Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương IV: Phương pháp tính giá

CHƯƠNG IV
 PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ

I. Phương pháp tính giá.

II. Yêu cầu và nguyên tắc tính giá.

III. Nội dung và trình tự tính giá các đối tượng tính giá cơ bản

 

ppt88 trang | Chuyên mục: Nguyên Lý Kế Toán | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương IV: Phương pháp tính giá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
eo VAS 03, 04) 
Xác định nguyên giá TSCĐ 
Mua sắm: Nguyên giá Tài sản cố định = 
	Giá mua (-) Các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá, 
	+ Các khoản thuế không được hoàn lại + Các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, như: Chi phí chuẩn bị mặt bằng; Chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu; Chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ (-) cỏc khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử); Chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác. 
Tính giá Tài sản cố định 
NGUYÊN GIÁ TSCĐ DO TỰ LÀM, TỰ XÂY DỰNG 
Giá thành thực tế của TSCĐ tự làm , tự xây dựng 
+ 
Chi phí lắp đặt , chạy thử 
TRƯỜNG HỢP DÙNG CHÍNH SẢN PHẨM CỦA DN CHUYỂN THÀNH TSCĐ 
Chi phí sản xuất sản phẩm 
+ 
Chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng 
Tính giá Tài sản cố định 
Nguyên giá TSCĐ 
NGUYÊN GIÁ TSCĐ DO TỰ XÂY DỰNG THEO PHƯƠNG THỨC GIAO THẦU 
Giá quyết toán bàn giao công trình hoàn thành 
Chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng 
Lệ phí trước bạ ( nếu có ) 
NGUYÊN GIÁ TSCĐ THEO PHƯƠNG THỨC MUA TRẢ GÓP 
NG = Giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua 
( Khoản chênh lệch giã giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào CP sxkd theo thời hạn thanh toán ) 
Tính giá tài sản cố định 
Nguyên giá TSCĐ 
NGUYÊN GIÁ TSCĐ ĐƯỢC CẤP, ĐIỀU CHUYỂN 
Giá trị còn lại trên sổ sách của đơn vị cấp , điều chuyển ( hoặc theo giá đánh giá của hội đồng giao nhận 
Chi phí liên quan : vận chuyển , nâng cấp,lắp đặt , chạy thử , lệ phí trước bạ mà bên nhận phải chi ra đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng 
NGUYÊN GIÁ TSCĐ NHẬN GÓP VỐN, NHẬN LẠI, PHÁT HIỆN THỪA, BIẾU TẶNG, TÀI TRỢ 
Gía đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận 
Chi phí liên quan : vận chuyển , nâng cấp,lắp đặt , chạy thử , lệ phí trước bạ mà bên nhận phải chi ra đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng 
Tính giá Tài sản cố định 
Nguyên giá TSCĐ 
NGUYÊN GIÁ TSCĐ HÌNH THÀNH DƯỚI HÌNH THỨC TRAO ĐỔI 
TRAO ĐỔI KHÔNG TƯƠNG TỰ 
TRAO ĐỔI TƯƠNG TỰ 
( Tài sản tương tự là TS có công dụng tương tự , trong cùng lĩnh vực sxkd và có giá trị tương đương ) 
NG = giá trị hợp lý của TSCĐ nhận về hoặc TSCĐ đem trao đổi sau khi điều chỉnh các khoản tiền và tương đương tiền trả thêm hoặc thu về 
NG = giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi ( không bao gồm các khoản lãi/lỗ trong quá trình trao đổi ) 
Ví dụ 
	Nhập khẩu một TSCĐ với giá nhập khẩu: 300 trđ, thuế suất thuế NK 70%, thuế suất thuế TTĐB 50%, VAT hàng nhập khẩu 10%, các chi phí khác phát sinh trong quá trình vận chuyển, lắp đặt10 trđ. Xác định giá trị ghi sổ của TSCĐ nói trên. 
Xác định hao mòn TSCĐ 
Khấu hao: Là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó. 
Phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất là khấu hao theo đường thẳng (khấu hao đều theo thời gian). 
