Bài giảng Phân tích và thiết kế giải thuật - Chương 1: Các khái niệm căn bản

Đệ quy và hệ thức truy hồi

Phân tích độ phức tạp giải thuật

Phân tích giải thuật lặp

Phân tích giải thuật đệ quy

Chiến lược thiết kế giải thuật

Thiết kế giải thuật kiểu “trực tiếp” (bruce-force)

 

 

ppt44 trang | Chuyên mục: Phân Tích & Thiết Kế Thuật Toán | Chia sẻ: dkS00TYs | Lượt xem: 4318 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Phân tích và thiết kế giải thuật - Chương 1: Các khái niệm căn bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 định thời gian chạy của mỗi phát biểu. - đặc trưng hóa chính xác dữ liệu nhập trong thực tế. Các kết quả tiệm cận và xấp xỉ Kết quả của một sự phân tích toán học thường mang tính xấp xỉ (approximate): nó có thể là một biểu thức gồm một chuỗi những số hạng giảm dần tầm quan trọng. Ta thường để ý đến các số hạng dẫn đầu trong biểu thức toán học. Thí dụ: Thời gian tính toán trung bình của một chương trình là: 	a0NlgN + a1N + a2 Ta có thể viết lại là: 	a0NlgN + O(N) Với N lớn, ta không cần tìm giá trị của a1 hay a2. Các kết quả xấp xỉ Ký hiệu O cho ta một cách tìm ra kết quả xấp xỉ khi N lớn. Do đó, thông thường chúng ta có thể bỏ qua một số đại lượng khi có tồn tại một số hạng dẫn đầu trong biểu thức. Example: nếu biểu thức là N(N-1)/2, chúng ta có thể bảo rằng nó khoảng chừng N2/2. 3.Phân tích một giải thuật lặp Thí dụ 1 Cho một giải thuật tìm phần tử lớn nhất trong một mảng 1 chiều. procedure MAX(A, n, max) /* Set max to the maximum of A(1:n) */ begin integer i, n; max := A[1]; for i:= 2 to n do if A[i] > max then max := A[i] end Nếu C(n) là độ phức tạp tính toán của giải thuật được tính theo thao tác so sánh (A[i]> max). Hãy xác định C(n) trong trường hợp xấu nhất. Phân tích một giải thuật lặp (tt.) Thao tác căn bản của thủ tục MAX là thao tác so sánh. Tổng số thao tác so sánh của thủ tục MAX chính là số lần thân vòng lặp được thực thi: 	(n-1). Vậy độ phức tạp tính toán của giải thuật là O(n). Đây là độ phức tạp của cả hai trường hợp trung bình và xấu nhất. Ghi chú: Nếu thao tác căn bản là phát biểu gán (max := A[i]) thì O(n) là độ phức tạp trong trường hợp xấu nhất. Phân tích một giải thuật lặp (tt.) Thí dụ 2: Giải thuật kiểm tra xem có phải mọi phần tử trong mảng 1 chiều là khác biệt nhau. function UniqueElements(A, n) begin for i:= 1 to n –1 do for j:= i + 1 to n do if A[i] = A[j] return false return true end Trong trường hợp xấu nhất, mảng không hề có hai phần tử nào bằng nhau hoặc mảng có hai phần tử cuối cùng bằng nhau. Lúc đó một sự so sánh diễn ra mỗi khi thân vòng lặp trong được thực hiện. i = 1 	j chạy từ 2 cho đến n tức n – 1 lần so sánh i = 2 	j chạy từ 3 cho đến n tức n – 2 lần so sánh 	. 	. i = n -2 	 j chạy từ n-1 cho đến n tức 2 lần so sánh i = n -1 	 j chạy từ n cho đến n tức 1 lần so sánh Tóm lại, tổng số lần so sánh là: 1 + 2 + 3 + … + (n-2) + (n-1) = n(n-1)/2 Vậy độ phức tạp tính toán của giải thuật trong trường hợp xấu nhất là O(n2). Phân tích một giải thuật lặp (tt.) Thí dụ 3 (So trùng dòng ký tự - string matching): Tìm tất cả những sự xuất hiện của một khuôn mẫu (pattern) trong một văn bản (text). Văn bản là một mảng T[1..n] gồm n ký tự và kiểu mẫu là một mảng P[1..m] gồm m ký tự. Kiểu mẫu P xuất hiện với độ dịch chuyển (shift) s trong văn bản T (tức là, P xuất hiện bắt đầu từ vị trí s+1 trong văn bản T) nếu 1  s  n – m và T[s+1..s+m] = P[1..m]. Một giải thuật đơn giản nhất để tìm tất cả những sự xuất hiện của P trong T sẽ dùng một vòng lặp mà kiểm tra điều kiện P[1..m] = T[s+1..s+m] với mỗi trị trong n – m + 1 trị có