Bài giảng Nội tổng quát - Phần 4: Nội tiết - Trương Quang Hoành

MỤC TIÊU

1. Kể, xác định được các triệu chứng cơ năng và thực thể liên quan hệ nội tiết.

2. Nêu phân loại và đánh giá được tổng trạng.

3. Nêu được cách khám, mô tả tuyến giáp và phân độ bướu giáp.

4. Liệt kê, mô tả được các hội chứng lâm sàng nội tiết thường gặp.

NỘI DUNG BÀI GIẢNG

1. ĐẠI CƯƠNG

Hệ thống nội tiết (endocrine) bao gồm:

- Các tuyến nội tiết kinh điển (tuyến yên, giáp, cận giáp, thượng thận, sinh dục,

tụy nội tiết).

- Hệ thần kinh nội tiết (neuroendocrine): vùng hạ đồi tiết nhiều chất như

somatostatin, vasopressin, dopamine và các hormone hướng tuyến yên khác.

- Hệ nội tiết lan tỏa (ruột, đường mật, hệ hô hấp, ) tiết ra enteroglucagon,

serotonin, gastrin, incretin,

Hoạt động của hệ nội tiết thông qua các hormon và các chất truyền tin khác, đóng vai trò

chủ yếu trong sự điều tiết các quá trình chuyển hóa của cơ thể, duy trì các chức năng sống

quan trọng (sự hằng định nội môi, thân nhiệt), sự phát triển cơ thể và sự sinh sản.

Các bệnh nội tiết là hậu quả rối loạn của một hoặc nhiều tuyến nội tiết, chủ yếu là rối loạn

chức năng, có thể không kèm theo rối loạn về hình thái. Biểu hiện của một bệnh nội tiết

thường ở nhiều hệ cơ quan khác nhau.

Hầu hết các tuyến nội tiết đều nhỏ, nằm sâu trong cơ thể nên không thăm khám trực tiếp

hình thể các tuyến (trừ tuyến giáp và tuyến sinh dục nam).

Vì vậy, khám hệ nội tiết yêu cầu phải hỏi bệnh tỉ mỉ để khai thác, đánh giá đúng các triệu

chứng cơ năng, nhất là trong giai đoạn đầu của bệnh; kết hợp với thăm khám thực thể toàn

thân.

Các triệu chứng thường được tập hợp thành các hội chứng biểu hiện tình trạng suy hoặc

cường chức năng của một hoặc nhiều tuyến nội tiết.

