Bài giảng Nội khoa - Bài 25: Điều trị viêm gan mạn xơ gan và ung thư gan - Trần Thị Khánh Tường
MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này các học viên cần phải nắm được các mục tiêu cơ bản như sau
1. Điều trị và phòng ngừa được viêm phúc mạc tự phát
2. Điều trị được xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản.
3. Phòng ngừa được xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản nguyên phát và thứ phát.
4. Điều trị được bệnh não gan.
5. Điều trị được phù và báng bụng trên bệnh nhân xơ gan.
6. Cho được chỉ định điều trị viêm gan B, C mạn
7. Nêu được các đối tượng cần tầm soát, phương tiện tầm soát và thời gian tầm soát ung thư gan nguyên phát.
8. Kể được các chỉ định và chống chỉ định của các phương pháp điều trị ung thư gan nguyên phát.
tạo để giảm ure máu và cân bằng điện giải. Truyền Albumin kết hợp octreotide và midodrine hay Albumin kết hợp Terlipressin Nên ghép gan Type II TIPS Terlipressin sau đó làm TIPS Ghép gan 6. ĐIỀU TRỊ NGUYÊN NHÂN XƠ GAN Xơ gan còn bù: Hiệu quả cao khi điều trị nguyên nhân. Xơ gan mất bù: do rượu, VGSV B, tự miễn khi điều trị nguyên nhân sẽ cải thiện chức năng gan một phần. Các nguyên nhân khác rất ít cải thiện Rượu à ngưng rượu à child C 75% sống 3 năm, tiếp tục uống rượu à 100% chết trong 3 năm. VGSV B: vẫn điều trị thuốc kháng siêu vi dù xơ gan còn bù hay mất bù. VGSV C: Chỉ điều trị Interferon khi xơ gan còn bù. Viêm gan tự miễn: xem chỉ định điều trị viêm gan mạn do tự miễn. 7. ĐIỀU TRỊ PHÙ VÀ BÁNG BỤNG 7.1. Mục tiêu Phù nhiều: giảm cân không giới hạn, thường 1kg/ngày. Báng không phù: giảm cân 0,5 kg/ ngày. 7.2. Các phương pháp điều trị 7.2.1. Chế độ ăn giảm muối Natriclorua: 88 mmol/ngày (2000 mg/ngày) Hạn chế uống nước không cần thiết trừ khi Na máu <120 -125 mmol/L. Dựa vào Natri niệu/24 giờ hay tỷ số Na/ K niệu 1 thời điểm để kiểm tra chế độ ăn giảm muối của bệnh nhân. 7.2.2. Lợi tiểu Kết hợp Furosemide với Spironolactone với tỷ lệ 2:5 cho hiệu quả điều trị cao và không gây rối loạn điện giải Liều khởi đầu 20 – 40mg Furosemide kết hợp 50 – 100mg Spironolactone. Điều chỉnh liều mỗi 3 – 5 ngày để đạt mục tiêu. Liều tối đa: 160mg Furosemide, 400mg Spironolacton. Ngưng lợi tiểu khi: có 1 trong các dấu hiệu sau Bệnh não gan chưa kiểm soát được hay tái phát nhiều lần. Natri máu < 120mmol/l mặc dù đã hạn chế uống nước. Creatinine máu >2,0 mg/dL (180 mol/L). Truyền Albumin giúp lợi tiểu có hiệu quả Chấp nhận được: albumin máu > 2,0g/dl. Lý tưởng: albumin máu > 2,5g/dl. Giảm muối kết hợp lợi tiểu là chọn lựa đầu tiên để điều trị báng. 7.2.3. Tháo báng Chỉ định: báng căng (++++). Tháo báng dưới 5 lít: không cần truyền Albumin Tháo báng trên 5 lít: truyền 6 - 8g Albumin cho mỗi lít dịch báng lấy đi. Điều trị báng kháng trị (không đáp ứng lợi tiểu) Tháo báng định kỳ trên 5 lít mỗi lần, mỗi 2 tuần kết hợp truyền albumin. TIPS: nếu thỏa 4 điều kiện sau Đòi hỏi tháo báng lượng nhiều (>5 lít) Bilirubin < 3mg/dl Child pugh <12 Không có bệnh não gan 8. ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN MẠN 8.1. Điều trị VGSV B mạn 8.1.2. Chỉ định điều trị (xem bài viêm gan virus mạn) 8.1.3. Thuốc Thuốc uống Nhóm đồng phân nucleosides: Lamivudine, Entecavir và Telbivudine. Nhóm đồng phân nucleotides: Adefovir, Tenofovir. Thuốc chích: Peg interferon alpha 2a 3 thuốc được chọn lựa đầu tiên là Entecavir, Tenofovir và Peg interferon alpha 2a Điều trị VGSV C mạn 8.2.1. Chỉ định (xem bài viêm gan virus mạn) 8.2.2. Thuốc Phác đồ hiện đã và đang sử dụng ở nước ta: Peg-interferon alpha kết hợp với Ribavirin Hiện đã có thuốc mới như