thể có của s. procedure NATIVE-STRING-MATCHING(T,P); begin n: = |T|; m: = |P|; for s:= 0 to n – m do if P[1..m] = T[s+1,..,s+m] then print “Pattern occurs with shift” s; end procedure NATIVE-STRING-MATCHING(T,P); begin n: = |T|; m: = |P|; for s:= 0 to n – m do begin exit:= false; k:=1; while k  m and not exit do if P[k]  T[s+k] then exit := true else k:= k+1; if not exit then print “Pattern occurs with shift” s; end end Giải thuật NAIVE STRING MATCHER có hai vòng lặp lồng nhau: vòng lặp ngoài lặp n – m + 1 lần. vòng lặp trong lặp tối đa m lần. Do đó, độ phức tạp của giải thuật trong trường hợp xấu nhất là: O((n – m + 1)m). 4. Phân tích giải thuật đệ quy: các công thức truy hồi căn bản Có một phương pháp căn bản để phân tích độ phức tạp của các giải thuật đệ quy. Tính chất của một giải thuật đệ quy  thời gian chạy đối với bộ dữ liệu nhập kích thước N tùy thuộc vào thời gian chạy của những bộ dữ liệu nhập nhỏ hơn. Tính chất này được mô tả bằng một công thức toán học được gọi là hệ thức truy hồi (recurrence relation). Để dẫn xuất ra độ phức tạp của một giải thuật đệ quy, chúng ta phải giải hệ thức truy hồi này. Phân tích giải thuật đệ quy bằng phương pháp lặp Công thức 1: Một chương trình đệ quy mà lặp qua bộ dữ liệu nhập để loại đi một phần tử. Hệ thức truy hồi của nó như sau: CN = CN-1 + N 	 N  2 C1 = 1 CN = CN-1 + N = CN-2 + (N – 1) + N = CN-3 + (N – 2) + (N – 1) + N . . . = C1 + 2 + … + (N – 2) + (N – 1) + N = 1 + 2 + … + (N – 1) + N = N(N-1)/2 = N2/2 Cách suy ra độ phức tạp bằng phương pháp lặp: Thí dụ 2 Công thức 2: Một chương trình đệ quy mà tách đôi bộ dữ liệu nhập trong một bước làm việc. Hệ thức truy hồi là: CN = CN/2 + 1 	N  2 	C1 = 0 Cách suy ra độ phức tạp: Giả sử 	N = 2n C(2n) = C(2n-1) + 1 = C(2n-2 )+ 1 + 1 = C(2n-3 )+ 3 . . . = C(20 ) + n = C1 + n = n CN = n = lgN CN  lgN Thí dụ 3 Công thức 3. Một chương trình đệ quy mà tách đôi bộ dữ liệu nhập trong một bước làm việc nhưng phải xem xét từng phần tử trong dữ liệu nhập. Hệ thức truy hồi là CN = 2CN/2 + N 	 for 	N  2 	C1 = 0 Assume 	 N = 2n C(2n) = 2C(2n-1) + 2n C(2n)/2n = C(2n-1)/ 2n-1 + 1 = C(2n-2)/ 2n-2 + 1 +1 . . = n  C(2n ) = n.2n CN = NlgN CN  NlgN Cách suy ra độ phức tạp: Thí dụ 4 Công thức 4. Một chương trình đệ quy mà tách đôi dữ liệu nhập thành hai nửa trong một bước làm việc . Hệ thức truy hồi là C(N) = 2C(N/2) + 1 for N  2 C(1) = 0 Cách suy ra độ phức tạp: Giả sử N = 2n. C(2n) = 2C(2n-1) + 1 C(2n)/ 2n = 2C(2n-1)/ 2n + 1/2n =C(2n-1)/ 2n-1 + 1/2n 	 =[C(2n-2)/ 2n-2 + 1/2n-1 ]+ 1/2n 	 . 	 . 	 . 	 =C(2n-i)/ 2n -i + 1/2n – i +1 + … + 1/2n Cuối cùng, khi i = n -1, ta được: C(2n)/2n = C(2)/2 + ¼ + 1/8 + …+ 1/2n = ½ + ¼ + ….+1/2n 	  1  C(2n) = 2n C(N)  N Một số hệ thức truy hồi có vẻ giống nhau nhưng mức độ khó khi giải chúng để tìm độ phức tạp thì có thể rất khác nhau. Nguyên tắc phân tích độ phức tạp trung bình Để tính độ phức tạp trung bình của một giải thuật A, ta phải làm một số bước: Quyết định một không gian lấy mẫu (sampling space) để diễn tả những dữ liệu đầu vào (kích thước n) có thể có. Giả sử không gian lấy mẫu là S = { I1, I2,…, Ik} 2. Ta phải định nghĩa một phân bố xác xuất p trên S mà biểu diễn mức độ chắc chắn mà dữ liệu đầu vào đó có thể xảy ra. 3. Ta phải tính tổng số tác vụ căn bản được giải thuật A thực hiện để xử lý một trường hợp mẫu. Ta dùng v(Ik) ký hiệu tổng số tác vụ được thực hiện bởi A khi dữ liệu đầu vào thuộc trường hợp Ik. Phân tích độ phức tạp trung bình (tt.) 4. Ta tính trị trung bình của số tác vụ căn bản bằng cách tính kỳ vọng sau: Cavg(n) = v(I1).p(I1) + v(I2).p(I2) + …+v(Ik).p(Ik). Thí