pdf161 trang | Chuyên mục: Hệ Nội Tiết và Chuyển Hóa | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 504 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Nội tổng quát - Phần 4: Nội tiết - Trương Quang Hoành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
it D. 
4. Biểu hiện lâm sàng của suy cận giáp: 
A. Dấu Chvostek, dấu Trousseau 
B. Cơn tetany 
C. Gãy xương tự nhiên 
D. A và B đúng 
Đáp án D. Suy CG là tình trạng giảm Ca và PTH máu. Hạ canxi có thể tiềm tàng, chỉ biểu 
hiện dấu Chvostek hay Trousseau khi kích thích thần kinh cơ. 
5. Cận lâm sàng của suy cận giáp: 
A. PTH /máu thấp 
B. Canxi/ máu giảm 
C. Phosphat/ máu tăng 
D. A, B và C đúng 
Đáp án D. Suy CG là tình trạng giảm Ca và PTH máu nên gây giảm thải phosphate niệu 
gián tiếp làm tăng phosphate máu. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Silverberg SJ, Bilezikian JP (2016). Primary hyperparathyroidism:p1105-1124. In 
Endocrinology Adult and Pediatric Vol.2 Elsevier Saunder, 7th Edit. 
2. Shoback D, Sellmeyer D, Bikle DD (2011). Metabolic bone disease: p 244-258. In 
Greenspan’s Basic & Clinical Endocrinology; McGraw Hill Companies,Inc. 9th Edit. 
3. Khosla S (2010). Approach to hypercalcemia and hypocalcemia:p406-410. In 
Harrison’s Endocrinology. 2nd Edit; McGraw-Hill Companies, Inc. 
4. Guidelines for the management of asymptomatic primary hyperparathyroidism: 
summary statement from the Fourth International Workshop, J Clin Endocrinol Metab. 
2014;99:3561-3569 
153 
Bài 14: BỆNH LÝ TUYẾN YÊN 
ThS.BS. Trần Thị Thùy Dung 
MỤC TIÊU (đối tượng SV Y3) 
1. Biết được một số đặc điểm quan trọng về giải phẫu và sinh lý của tuyến yên 
2. Trình bày được các bệnh lý do khối u tuyến yên tăng tiết hormon 
3. Biết được các nguyên nhân gây suy tuyến yên trước 
NỘI DUNG BÀI GIẢNG 
1. ĐẠI CƯƠNG 
Tuyến yên là một tuyến nội tiết nằm trong hố yên (một hốc xương – xơ không dãn được ở 
nền sọ, ở mặt trên thân xương bướm) và đựợc nối với vùng hạ đồi phía trên bằng cuống 
tuyến yên. 
1.1. Tuyến yên có liên quan về giải phẫu với 
- Thùy trán, não thất III, giao thị (phía trên) 
- Xoang bướm (phía trước dưới) 
- Động mach thân nền (phía sau) 
- Xoang hang (2 bên) 
Do đó, khối u tuyến yên có thể làm thay đổi thị trường, liệt thần kinh sọ, xâm lấn vào 
xoang bướm. 
Hình 14.1: Giải phẫu tuyến yên (Nguồn: Greenspan’s Basic and Clinical 
Endocrinology, 2011, David G. Gardner, Dolores Shoback) 
154 
Hình 14.2: Giải phẫu tuyến yên (Nguồn: Greenspan’s Basic and Clinical Endocrinology, 
2011, David G. Gardner, Dolores Shoback) 
1.2. Tuyến yên gồm có 2 thùy: thùy trước và thùy sau 
1.2.1. Thùy trước tuyến yên tiết các hormone sau 
- Hormon tăng trưởng (GH) 
- Hormon hướng tuyến giáp (TSH) 
- Hormon hướng tuyến thượng thận (ACTH) 
- Hormon hướng sinh dục (FSH, LH) 
- Prolactin (PRL) 
1.2.2. Thùy sau tuyến yên tiết Oxytocin và hormon kháng lợi niệu ADH (vasopressin). 
Hình 14.3: Cơ chế của trục hạ đồi – tuyến yên (Nguồn: Greenspan’s Basic and Clinical 
Endocrinology, 2011, David G. Gardner, Dolores Shoback) 
1.3. Bệnh lý tuyến yên thường gặp là khối u tuyến yên. 
Khối u tuyến yên có thể lành tính (adenom tuyến yên) hay ác tính (u sọ hầu hay di căn từ 
ung thư vú và ung thư phổi), có thể gây tăng tiết hormone hoặc không tiết hormon. 
155 
Adenom tuyến yên là dạng hay gặp nhất của khối u tuyến yên. Dựa vào kích thước, khối u 
được phân loại là microadenoma (khi đường kính khối u < 10 mm) hoặc macroadenom 
