Bài giảng Nhạc khí phổ thông - Võ Thanh Tùng

* ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC

1- Giảng viên: Thạc sĩ, giảng viên chính VÕ THANH TÙNG

2- Môn học: Nhạc khí Phổ thông

3- Số đơn vị học trình: Thời gian: 45 tiết

4- Đối tượng: sinh viên Cao đẳng Sư phạm âm nhạc.

5- Phân bổ thời gian: (45 tiết gồm 9 buổi /mỗi buổi 5 tiết)

6- Mục tiêu đào tạo: giới thiệu cho sinh viên kiến thức cơ bản về các

loại nhạc khí của dàn nhạc giao hưởng, dàn nhạc dân tộc và dàn nhạc nhẹ.

7- Yêu cầu đào tạo: sinh viên nắm cơ bản về đặc điểm chính của các

nhạc khí như hình thức cấu tạo, màu âm, tầm âm, kỹ thuật diễn tấu của từng

nhạc khí trong các dàn nhạc giao hưởng, nhạc khí dân tộc Việt Nam và nhạc

khí trong dàn nhạc nhẹ.

8- Phương pháp học: sinh viên nghe giảng lý thuyết +xem hình ảnh+

nghe âm thanh (phụ trợ bằng máy vi tính và máy chiếu màn ảnh lớn)

10- Phương pháp đánh giá và cho điểm: sinh viên làm bài thi kiểm tra

cuối khóa với yêu cầu đạt được về lý thuyết, ứng dụng các nhạc khí trong

sinh hoạt âm nhạc (thời gian làm bài thi 120 phút).