Ngoài ra còn có phương pháp khấu hao theo sản lượng, khấu hao nhanh. 
2. Tính giá đối với vật tư, hàng hoá mua về.  
 Nguyên tắc chung : Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. 
 Giá gốc hàng hóa mua về gồm: 
	Giá mua + Các loại thuế không được hoàn lại + Chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ (-) khỏi chi phí mua. 
Ví dụ 
	Một doanh nghiệp mua vật liệu chính đã về nhập kho, tổng số tiền phải thanh toán: 110 triệu đồng, trong đó thuế GTGT:10 triệu đồng, chi phí vận chuyển bốc dỡ đã chi bằng tiền mặt: 2 triệu đồng. Xác định trị giá vốn thực tế của số vật liệu này nhập kho như sau: 
	Nếu doanh nghiệp dùng vật liệu này để sản xuất ra sản phẩm chịu thuế GTGT khấu trừ, trị giá vốn thực tế nhập kho = (100 triệu + 2 triệu) =102 triệu. 
	Nếu doanh nghiệp dùng vật liệu này để sản xuất ra sản phẩm không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, trị giá vốn thực tế nhập kho = (110 triệu + 2 triệu) = 112 triệu 
3. Tính giá thành sản xuất của thành phẩm. 
	 Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên liệu, vật liệu thành thành phẩm. 
	=> Chỉ tính vào giá thành sản phẩm các chi phí sản xuất, các chi phí ngoài sản xuất được ghi nhận trực tiếp vào báo cáo kết quả kinh doanh. 
Công thức tính giá thành 
Giá thành sản phẩm 
Giá thành 
sản phẩm hoàn thành trong kỳ 
= 
Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang đầu kỳ 
+ 
Chi phí chế biến phát sinh trong kỳ 
_ 
Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ 
4. Tính giá đối với vật tư hàng hoá xuất kho 
Đặt vấn đề: Tính giá xuất kho của vật tư A 
Vật tư A 
1/1/2007 
100kg - 100 
3/1/2007 200 - 98 
5/1/2007 300 - 96 
10/1/2007 500 - 105 
25/1/2007 350 - 108 
9/1/2007 350 kg - ? 
20/1/2007 650kg - ? 
4. Tính giá đối với vật tư hàng hoá xuất kho 
Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO) 
Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO) 
Phương pháp bình quân 
Phương pháp tính theo giá đích danh 
Phương pháp giá hạch toán 
Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO) 
Phương pháp này dựa trên giả định hàng nào nhập trước sẽ được xuất trước và lấy đơn giá xuất bằng đơn giá nhập. Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo đơn giá của những lần nhập sau cùng. 
Ưu điểm 
Nhược điểm 
Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO) 
Ví dụ :Giá xuất kho ngày 9/1/2007: 
	Giá xuất kho ngày 20/1/2007: 
Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO) 
Phương pháp này dựa trên giả định là hàng nào nhập sau được xuất trước , lấy đơn giá xuất bằng đơn giá nhập. Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo đơn giá của những lần nhập đầu tiên. 
Ưu điểm 
Nhược điểm 
Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO) 
Ví dụ :Giá xuất kho ngày 9/1/2007: 
	Giá xuất kho ngày 20/1/2007: 
Phương pháp bình quân 
Phương pháp bình quân đầu kỳ dự trữ 
Phương pháp bình quân cuối kỳ dự trữ 
Phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập 
Phương pháp bình quân đầu kỳ dự trữ 
Phương pháp này lấy giá bình quân cuối kỳ trước để tính giá xuất kho trong kỳ này. 
Ưu điểm: Đơn giản 
Nhược điểm: Không chính xác. 
Ví dụ :Giá xuất kho ngày 9/1/2007: 
	Giá xuất kho ngày 20/1/2007: 
Phương pháp bình quân cuối kỳ dự trữ 
Phương pháp này lấy giá bình quân tính đến cuối kỳ này để tính giá xuất kho (bao gồm cả tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ) 