(khi đường kính khối u > 10 mm). 
Cần chú ý 2 hội chứng khi đánh giá khối u tuyến yên: hội chứng nội tiết và hội chứng khối 
u (hội chứng chèn ép/ hội chứng choán chỗ) 
1.3.1. Hội chứng nội tiết: khối u tuyến yên có thể tiết hormon hay không tiết hormon. 
Khối u tiết hormon sẽ gây tình trạng cường năng tuyến đích tùy theo loại hormone nào 
được tiết ra 
- Khối u tiết GH  nếu ở người lớn gây bệnh to đầu chi, ở trẻ em gây bệnh khổng lồ 
- Khối u tiết ACTH 
o Nguyên phát: bệnh Cushing 
o Thứ phát: adenoma tuyến yên xảy ra sau khi cắt bỏ tuyến thượng thận 2 bên (hội 
chứng Nelson) 
- Khối u tiết Prolactin  vô kinh – chảy sữa ở nữ 
- Khối u tiết TSH hay LH- FSH: hiếm gặp 
Khối u không tiết hormone: khối u không chức năng hoặc có thể gây tình trạng suy tuyến 
yên từng phần hoặc toàn phần. 
1.3.2. Hội chứng khối u 
Thay đổi tùy theo kích thước khối u, vị trí khối u (trong hố yên hay lấn ra ngoài hố yên) 
bao gồm: nhức đầu, thay đổi thị trường, lồi mắt, liệt thần kinh sọ (III, IV, VI), triệu chứng 
tăng áp lực nội sọ, co giật, động kinh,. 
2. BỆNH TO ĐẦU CHI 
Hình 14.4: Hormon tăng trưởng GH (Nguồn: Greenspan’s Basic and Clinical 
Endocrinology, 2011, David G. Gardner, Dolores Shoback) 
Adenom tuyến yên tiết quá nhiều hormon tăng trưởng GH 
Bệnh hay gặp ở nữ, gây dị dạng cơ thể do ảnh hưởng biến dạng bộ xương, mô mềm và nội 
tạng 
2.1. Lâm sàng 
Hỏi bệnh nhân dấu hiệu tăng cỡ giầy đi và kích thước nhẫn đeo 
156 
Trán hẹp, da dày tiết nhiều chất nhờn, cung lông mày và gò má nhô cao. 
Môi dày, rộng. Lưỡi to và dày. Răng cửa thưa. 
Ngón tay, chân to 
Giọng nói khàn. 
Tim to, gan to. 
Vô kinh có/ không kèm theo chảy sữa. Bất lực nam 
Đau khớp, mệt mỏi 
Hình 14.5: Bệnh to đầu chi (Nguồn: Washington Manual Endocrinology Subspecialty 
Consult, 2009, Katherine E. Henderson) 
2.2. Cận lâm sàng 
IGF-1 (insulin-like growth factor 1) máu tăng 
GH máu tăng 
Nghiệm pháp dung nạp glucose: không ức chế tiết GH được 
MRI não có/không tiêm chất cản từ: giúp đánh giá khối u 
2.3. Điều trị 
Phẫu thuật: là chủ yếu, hiệu quả tùy thuộc vào kích thước khối u và kinh nghiệm của phẫu 
thuật viên, là chọn lựa điều trị đối với microadenom. 
Nội khoa 
- Đồng vận Somatostatin: octreotide (Sandostatin) và lanreotide (Somatuline) 
- Đồng vận Dopamin: bromocriptine (Parlodel) và cabergoline (Dostinex) 
- Ngăn tác động của GH tại mô ngoại biên bằng cách đối kháng thụ thể GH: 
pegvisomant (Somavert) 
Xạ trị: không là chọn lựa đầu tiên 
3. BỆNH CUSHING 
Adenom tuyến yên tiết quá nhiều hormon ACTH dẫn tới kích thích vỏ tuyến thượng thận 
tăng tiết cortisol và androgen gây hội chứng Cushing và cường androgen trên lâm sàng 
3.1. Lâm sàng 
Hội chứng Cushing 
157 
Rậm lông, mụn, vô kinh (nữ), bất lực (nam) 
Hình 14.6: Bệnh Cushing (Nguồn: Greenspan’s Basic and Clinical Endocrinology, 2011, 
David G. Gardner, Dolores Shoback) 
3.2. Cận lâm sàng 
Cortisol nước tiểu/24h tăng 
Nghiệm pháp ức chế Dexamethason qua đêm hay liều thấp: không ức chế được 
ACTH máu tăng 
MRI não có/không tiêm chất cản từ: giúp đánh giá khối u 
3.3. Điều trị: chủ yếu ngoại khoa 
4. U TIẾT PROLACTIN 
Adenom tuyến yên tiết quá nhiều prolactin. Đây là loại adenom tuyến yên thường gặp nhất 
hiện nay và có khả năng đáp ứng tốt với điều trị nội khoa 
4.1. Lâm sàng 
Thường gặp ở giới nữ (80%) với triệu chứng hay gặp là mất kinh - chảy sữa, ở trẻ vị thành 
niên có thể biểu hiện chậm dậy thì, vô kinh. 
Ở nam giới: bất lực, vú to nam giới, chảy sữa 