pdf64 trang | Chuyên mục: Biểu Diễn Nhạc Cụ Truyền Thống | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 152 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Nhạc khí phổ thông - Võ Thanh Tùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ng thanh này vào giữa hai thanh kia, dùng cổ tay lắc đều 
nhanh tạo âm thanh vê dòn. Sênh tiền là nhạc khí rất độc đáo của Việt Nam 
được sử dụng để đệm đàn hay ca, từng tiết tấu có thể kết hợp một lúc 3 nhạc 
khí gõ: phách, quẹt và vòng lắc. Cuối một bản nhạc hay cuối một nửa đoạn 
thường sử dụng kỹ thuật lắc giữa hai thanh phách tiền. 
6- Vị trí nhạc khí trong dàn nhạc : 
Sênh Tiền được sử dụng trong Dàn nhạc Đại nhạc, Dàn Bát âm, trong 
Hát Cửa Đình, Dàn nhạc Sân khấu Chèo và đệm cho Hát Sắc Bùa. 
Các tổ chức dàn nhạc Việt Nam 
a- Dàn nhạc Tuồng (Hát Bội) 
b- Dàn nhạc Chèo 
c- Dàn nhạc Cải Lương 
PHẦN 3 – NHẠC NHẸ 
BÀI 8. GIỚI THIỆU CÁC HÌNH THỨC CỦA DÀN NHẠC NHẸ 
Giới thiệu các hình thức của Dàn nhạc nhẹ, ban nhạc Rock, ban nhạc 
Jazz . . .Tính năng kỹ thuật và biên chế của dàn nhạc nhẹ gồm có: Guitar 
solo, Guitar bass, trống Drum Kit (trống jazz), trống Conga, Electric Keyboard, 
kèn Saxophone, Trumpet. . . . 
Ban nhạc Rock (Heavy Metal Band): thuộc nhóm tạp kỹ được biểu 
diễn đầu tiên từ năm 1950, bằng nhiều kỹ thuật phức tạp và điêu luyện ban 
nhạc Rock ngày nay có 5 thành viên, bao gồm người chỉ đạo chương trình có 
thể là ca sĩ, Guitar solo, Led Paul electric Guitar, Guitar bass và trống. Ban 
nhạc Rock với tiết tấu mạnh mẽ, nền bass cứng cáp cùng với tiếng trống nổi 
bật bên cạnh tiếng Guitar nguyên thủy cùng với bộ phá tiếng, đó là những đặc 
điểm chính của ban nhạc Rock tất cả được điều khiển thật hiệu quả bởi một 
dàn âm thanh điện tử cực kỳ hiện đại. 
Ban nhạc Jazz: “Những giai điệu phức tạp là bản chất của phong cách 
Jazz”, Ban nhạc Jazz gồm bộ kèn hơi: Trumpet và Saxophone cùng biểu diễn 
với Piano đệm, Guitar solo và Guitar bass. Trong giai điệu nhạc Jazz có sự 
rút bỏ nốt ở giữa tạo để tiết tấu Syncop, đặc điểm chính của Jazz là sự ứng 
biến với tình huống, mỗi nghệ sĩ sẽ ứng tác thêm vào giai điệu chính bằng 
những giai điệu của riêng mình, mỗi thành viên ban nhạc Jazz đều là những 
nghệ sĩ tuyệt vời với khả năng biểu diễn ứng xử ngay lập tức tạo ra một tác 
phẩm có màu sắc và phong cách rất riêng. Ở mỗi tác phẩm Jazz, mặc dù 
không được sắp xếp trước nhưng mỗi nghệ sĩ đều có thể biểu diễn tốt phần 
ứng tác của mình cho nên Jazz luôn tạo cho công chúng thưởng thức một sự 
xúc động và hồi hộp thật sự. 
I. GUITAR 
1- Giới thiệu sơ lược : 
Guitar tiếng Ý là Chitara, tiếng Pháp là Guitare, Guitar gồm có các loại 
như: Guitar espagnol, Guitar Hawienne và Guitar điện (Electric Guitar). Guitar 
điện đầu tiên được chế tạo tại Hoa Kỳ vào năm 1920- 1930, sau đó được sản 
xuất bởi công ty Rickenbacker năm 1932. 
2- Xếp loại: 
Guitar thuộc bộ dây gảy. 
3- Hình thức cấu tạo: 
Guitar được chế tạo gồm các thành phần như gỗ, kim khí và nhựa tổng 
hợp, Guitar có 6 dây đàn (Mi-La-Rê-Sol-Si-Mi), chiều dài đàn từ 97cm đến 
102cm, Guitar điện được sử dụng cùng với bộ khuyếch đại âm thanh (Ampli 
điện). 
4- Màu âm, tầm âm: 
Guitar hơn 4 quãng 8, nghe trữ tình, gợi cảm. 
5- Kỹ thuật diễn tấu : 
Guitar được tạo âm bởi sự rung của dây, Guitar được gảy bằng móng 
tay hoặc bằng phím (mediato). 
6- Vị trí nhạc khí trong dàn nhạc : 
Guitar được sử dụng trong dàn nhạc nhẹ, ban nhạc Rock, ban nhạc 