Ưu điểm: Đơn giản 
Nhược điểm:Thông tin chậm trễ, thực hiện vào cuối kỳ. 
Ví dụ :Giá xuất kho ngày 9/1/2007: 
	Giá xuất kho ngày 20/1/2007: 
Phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập 
Phương pháp này lấy giá bình quân sau một lần nhập kho để tính giá xuất kho xảy ra sau đó. 
Nhược điểm: Phức tạp, khó tính 
Ưu điểm:Thông tin phản ánh sát giá trị của vật tư, hàng hoá. 
Ví dụ :Giá xuất kho ngày 9/1/2007: 
	Giá xuất kho ngày 20/1/2007: 
Phương pháp tính theo giá đích danh 
Phương pháp này thực hiện trên cơ sở niêm yết giá của từng lô vật tư, hàng hoá mua vào và khi xuất ra thi lấy luôn giá đã niêm yết đó. 
Phương pháp này chỉ sử dụng trong trương hợp chủng loại vật tư hàng hoá ít, giá trị cao và điều kiện kho bảo quản tốt, khoa học. 
Phương pháp giá hạch toán 
Phương pháp này là việc sử dụng giá tạm tính trong kỳ để tính giá xuất kho, đến cuối kỳ tiến hành điều chỉnh sang giá thực tế. 
Ví dụ: Giá xuất kho ngày 9/1/2007: 
	Giá xuất kho ngày 20/1/2007: 
Giá thực tế = giá hạch toán * Hệ số giá 
5. Xác định doanh thu  
Doanh thu thu ần được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại, các thuế ko hoàn lại. 
Doanh thu phụ thuộc vào phương pháp tính thuế. Nếu nộp theo phương pháp khấu trừ. VAT là khoản DN thu hộ ngân sách => Không được tính vào doanh thu. 
Bài tập 1: 
	Theo hoá đơn GTGT số 00766 ngày 2/4/07 công ty T mua của công ty S 1100 kg vật liệu B, đơn giá chưa gồm VAT 10% là 5000/kg. Khi nhập kho vật liêụ trên phát hiện thiếu 100kg, biết tỷ lệ hao hụt trong định mức là 2% số hao hụt còn lại người vận chuyển phải bồi thường. Tính giá vật liệu nhập kho và số tiền đòi bồi thường. 
	Biết DN áp dụng phương pháp thuế khấu trừ và chi phí vận chuyển bên bán chịu. 
Bài giải 
Số hao hụt trong định mức: 
1100*2% = 22 
Số hao hụt thực tế: 100; Số đòi bồi thường: 78 
Tổng chi phí mua vật liệu:5000*1100=5.500.000 
Giá thực tế NK một đơn vị:5.500.000/(1.100- 22)= 5.102,041 
Giá thực tế NK vật liệu:1000*5.102,041 = 5.102.041 
Số tiền đòi bồi thường: 78*5.102,041 = 397.959 
Bài tập 2. 
Cho biết Vật tư A tồn ĐK 1000kg với giá trị 10.000. 
Ngày 5 nhập 300kg, đơn giá 10,5 thành tiền 3150. 
Ngày 9 nhập 1000, đơn giá 10 thành tiền 10.000. 
Ngày 15 nhập 200, đơn giá 10,2 thành tiền 2040. 
Ngày 25 nhập 700, đơn giá 10,4 thành tiền 7280. 
Ngày 30 nhập 500, đơn giá 10,3 thành tiền 5150. 
Trong tháng xuất kho VLA dùng cho sản xuất sản phẩm T: 
Ngày 2 xuất 300kg; Ngày 8 xuất 800kg;Ngày 12 xuất 400 kg 
Tiếp 
	Biết rằng toàn bộ trị giá vật tư A xuất dùng được tính vào chi phí NVLTT.Chi phí NCTT và chi phí SXC trong kỳ P/Sinh là 7000 và 3000.Trong kỳ doanh nghiệp sản xuất hoàn thành 1000 sản phẩm T(chỉ sản xuất sp T) và chi phí SXSPDD đầu kỳ bằng cuối kỳ. 
	 Tính giá thành sản xuất sản phẩm T khi DN áp dụng phương pháp bình quân cuối kỳ dự trữ, phương pháp LIFO. 
Bài làm: Phương pháp bình quân cả kỳ. 
 10.000+3150+10.000+2040+7280+5150 
	Đơn giá B/q = 
 3700 
 =10,168 
Giá trị vật tư xuất dùng SXSP T: 1500* 10,168 = 15.252 
GThành sản phẩm T = 15.252 +7000+3000 = 25.252 
Bài làmPhương pháp LIFO 
GTrị xuất dùng vật tư A: 15.150 
Trong đó: 
Ngày 2: 300*10 = 3000 
Ngày 8: (300*10,5)+(500*10) = 8150 
Ngày 12:400*10 = 4000 
Gthành SXSP T : 15.150+7000+3000 = 25.150 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_nguyen_ly_ke_toan_chuong_iv_phuong_phap_tinh_gia.ppt
Tài liệu liên quan