dụ: Cho một mảng A có n phần tử. Tìm kiếm vị trí mà trị X xuất hiện trong mảng A. begin i := 1; while i A[i] do i := i+1; end Thí dụ: Tìm kiếm tuần tự Giả sử X có xuất hiện trong mảng và giả định rằng xác xuất để nó xuất hiện tại một vị trí bất kỳ trong mảng là đều nhau và xác xuất để mỗi trường hợp xảy ra là p = 1/n. Số lần so sánh để tìm thấy X nếu nó xuất hiện tại vị trí 1 là 1 Số lần so sánh để tìm thấy X nếu nó xuất hiện tại vị trí 2 là 2 … Số lần so sánh để tìm thấy X nếu nó xuất hiện tại vị trí n là n Tổng số tác vụ so sánh trung bình là: C(n) = 1.(1/n) + 2.(1/n) + …+ N.(1/n) = (1 + 2 + …+ n).(1/n) = (1+2+…+n)/n = n(n+1)/2.(1/n) = (n+1)/2. Vài chuỗi số thông dụng Có một vài chuỗi số thông dụng trong việc phân tích độ phức tạp giải thuật.  Chuỗi số cọng S1 = 1 + 2 + 3 + … + n S1 = n(n+1)/2  n2/2 S2 = 1 + 22 + 32 + …+ n2 S2 = n(n+1)(2n+1)/6  n3/3  Chuỗi số nhân S = 1 + a + a2 + a3 + … + an S = (an+1 -1)/(a-1) If 0< a < 1, then S  1/(1-a) Và khi n  , S tiến về 1/(1-a). Vài chuỗi số thông dụng (tt.)  Tổng chuỗi số điều hoà (Harmonic sum) Hn = 1 + ½ + 1/3 + ¼ +…+1/n Hn = loge n +    0.577215665 được gọi là hằng số Euler. Một chuỗi số khác cũng rất thông dụng khi phân tích các thao tác làm việc trên cây nhị phân: 1 + 2 + 4 +…+ 2m-1 = 2m -1 5. Chiến lược thiết kế giải thuật Một chiến lược thiết kế giải thuật (Algorithm Design Strategy) là một cách tiếp cận tổng quát để giải quyết vấn đề bằng giải thuật mà có thể áp dụng cho nhiều bài toán khác nhau trong nhiều lãnh vực khác nhau. Việc học những chiến lược thiết kế này hết sức quan trọng vì những lý do sau: Chúng cung cấp những chỉ dẫn để thiết kế giải thuật cho những bài toán mới. Giải thuật đóng một vai trò quan trọng trong khoa học máy tính. Dựa vào các chiến lược thiết kế giải thuật, ta có thể phân loại giải thuật dựa vào ý tưởng thiết kế nền tảng của chúng. Chiến lược thiết kế giải thuật (tt.) “Chia-để-trị” là một ví dụ điển hình của một chiến lược thiết kế giải thuật. Ngoài ra còn có nhiều chiến lược thiết kế giải thuật nổi tiếng khác Tập hợp những chiến lược thiết kế giải thuật tạo thành một bộ công cụ rất mạnh có sẵn giúp chúng ta nghiên cứu và xây dựng giải thuật. Một chiến lược thiết kế giải thuật sẽ được đề cập ngay trong chương này là chiến lược thiết kế kiểu “trực tiếp” (bruce-force) Chiến lược thiết kế giải thuật “trực tiếp” (bruce-force approach) Thiết kế giải thuật theo lối “trực tiếp” là thiết kế giải thuật một cách đơn giản, chân phương dựa trực tiếp vào sự phát biểu bài toán và những định nghĩa về các khái niệm liên quan. “Just do it” là một cách khác để mô tả chiến lược thiết kế này. Giải thuật thiết kế theo lối “trực tiếp” là loại giải thuật dễ hiểu nhất và dễ hiện thực nhất. Tìm kiếm tuần tự (sequential search) là thí dụ điển hình của kiểu thiết kế bruce-force. Selection sort, NAÏVE-STRING-MATCHER (so trùng dòng ký tự) là những thí dụ khác của lối thiết kế bruce-force. Mặc dù đơn sơ và không tinh xảo, nhưng những giải thuật thuộc loại bruce-force vẫn không nên xem thường, hoặc bỏ qua vì những lý do sau: Giải thuật bruce-force thường có khả năng áp dụng rộng rãi. Với một số bài toán quan trọng, những giải thuật bruce-force có những giá trị thực tế nhất định. Những giải thuật tinh xảo thường khó hiểu và khó hiện thực hơn những giải thuật bruce-force. Giải thuật bruce-force có ích trong việc giảng dạy, dùng làm thước đo để đánh giá những cách khác hữu hiệu hơn để giải cùng một vấn đề. 

File đính kèm:

  • pptBài giảng Phân tích và thiết kế giải thuật - Chương 1 Các khái niệm căn bản.PPT
Tài liệu liên quan