Jazz... 
II. GUITAR BASS 
1- Giới thiệu sơ lược: 
Guitar bass có tầm âm thấp, Guitar bass được phát minh tại Hoa Kỳ do 
Leo Fender và được giới thiệu đầu tiên vào năm 1951, Guitar bass là nhạc khí 
rất phổ biến ở nhiều nước đặc biệt là miền viễn tây của Hoa Kỳ. 
2- Xếp loại: 
Guitar thuộc bộ dây gảy. 
3- Hình thức cấu tạo: 
Guitar bass được chế tạo gồm các thành phần như: gỗ, kim khí và 
nhựa tổng hợp, chiều dài Guitar bass là 1.1m, gồm có 4 dây (Mi-La-Rê-Sol), 
Guitar bass được sử dụng với Ampli nhằm khuyếch đại âm thanh. 
4- Màu âm, tầm âm : 
Guitar bass gồm 3 quãng 8. 
5- Kỹ thuật diễn tấu: 
Guitar bass được tạo âm bởi sự rung của dây, Guitar được gảy bằng 
ngón tay hoặc bằng phím (mediato) để đệm cho ban nhạc, Guitar bass đảm 
nhận phần nền bass. 
6- Vị trí nhạc khí trong dàn nhạc: 
Guitar bass được sử dụng trong các dàn nhạc nhẹ, ban nhạc Jazz, ban 
nhạc Rock là nhạc khí không thể thiếu được, Guitar bass có khả năng tạo 
nền hòa âm cho tác phẩm. 
III. ĐÀN PHÍM ĐIỆN TỬ KEYBOARD 
 1- Giới thiệu sơ lược: 
 Đàn phím điện tử được thiết kế để sử dụng cho gia đình trong nhà, đây 
là nhạc khí với các công cụ có thể bắt chước được tiếng đàn của nhiều nhạc 
khí khác, mặc dù chỉ có một đàn nhưng hiệu quả biểu diễn có thể xem như 
một dàn nhạc nhỏ. 
2- Xếp loại: 
Đàn phím điện tử thuộc loại nhạc cụ điện tử, đàn phím điện tử đầu tiên 
được chế tạo và giới thiệu vào năm 1940. 
3- Hình thức cấu tạo. 
Đàn phím điện tử có dàn phím đàn bằng nhựa, khung đàn làm bằng 
hợp kim sắt và bộ phận cấu thành gồm hệ thống bo mạch bán dẫn điện tử. 
Kích cỡ đàn có thể thay đổi từ 30cm đến 1.5m. 
4- Màu âm, tầm âm: 
Màu âm gồm nhiều loại tiếng đàn khác nhau, tầm âm rất rộng gần với 
Piano. Đàn phím điện tử gồm có 4 âm thanh cơ bản như sau: 
Giai điệu 
Hòa âm (đệm đàn) 
Bè trầm bass (nền) 
Nhịp điệu ( tiết tấu trống) 
5- Kỹ thuật diễn tấu: 
Nghệ sĩ có thể biểu diễn cùng thể hiện nhiều thứ tiếng của các nhạc khí 
khác, hệ thống các công cụ và chức năng điện tử trên Keyboard có thể giúp 
cho người biểu diễn dễ dàng mà không đòi hỏi phải am tường nhiều kiến thức 
về kỹ thuật. 
6- Vị trí nhạc khí trong dàn nhạc: 
Đàn phím điện tử được sử dụng trong dàn nhạc nhẹ, Jazz, Rock. . . 
IV. TRỐNG DRUM KIT 
1- Giới thiệu sơ lược: 
Drum Kit là loại trống có định âm gồm tổng hợp nhiều loại trống có âm 
thanh khác nhau kết hợp với tiếng rung của kim loại, bộ trống Drum kit với âm 
thanh thật, khác với tiếng của trống điện tử (electronic drum kit). Trống Drum 
Kit là nhạc khí cỗ được chế tạo từ năm 1930 gồm những chiếc trống với 
nhiều màu âm khác nhau và được sử dụng phát triển cho đến ngày nay. 
2- Xếp loại: 
Trống Drum Kit thuộc bộ gõ. 
3- Hình thức cấu tạo: 
Trống Drum Kit được cấu tạo bao gồm nhiều thành phần như gỗ, khung 
nhôm, khung hợp kim dẽo, trống da. . . Trống Drum Kit được thiết kế gồm các 
trống và cymbal như sau: 
Crash cymbal (Cymbal được đặt bên tay trái) 
Hi Hat (Cymbal được sử dụng bởi chân trái) 
Snare drum (trống được căng lên bằng dây căng, được đặt bên trái) . 
Rack toms (hai trống Tom được đặt ở giữa trước mặt) 
Ride Cymbal (Cymbal có kích cỡ lớn nhất được đặt bên tay mặt phía 
trước) 
Floor Tom (trống lớn cao đặt bên tay mặt) 
Bass drum (trống bass, được điều khiển bằng chân mặt giữ nhịp tiết 
tấu) 
4- Màu âm, tầm âm: 
Trống Drum Kit là nhạc khí trống định âm được điều chỉnh bởi sự 
trương nở của mặt da. 
5- Kỹ thuật diễn tấu : 