Nếu adenoma lớn, có thể gây hội chứng khối u 
4.2. Cận lâm sàng 
Định lượng Prolactin/máu tăng 
158 
MRI não có/không tiêm chất cản từ: giúp đánh giá khối u 
4.3. Điều trị 
Chủ yếu nội khoa (Đồng vận Dopamin: bromocriptine và cabergoline), chỉ điều trị ngoại 
khoa khi thất bại với điều trị thuốc hay có biến chứng cấp. 
5. SUY TUYẾN YÊN TRƯỚC 
Suy tuyến yên trước là tình trạng giảm hay mất một hay nhiều hormon của tuyến yên trước. 
Đây một bệnh cảnh lâm sàng do nhiều nguyên nhân gây ra. 
5.1. Nguyên nhân của suy tuyến yên trước 
Khối u: adenoma tuyến yên, u sọ hầu, u não 
Nhồi máu: hoại tử hậu sản (hội chứng Sheehan), đột quỵ tuyến yên 
Thâm nhiễm 
Chấn thương 
Phẫu thuật, chiếu tia xạ 
Nhiễm khuẩn 
Vô căn 
5.2. Lâm sàng 
Bệnh xuất hiện từ từ với các biểu hiện lâm sàng ở tuyến đích do thiếu hormone. 
Thiếu LH, FSH: vô kinh ở nữ, giảm libido/bất lực ở nam 
Thiếu TSH: dấu hiệu giảm chuyển hóa, không có bướu giáp 
Thiếu ACTH: mệt mỏi, hạ huyết áp, rối loạn tiêu hóa 
Thiếu GH: hạ đường huyết 
Thiếu Prolactin: sau sinh không có sữa 
5.3. Cận lâm sàng 
Định lượng GH, TSH, ACTH, FSH, LH: giảm 
Định lượng T3, fT4, cortisol, testosteron: giảm 
5.4. Điều trị 
Bù các loại hormon thiếu hụt, đặc biệt là hormon tuyến thượng thận (cortisol) và hormon 
tuyến giáp (levothyroxin) 
TÓM TẮT BÀI 
Adenom tuyến yên là dạng hay gặp nhất của khối u tuyến yên, có thể gây tăng tiết hormone 
hoặc không tiết hormon. 
Cần chú ý 2 hội chứng khi đánh giá khối u tuyến yên: hội chứng nội tiết và hội chứng khối 
u (hội chứng chèn ép/ hội chứng choán chỗ), từ đó xác định chẩn đoán và có lựa chọn điều 
trị, theo dõi thích hợp cho từng loại khối u. 
159 
U tiết Prolactin có đáp ứng tốt với điều trị bằng thuốc nội khoa 
Suy tuyến yên có thể do nhiều nguyên nhân. Lâm sàng cần chú ý các triệu chứng suy suy 
dục, suy thượng thận, suy giáp thứ phát để thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán. 
TỪ KHÓA U tuyến yên, bệnh to đầu chi, bệnh Cushing, u tiết Prolactin, suy tuyến yên 
trước 
CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ 
1. Cấu trúc có liên quan về giải phẫu với tuyến yên gồm: 
A. Giao thị 
B. Xoang bướm 
C. Xoang hang 
D. Tất cả câu trên đều đúng 
2. Khối u tuyến yên có đặc điểm: 
A. Có thể lành tính hay ác tính 
B. Có thể tăng tiết hormon hoặc không tăng tiết hormon 
C. Có thể gây hội chứng khối u tùy theo kích thước khối u có gây chèn ép hay không 
D. Tất cả câu trên đều đúng 
3. Triệu chứng của u tuyến yên tiết Prolactin bao gồm: 
A. Mất kinh, chảy sữa ở nữ 
B. Bất lực, vú to nam giới ở nam 
C. Chậm dậy thì, vô kinh ở trẻ vị thành niên 
D. Tất cả các câu trên đều đúng 
4. Loại adenoma tuyến yên nào có đáp ứng tốt với điều trị nội khoa: 
A. U tuyến yên tiết Prolactin 
B. U tuyến yên tiết ACTH 
C. U tuyến yên tiết GH 
D. U tuyến yên tiết TSH 
5. Nguyên nhân của suy tuyến yên trước: 
A. Khối u: adenoma tuyến yên, u sọ hầu, 
B. Hội chứng Sheehan 
C. Chấn thương, phẫu thuật 
D. Tất cả các câu trên đều đúng 
160 
ĐÁP ÁN 
1 D 2 D 3 D 4 A 5 D 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê. Nội tiết học đại cương, 2007. 
2. David G. Gardner, Dolores Shoback. Greenspan’s Basic and Clinical Endocrinology, 
9th edition, 2011. 
3. Katherine E. Henderson. Washington Manual Endocrinology Subspecialty Consult, 
2th edition, 2009. 
161 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_noi_tong_quat_phan_4_noi_tiet_truong_quang_hoanh.pdf
Tài liệu liên quan