả ái hay mức độ mến mộ của công chúng đối với nguồn phát tin: nổi tiếng, hài hước, tự nhiên cởi mở Bước 6: Thu nhận thông tin phản hồi • Là việc nghiên cứu hiệu quả của việc truyền thông điệp sau khi đã phát thông điệp đó. • Đòi hỏi phải tổ chức điều tra nghiên cứu chu đáo, tạo cơ chế thu nhận thích hợp để đảm bảo cho kênh truyền thông hoàn chỉnh. • Căn cứ vào kết quả này để điều chỉnh, hướng hoạt động truyền thông vào các mục tiêu đã định và tăng cường hiệu quả của chúng. Xác định hệ thống xúc tiến (hỗn hợp truyền thông) • Là việc xác định nên sử dụng những công cụ nào và phối hợp với nhau như thế nào trong một chương trình truyền thông. • Các căn cứ để xác lập hệ thống truyền thông bao gồm Đặc điểm cụ thể của từng công cụ xúc tiến Kiểu/loại hàng hóa/ thị trường: hàng tiêu dùng, dịch vụ, hàng công nghiệp Các giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm Các trạng thái sẵn sàng mua của khách hàng Hướng lực với sản phẩm Chiến lược đẩy: đẩy hàng hóa trong các kênh ra thị trường. Chiến lược kéo: hình thành nhu cầu tập trung trên thị trường, tạo áp lực cần thỏa mãn nhu cầu và hình thành sức kéo hút hàng hóa từ khách hàng dọc theo kênh qua các trung gian. Hướng lực với sản phẩm? Kết thúc • Q&A • Chúc các bạn học tốt! 277 278 279 280
File đính kèm:
- bai_giang_quan_tri_marketing.pdf