Trống Drum Kit được tạo âm bởi sự rung của màng căng của da, cùng 
với tiếng rung của kim loại, trống do một người đánh bằng hai dùi cùng kết 
hợp với hai chân (mặt và trái) nhằm giữ nhịp và tiết tấu. 
6- Vị trí nhạc khí trong dàn nhạc: 
Trống Drum Kit là loại trống được sử dụng trong dàn nhạc nhẹ, ban 
nhạc Jazz, ban nhạc Rock  
V. TRỐNG CONGAS 
1- Giới thiệu sơ lược: 
Trống Congas là loại trống tiêu biểu của nền âm nhạc Mỹ La tinh nhưng 
trống Conga lại có xuất xứ từ Châu Phi. 
2- Xếp loại: 
Trống Conga thuộc bộ màng rung vỗ. 
3- Hình thức cấu tạo: 
Hai mặt trống mặt da và có lỗ mở ở đáy trống, đường kính trống từ 
23cm đến 36cm, chiều cao 90cm, bộ khung tròn giữ mặt trống có chỗ lên dây 
bằng ngón tay. 
4- Màu âm, tầm âm: 
Màu âm của trống Congas rất khác nhau có thể điều chỉnh mặt căng 
của da để đạt đúng cao độ mong muốn. 
5- Kỹ thuật diễn tấu: 
Trống Congas được tạo âm bởi sự rung của màng da, trống Conga 
thường được sử dụng trong nhóm thường có 2 hoặc 3 trống và đánh bằng 
bàn tay, được sử dụng trong dàn nhạc Mỹ La tinh gồm Guitar, Guitar bass 
cùng các nhạc khí trong bộ tự thân vang tạo tiết tấu và đệm cho hát. . . 
VI. KÈN SOPRANO SAXOPHONE 
1- Giới thiệu sơ lược: 
Saxophone tiếng Ý là Saxofono là nhạc khí thuộc bộ hơi miệng thổi 
dăm đơn, tương tự Clarinete có âm chất trung gian giữa kèn đồng và kèn gỗ, 
Soprano Saxophone sáng chế năm 1840. 
2- Xếp loại: 
Là nhạc khí bộ hơi, miệng thổi dăm đơn, có vai trò quan trọng trong dàn 
nhạc Jazz. 
3- Hình thức cấu tạo: 
Soprano Saxophone làm bằng kim loại, hình dáng giống Clarinet bass, 
thân kèn ở gần miệng cũng uốn cong như cổ ngỗng. 
Saxophone chia làm 6 loại: 
Saxopiccolo: Mi b hay Fa 
Saxofono Sopranino: Si b 
Saxo Alto: Mi b 
Saxophone Tenor: Si b 
Saxo Barytone: Mi b 
Saxo Basso: Si b 
4- Màu âm, tầm âm: 
Soprano Saxophone có âm chất trung gian giữa kèn đồng và kèn gỗ 
âm thanh hơi kích động, ngân rung, âm lượng lớn rất vang. 
5- Kỹ thuật diễn tấu: 
Soprano Saxophone được tạo âm bởi khối không khí chứa trong nhạc 
cụ, Soprano Saxophone được sử dụng đệm trong dàn nhạc hoặc độc tấu. 
6- Vị trí nhạc khí trong dàn nhạc: 
Soprano Saxophone giữ vai trò quan trọng trong dàn nhạc Jazz. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 
1 - Sách: "Các nhạc khí trong dàn nhạc Giao hưởng"- Tác giả HỒNG 
ĐĂNG - Nhà xuất bản Văn hóa - 1983. 
2- Sách: “Nhạc khí Dân tộc Việt” - Tác giả VÕ THANH TÙNG - Nhà 
xuất bản Âm Nhạc - 2001. 
3- Sách: "Viết nhạc trên máy vi tính với Final 98" - Tác giả: NGUYỄN 
HẠNH – NGUYỄN ĐÌNH PHƯƠNG - Nhà xuất bản Thanh Niên – 1999. 
4- CD-Rom: "Nhạc khí Dân tộc Việt" - Tác giả VÕ THANH TÙNG - 
Nhà xuất bản âm Nhạc - 2001. 
5- CD-Rom: "Nhạc khí Quốc tế - Microsoft Musical Instruments” - 
1994 và các phiên bản cập nhật mới nhất. 
MỤC LỤC 
Phần 1: Nhạc khí trong dàn nhạc giao hưởng 
Bài 1. Đại cương về nghiên cứu các nhạc khí 
Bài 2. Các nhạc khí thuộc bộ gỗ 
Bài 3. Bộ đồng - các nhạc khí bộ đồng 
Bài 4: Các dàn nhạc giao hưởng: 
Phần 2. Nhạc khí Việt Nam 
Bài 5. Nhạc khí dây gảy 
Bài 6. Bộ dây kéo – nhạc khí dây kéo (cung vĩ) 
Bài 7. Bộ màng rung và bộ tự thân vang 
Phần 3. Nhạc nhẹ 
Bài 8. Giới thiệu các hình thức của dàn nhạc nhẹ 
---//--- 
Bài giảng môn học 
NHẠC KHÍ PHỔ THÔNG 
ThS. VÕ THANH TÙNG 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH 
TP. HỒ CHÍ MINH - 2012 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_nhac_khi_pho_thong_vo_thanh_tung.pdf
Tài liệu liên quan