Bài giảng Nhập môn công nghệ phần mềm - Chương 5: Thiết kế giao diện

Mở đầu

Khái niệm

Mục tiêu & Kết quả

Phân loại các màn hình giao diện

Quá trình thiết kế

Thiết kế màn hình chính

Thiết kế màn hình tra cứu

Thiết kế màn hình nhập liệu

 

ppt85 trang | Chuyên mục: Công Nghệ Phần Mềm | Chia sẻ: dkS00TYs | Lượt xem: 2300 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Nhập môn công nghệ phần mềm - Chương 5: Thiết kế giao diện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
u trữ, Tra cứu, Tính toán, Kết xuất) * Thực đơn hướng qui trình (nghiệp vụ) Các nhóm chức năng tương ứng với các giai đoạn hoạt động của thế giới thực (thông thường): Tổ chức: Xác định cơ cấu tổ chức, ban hành các qui định Kế hoạch: Lập các kế hoạch cho các hoạt động sắp tới Tiếp nhận: Tiếp nhận các thông tin cần thiết cho hoạt động Hoạt động: Ghi nhận các thông tin phát sinh bởi hoạt động Tổng kết: Tính toán và lập các báo cáo tổng kết * Thực đơn hướng qui trình (nghiệp vụ) * Hoàn chỉnh thiết kế thực đơn Tính an toàn dữ liệu: Sao chép (tự động, thủ công) Phục hồi Tính tiến hóa Cung cấp thêm những chức năng cập nhật bảng tham số Tính bảo mật Phân quyền, đăng nhập hệ thống. * 3. Thiết kế màn hình tra cứu Ý nghĩa: Cho phép người dùng tìm kiếm và xem thông tin về các đối tượng. Nội dung: Tiêu chuẩn tra cứu: Các thông tin được sử dụng cho việc tìm kiếm (thông thường là các thuộc tính) Kết quả tra cứu: Cho biết có tìm thấy hay không? Các thông tin cơ bản về đối tượng tìm kiếm (các thuộc tính) Các thông tin về quá trình hoạt động của đối tượng * 3. Thiết kế màn hình tra cứu Tiêu chuẩn : là các thuộc tính của các đối tượng Nhập liệu: textbox (NSD tự gõ) Chọn giá trị : combobox, listbox (Mã khóa ngoại) Giá trị kiểu số: cho chọn 1 đoạn giá trị Danh sách đối tượng (2 cách thể hiện) Tĩnh : số lượng thuộc tính trong danh sách là cố định Động: số lượng thuộc tính trong danh sách do NSD quyết định  Chi tiết Xác định chi tiết trong khoảng thời gian từ ngày … đến ngày … Có nhiều nút khác nhau cho các chi tiết khác nhau Biểu thức Biểu thức logic mặc nhiên là phép AND. Mở rộng phép NOT, OR  thêm combobox cho phép chọn lựa phép toán * Thể hiện tiêu chuẩn tra cứu Tra cứu với biểu thức logic Tra cứu với hình thức cây Tích hợp * Tra cứu với biểu thức logic Ví dụ: SELECT DOCGIA.MaDocGia, DOCGIA.HoTenDocGia, DOCGIA.NgaySinh, DOCGIA.DiaChi, DOCGIA.TienNo FROM DOCGIA WHERE DOCGIA.HoTenDocGia Like "*Minh*" AND DOCGIA.TienNo>0 Loại thông tin: Thường là thuộc tính của đối tượng tìm kiếm ví dụ: Mã sách, tên sách, tên tác giả,… Các thông tin liên quan khác (để tăng thêm tính tiện dụng) ví dụ: Ngày mượn sách, điểm trung bình… * Tra cứu với biểu thức logic Ví dụ: SELECT DOCGIA.MaDocGia, DOCGIA.HoTenDocGia, DOCGIA.NgaySinh, DOCGIA.DiaChi, DOCGIA.TienNo FROM DOCGIA WHERE DOCGIA.HoTenDocGia Like "*Minh*" AND DOCGIA.TienNo>0 Phép so sánh Thông thường là việc so sánh bằng được dùng cho tất cả loại thông tin tìm kiếm Các phép toán khác tùy thuộc vào kiểu của loại thông tin. Ví dụ: Kiểu chuỗi: dùng phép so sánh có chứa chuỗi khác Kiểu số, kiểu ngày: dùng phép so sánh lớn hơn, nhỏ hơn. Kiểu logic: dùng phép so sánh bao gồm. * Tra cứu với biểu thức logic * Tra cứu với hình thức cây Tiêu chuẩn tra cứu được thể hiện qua cây mà các nút chính là các bộ phận trong tổ chức của thế giới thực. Hình thức này rất thích hợp với “các tổ chức có cấu trúc phân cấp” Tổng công ty, các công ty con, công ty con có nhiều đại lý,… Trường học có nhiều khối, khối có nhiều lớp Công ty có nhiều kho hàng và kho hàng chứa nhiều loại hàng Hình thức này cho phép