Sofosbuvir, Ledipasvirvới các phác đồ điều trị hiệu quả hơn và rút ngắn thời gian hơn. 8.3. Viêm gan tự miễn Bảng 25.1: Chỉ định điều trị viêm gan tự miễn Tuyệt đối Tương đối Không Triệu chứng nhiều Nhẹ hay không có Nhẹ hay không có, AST <3 lần AST >10 lần AST <10 lần Gamaglobulin <2 lần Viêm gan khoảng cửa AST >5 lần Gamaglobulin >2lần Xơ gan không hoạt động (inactive irrhosis) Hoại tử bắt cầu Xơ gan mất bù không hoạt động với báng bụng kháng trị, bệnh não gan và/hoặc vỡ giãn TMTQ Hoại tử đa thùy Thuốc: Prednisone ± Azathioprine 9. ĐIỀU TRỊ UNG THƯ GAN NGUYÊN PHÁT 9.1. Tầm soát ung thư gan 9.1.2. Đối tượng Nhiễm HBV mạn Á châu (nam ≥ 40, nữ ≥ 50) Phi châu >20 tuổi Xơ gan Tiền căn gia đình có ung thư gan Không bị nhiễm HBV mạn Mọi trường hợp xơ gan Đặc biệt: Xơ gan rượu, xơ gan do virus C. Thời gian tầm soát Mỗi 6 tháng/ lần Không cần rút ngắn với BN có nguy cơ cao. 9.1.3. Phương tiện tầm soát AFP: hiện AASLD 2010 khuyến cáo không sử dụng nữa vì độ đặc hiệu thấp. Tuy nhiên AFP kết hợp siêu âm (SA) bụng vẫn là phương tiện tầm soát áp dụng cho nước ta hiện nay. 9.2. Đánh giá giai đoạn Bảng 25.2: Tiêu chuẩn OKUDA (nguồn: AASLD practice guideline: Management of Hepatocellular Carcinoma: An Update. HEPATOLOGY, Vol. 53, No. 3, 2011) 0 điểm 1 điểm Khối u < 50% kích thước gan > 50% Báng bụng Không Có Albumin (g/l) ≥ 3 < 3 Bilirubin (mg/dl) < 3 ≥3 OKUDA 1: 0 điểm OKUDA 2: 1 – 2 điểm OKUDA 3: > 2 điểm Sơ đồ 25.2: Tiêu chuẩn BARCELONA (BCLC) (nguồn: AASLD practice guideline: Management of Hepatocellular Carcinoma: An Update. HEPATOLOGY, Vol. 53, No. 3, 2011) Sơ đồ 25.3: Hướng dẫn điều trị theo BCLC (nguồn: AASLD practice guideline: Management of Hepatocellular Carcinoma: An Update. HEPATOLOGY, Vol. 53, No. 3, 2011) 9.3. Các phương pháp điều trị ung thư gan 9.3.1. Phẫu thuật (Resection) Chỉ định khi 1 khối u đơn độc, không xơ gan hay xơ gan còn bù (child A) Bilirubin máu bình thường Độ chênh áp lực TM gan (hepatic vein pressure gradient: HVPG) <10 mmHg. 9.3.2. Ghép gan (Liver Transplantation): Theo tiêu chuẩn Milan Xơ gan child A/B kèm: 1 khối ≤5cm hay 3 khối u nhưng kích thước mỗi khối ≤ 3 cm. 9.3.3. Phá hủy khối u qua da (Percutaneous ablation) Áp dụng cho HCC giai đoạn sớm không thích hợp phẫu thuật hay ghép gan. Phá hủy khối u bằng chất hóa học (ethanol, acetic acid, or boiling saline) hay nhiệt (sóng cao tầng, vi sóng, laser, cryotherapy). Hiện nay đốt bằng sóng cao tầng (Radiofrequency ablation: RFA) là chọn lựa tối ưu an toàn và hiệu quả. 9.3.4. Thuyên tắc bằng hóa chất qua động mạch gan (Transarterial Embolization and Chemoembolization: TACE) Đưa hóa chất vào mạch máu nuôi khối u qua đường động mạch gan gây thuyên tắc mạch máu khối u. Chỉ định: Khối u to hay đa ổ không xâm lấn mạch máu hay di căn Chống chỉ định tuyệt đối Thuyên tắc tĩnh mạch cửa Bệnh não gan Tắc mật Chống chỉ định tương đối LDH > 425U/L AST > 100 U/L Bilirunin huyết thanh ≥2.5 mg/dl Suy tim hay suy thận Báng bụng XHTH do vỡ giãn TMTQ hay TM dạ dày Gỉảm tiểu cầu đáng kể 9.3.5. Thuốc Sorafenib (Nexavar) Thuốc điều trị mới theo cơ chế phân tử. Được khuyến cáo chọn lựa đầu tiên trên BN không thích hợp phẫu thuật, ghép gan, phá hủy khối u qua da hay TACE. BN vẫn còn chức năng gan bảo tồn. TÓM TẮT BÀI GIẢNG Điều trị xơ gan bao gồm điều trị biến chứng, nguyên nhân và điều trị triệu chứng Cefotaxim là kháng sinh xâm nhập vào dịch báng tốt nhất trong điều trị viêm phúc mạc tự phát. Chỉ định truyền albumin trong một số trường hợp để giảm nguy cơ bệnh nặng và tử vong do viêm phúc mạc tự phát. Cần phòng ngừa viêm phúc mạc tự phát