chuyển đổi đối tượng từ bộ phận này sang bộ phận khác dễ dàng Thao tác: Nên hỗ trợ cả chuột (Drap - Drop) và bàn phím (Cut – Paste) * Tra cứu với hình thức cây * Tích hợp Sử dụng đồng thời cả 2 hình thức trên * Thể hiện kết quả tra cứu Kết quả tra cứu dùng thông báo danh sách đơn xâu các danh sách cây các danh sách * Kết quả tra cứu dùng thông báo Kết quả tra cứu chỉ đơn giản là câu thông báo cho biết : “có hay không có đối tượng cần tìm”. Đơn giản nhất và có tính tiện dụng thấp nhất * Kết quả tra cứu dùng thông báo * Kết quả tra cứu dùng danh sách đơn Kết quả là danh sách các đối tượng tìm thấy cùng với một số thông tin cơ bản về đối tượng Hình thức này cho phép người dùng biết thêm “thông tin cơ bản về các đối tượng tìm thấy” nhưng không cho biết “chi tiết về các hoạt động của đối tượng” qua các quan hệ với các đối tượng khác. * Kết quả tra cứu dùng danh sách đơn * Kết quả tra cứu dùng xâu các danh sách Kết quả gồm nhiều danh sách Cho phép xem các “thông tin cơ bản về đối tượng” tìm thấy mà còn cho biết “chi tiết về các hoạt động của đối tượng” qua các quan hệ với các đối tượng khác. * Kết quả tra cứu dùng xâu các danh sách * Nhận xét bố cục * Cây các danh sách Kết quả là một cây mà các nút chính là các danh sách. Danh sách tương ứng trong một nút con sẽ là các thông tin mô tả chi tiết về một phần tử được chọn trong danh sách của nút cha. Cho phép xem được quá trình hoạt động của đối tượng với nhiều quan hệ, nhiều loại hoạt động khác nhau. * Thao tác của người dùng và xử lý của PM Nhập giá trị cho các tiêu chuẩn tra cứu Có thể nhập một số hay tất cả tiêu chuẩn tra cứu Với các tiêu chuẩn thường dùng có thể dùng giá trị định sẵn (loại sách thường tìm, loại hàng thường mua,…) để tiện dụng hơn cho người dùng Yêu cầu bắt đầu tra cứu Nhấn vào nút tra cứu Dựa vào giá trị tiêu chuẩn tra cứu PM sẽ tiến hành đọc và xuất các kết quả tra cứu tương ứng (xử lý tra cứu) * Thao tác của người dùng và xử lý của PM Xem chi tiết các kết quả tra cứu Chọn đối tượng cần xem chi tiết trong danh sách của kết quả tra cứu Nhập phạm vi thời gian cần quan sát thông thường là từ ngày … đến ngày … tháng …năm… Dựa vào đối tượng được chọn và phạm vi thời gian PM sẽ đọc và xuất các kết quả tra cứu cấp chi tiết hơn theo từng loại hoạt động. * Thao tác của người dùng và xử lý của PM Yêu cầu kết xuất Có thể bổ sung các nút điều khiển tương ứng với việc in ấn hoặc xuất ra các tập tin Excel,…các kết quả tra cứu. * 4.Thiết kế màn hình nhập liệu 4.1 Mô tả màn hình nhập liệu 4.2 Các hình thức trình bày màn hình nhập liệu 4.21 Thiết kế màn hình nhập liệu dạng danh sách 4.22 Thiết kế màn hình nhập liệu dạng hồ sơ 4.23 Thiết kế màn hình nhập liệu dạng phiếu * Mô tả màn hình nhập liệu Ý nghĩa sử dụng: Là màn hình cho phép người dùng thực hiện các công việc ghi chép trong thế giới thực. Nội dung: Các thông tin nhập liệu: Người dùng có trách nhiệm nhập trực tiếp các giá trị PM sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ các giá trị nhập dựa vào các qui định liên quan. Các thông tin tính toán: PM chịu trách nhiệm tính toán và xuất trên màn hình. Loại thông tin này giúp cho việc nhập liệu thuận tiện hơn * Hình thức trình bày Danh sách: Màn hình nhập liệu có dạng một danh sách trong thế giới thực. (danh sách các thể loại sách, danh sách lớp học,…) Hồ sơ: Màn hình nhập liệu có dạng một hồ sơ với nhiều thông tin chi tiết (Hồ sơ học sinh, hồ sơ cầu thủ,…) Phiếu: Màn hình nhập liệu có dạng phiếu với nhiều dòng chi tiết (hóa đơn bán hàng, phiếu nhập hàng,…) Tích hợp: Sử dụng đồng thời các hình thức trên. * Thao tác người dùng Có 3 thao tác cơ bản trên màn hình nhập liệu Nhấn nút Ghi: Lưu trữ các thông tin Nhấn nút Xóa: Xóa các thông tin đã lưu trữ Nhấn nút Tìm: Tìm và cập nhật lại thông tin đã lưu trữ. Ngoài ra để tăng tính tiện dụng có thể bổ sung các thao tác khác: Dùng các phím nóng: Dùng các nút chuyển điều khiển: * Thao tác người dùng * Thiết kế MH nhập liệu dạng danh sách Sử dụng Thích hợp khi cần nhập liệu các bảng danh sách với kích thước nhỏ (danh sách thể loại, môn học, tham số,…) Thành phần dữ liệu Thông tin nhập liệu: Các thuộc tính các bảng liên quan Thông tin tính toán: Thông thường các mã số được tự động phát sinh * Thiết kế MH nhập liệu dạng danh sách Thành phần xử lý Ghi: ghi nhận các thao tác thay đổi trên danh sách (thêm mới, sửa đổi). Xóa: xóa 1 dòng trên danh sách. Thoát: quay về màn hình trước đó. Các thao tác Sửa đổi thông tin trên các dòng Thêm dòng mới (nhập vào cuối danh sách) Xóa dòng sau khi chọn dòng cần xóa Cuối cùng: yêu cầu ghi các thay đổi lên bộ nhớ phụ. * Thiết kế MH nhập liệu dạng danh sách Các thao tác (tt), Một số TH đặt biệt: Không cho xóa, thay đổi một số thuộc tính Không thể thêm mới hoặc xóa mà chỉ có thể sửa giá trị ( tham số). * Thiết kế MH nhập liệu dạng danh sách * Thiết kế MH nhập liệu dạng danh sách * Thiết kế MH nhập liệu dạng hồ sơ Sử dụng Thích hợp khi cần nhập liệu hồ sơ các đối tượng trong thế giới thực (hồ sơ học sinh, đội bóng, khách hàng thuê bao,…) Thành phần dữ liệu Thông tin nhập liệu: Các thuộc tính các bảng liên quan Thông tin tính toán: Thông thường các mã số được tự động phát sinh * Thiết kế MH nhập liệu dạng hồ sơ Thành phần xử lý Thêm: Yêu cầu thêm một hồ sơ mới. Ghi: Ghi nhận thay đổi trên hồ sơ cũ (mới cập nhật) hay hồ sơ mới thêm vào. Xóa: Xóa hồ sơ hiện hành. Tìm: Chuyển sang màn hình tra cứu để tìm và cập nhật lại hoặc xóa một hồ sơ. Thoát: Quay về màn hình trước đó. * Thiết kế MH nhập liệu dạng hồ sơ Các thao tác: Thêm hồ sơ mới Tìm lại hồ sơ đã lưu trữ Sửa đổi thông tin của hồ sơ Xóa hồ sơ Yêu cầu lưu trữ hồ sơ Tính tiện dụng: Chuyển điều khiển: cho phép chuyển nhanh đến các màn hình nhập liệu liên quan. * Thiết kế MH nhập liệu dạng hồ sơ * Nhận xét bố cục * Thiết kế MH nhập liệu dạng phiếu Sử dụng Thích hợp khi cần nhập liệu các phiếu ghi nhận thông tin về hoạt động các đối tượng trong thế giới thực (hóa đơn, phiếu nhập hàng, …) Thành phần dữ liệu Thông tin nhập liệu: Các thuộc tính các bảng liên quan (thông thường là 2 bảng). Thông tin tính toán: Thông thường các mã số được tự động phát sinh * Thiết kế MH nhập liệu dạng phiếu Thành phần xử lý Thêm: Yêu cầu thêm một phiếu mới. Thêm chi tiết: Yêu cầu thêm một dòng mới của phiếu. Ghi: Ghi nhận thay đổi trên phiếu cũ (mới cập nhật) hay phiếu mới thêm vào. Xóa: Xóa phiếu hiện hành. Xóa chi tiết: Xóa dòng được chọn. Tìm: Chuyển sang màn hình tra cứu để tìm và cập nhật lại hoặc xóa một phiếu Thoát: Quay về màn hình trước đó. * * * Thiết kế MH nhập liệu Làm sao biết PM có bao nhiêu chức năng nhập? Dựa trên cái gì? * Phân loại bảng Danh mục Đối tượng Quan hệ n-m * PM có bao nhiêu chức năng nhập DL Thống kê các loại bảng: Bảng danh mục: Mỗi bảng là một chức năng nhập (Thêm, Xóa, Sửa) Bảng đối tượng: Mỗi bảng là một chức năng nhập (Thêm, Xóa, Sửa) Tùy các quan hệ 1-n hay n-m chung quanh đối tượng và tùy ngữ cảnh trong thế giới thực sẽ có thêm các chức năng nhập cho các quan hệ đó. * PM có bao nhiêu chức năng nhập DL * PM có bao nhiêu chức năng nhập DL * Hỏi & Đáp 

File đính kèm:

  • pptBài giảng Nhập môn công nghệ phần mềm - Chương 5 Thiết kế giao diện.ppt
Tài liệu liên quan