trong một số trường hợp để tránh tái phát. Phát hiện và điều trị yếu tố thúc đẩy là vấn đề quan trọng hàng đầu trong điều trị bệnh não gan. Lactulose vẫn là thuốc điều trị chính bệnh não gan hiện nay Kết hợp điều trị thuốc (somatostatin, sandostatin, terlipressin) và nội soi giúp hiệu quả cầm máu tốt nhất đối với XHTH do vỡ giãn TMTQ Propranolol và/hoặc cột TMTQ là 2 phương pháp chính trong phòng ngừa XHTH do vỡ giãn TMTQ nguyên phát hay thứ phát. TỪ KHÓA Điều trị Viêm gan mạn, Xơ gan, Ung thư gan CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ Nam 56 tuổi, có tiền căn xơ gan Child Pugh B do viêm gan B mạn. Kết quả nội soi thực quản dạ dày tá tràng cho thấy tĩnh mạch thực quản (TMTQ) giãn độ III có dấu son, bệnh nhân nên được phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa bằng Thắt TMTQ kết hợp propranolol uống Thắt TMTQ kết hợp mononitrate uống nếu có chống chỉ định propranolol Chích xơ kết hợp propranolol uống Propranolol kết hợp mononitrate uống Ngưng thuốc lợi tiểu trên bệnh nhân xơ gan khi Natri máu < 130mmol/l mặc dù đã hạn chế uống nước Creatinine máu > 1 mg/dl Bệnh não gan tái đi tái lại nhiều lần A và C đúng Trong điều trị báng bụng cho bệnh nhân xơ gan, chọn câu SAI Kết hợp Furosemide với Spironolactone với tỷ lệ 2 : 5 Điều chỉnh liều thuốc lợi tiểu mỗi 3-5 ngày để đạt mục tiêu Liều tối đa thuốc lợi tiểu: 100mg Furosemide, 250mg Spironolacton Tháo báng < 5 lít không cần truyền Albumin Chỉ định điều trị phòng ngừa VPM tự phát trên BN có protein dịch báng thấp hơn 1,5g/dl là Creatinine máu > 2 mg/dL Child-Pugh > 9 và Bilirubin máu > 4 mg/dl. Natri máu < 130 mEq/L BUN > 30 mg/dl Trong điều trị báng bụng cho bệnh nhân xơ gan, chọn câu SAI Kết hợp Furosemide với Spironolactone với tỷ lệ 2 : 5 Điều chỉnh liều thuốc lợi tiểu mỗi tuần để đạt mục tiêu Liều tối đa thuốc lợi tiểu: 160mg Furosemide, 400mg Spironolacton. Tháo báng < 5 lít không cần truyền Albumin ĐÁP ÁN 1A 2C 3C 4C 5B TÀI LIỆU THAM KHẢO EASL–EASD–EASO (2016). “Clinical Practice Guidelines for the management of non-alcoholic fatty liver disease”. Journal of Hepatology, vol. 64, pp.1388-1402. EASL Clinical Practice Guidelines: Management of chronic hepatitis B virus infection (2012). Journal of Hepatology, 57j, pp.167–185. Guadalupe Garcia-Tsao, Arun J. Sanyal, Norman D. Grace, William Carey, et al (2007). “AASLD practice guidelines: Prevention and Management of Gastroesophageal Varices and Variceal Hemorrhage in Cirrhosis”. Hepatology, 46, (3), pp. 922-938. Guideline: The American Association for the Study of Liver Diseases (2016). “Recommendations for Testing, Managing, and Treating Hepatitis C”. Leise MD, Poterucha JJ, Kamath PS, Kim WR (2014). “Management of hepatic encephalopathy in the hospital”. Mayo Clin Proc, 89 (2), pp. 241-53. Liaw YF, Leung N, Kao JH, et al (2012). “Guidelines: Asian-Pacific consensus statement hepatitis B: a 2012 update”. Hepatol Int, 6, pp. 531–561. Naga Chalasani (2012). “The Diagnosis and Management of Non-Alcoholic Fatty Liver Disease: Practice Guideline by the American Association for the Study of Liver Diseases. American College of Gastroenterology, and the American Gastroenterological Association”. Hepatology, 55, (6), pp. 2005-2023. Jordi Bruix, Morris Sherman (2011). “AASLD practice guideline: Management of Hepatocellular Carcinoma: An Update”. Hepatology, 53, (3), pp. 1020-1022. Runyon BA (2004). “Management of adult patients with ascites due to cirrhosis”. Hepatology, 39(3), pp.841-56.
File đính kèm:
- bai_giang_noi_khoa_bai_25_dieu_tri_viem_gan_man_xo_gan_va_un.docx