Bài giảng Ngôn ngữ PHP - Nguyễn Duy Hải

PHP=PHP: Hypertext Preprocessor. Tên

gốc là Personal Home Page

9Là ngôn ngữđểviết các trang web động

9Bộbiên dịch PHP là phầnmềmmãnguồn

mở, có thểchạycùngvớicácweb server

Apache, IIS,

9Thường kếthợpvớihệquảntrị CSDL

MySQL

pdf34 trang | Chuyên mục: PHP | Chia sẻ: dkS00TYs | Lượt xem: 2132 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Ngôn ngữ PHP - Nguyễn Duy Hải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
Ngôn ngữ PHP
Nguyễn Duy Hải
TT CNTT-ĐHSP Hà Nội
Giới thiệu
9PHP=PHP: Hypertext Preprocessor. Tên
gốc là Personal Home Page
9 Là ngôn ngữ để viết các trang web động
9Bộ biên dịch PHP là phần mềm mã nguồn
mở, có thể chạy cùng với các web server 
Apache, IIS,…
9Thường kết hợp với hệ quản trị CSDL 
MySQL
Nhúng PHP vào HTML
9 Có thể nhúng mã PHP vào mọi vị trí trong trang
HTML.
9 Đoạn mã PHP được đặt giữa: :
<?php
//Đoạn lệnh PHP ở đây
?>
9 Một cấu trúc lệnh thông thường của PHP có thể
được tách làm nhiều phần, mỗi phần đặt giữa
9 Kết quả do đoạn lệnh PHP đưa ra được đưa vào vị
trí mà đoạn lệnh PHP đang chiếm chỗ.
Đặc điểm PHP
9Có khả năng hướng đối tượng
9Thông dịch
9Phân biệt chữ hoa/chữ thường
9Mỗi lệnh kết thúc bởi chấm phảy (;)
Cú pháp ngôn ngữ
Chú thích trong PHP
9//Dòng chú thích
9#Dòng chú thích
9/*
Đoạn chú thích trên nhiều dòng
*/
Biến
9 Phân biệt chữ hoa, chữ thường
9 Bắt đầu bằng dấu đô la ($), tiếp ngay sau $ là
tên biến.
9 Tên biến bao gồm chữ cái, chữ số, dấu gạch nối
(_) và phải bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu gạch
nối.
9 Ví dụ: $a, $b,…
9 Biến không cần khai báo (được tự động khai báo
vào lần gán giá trị đầu tiên).
9 Việc sử dụng biến chưa khởi tạo sẽ gây lỗi. 
Biến động (biến biến)
9Cho phép sử dụng giá trị của biến làm tên
biến khác.
9VD: 
$a = “hello”;
$$a = “world”; //$hello = “world”
Kiểu dữ liệu
9PHP hỗ trợ 4 kiểu
– Số
– Chuỗi
– Logic
– Mảng & đối tượng
Kiểu số
9Số nguyên từ -231 đến 231-1
– Hệ thập phân: VD: $a = 16;
– Hệ 16 (hexa): VD: $a=0x10;
– Hệ 8 (bát phân): VD: 020;
9Số thực (thập phân): từ 1.7E-308 đến
1.7E+308
– Biểu diễn: $a = 0.017
– Dạng khoa học: $a = 17.0E-03
Kiểu chuỗi
9Giới hạn bởi nháy đơn (‘) hoặc kép (“)
9Chuỗi đặt trong nháy kép bị thay thế và
xử lý ký tự thoát. Trong nháy đơn thì
không.
9Ví dụ:
$a = “Hello”;
$b = “$a world”; //tương đương $b=“Hello world”
$c = ‘$a world’; //$c=‘$a world’ (không thay đổi)
Kiểu chuỗi (tiếp)
9Để làm rõ các biến trong chuỗi, cần bao
biến vào giữa cặp ngoặc nhọn { }
$a = “He”;
$b = “$allo”; //lỗi vì PHP hiểu là $allo
$c = “{$a}llo”; //đúng ($c = “Hello”)
9 Biến mảng, biến biến, biến trong tên có dấu gạch
nối hoặc dấu chấm khi viết trong chuỗi bắt buộc
phải bao lại. 
Kiểu chuỗi (tiếp)
9 Ký tự thoát: \
– Sử dụng để viết các ký tự đặc biệt trong chuỗi
– VD:
Cần có chuỗi: Người ta nói “PHP rất tốt”
$a = “Người ta nói “PHP rất tốt””; //Sai
$a = “Người ta nói \“PHP rất tốt\””; //Đúng
– Một số ký tự phải sử dụng ký tự thoát: $, \, “
– Ngoài ra:
• \n: Xuống dòng
• \r: trở về đầu dòng
• \t: dấu tab
• …
Kiểu chuỗi (tiếp)
9 Kiểu tài liệu (heredoc):
– Cho phép viết 1 chuỗi trên nhiều dòng.
– Không cần sử dụng ký tự thoát:
– Cách viết:
$biến = <<<Ký_hiệu
nội dung trên nhiều dòng
Ký_hiệu;
– Chú ý: Ký_hiệu phải được viết ở ký tự đầu tiên của dòng
– Ví dụ:
$a = <<<EOD
Đây là chuỗi nằm trên nhiều dòng sử dụng cú
pháp kiểu tài liệu ‘heredoc’
EOD;
Kiểu logic
9Có 2 trạng thái: true và false
Kiểu mảng
9 Cho phép chứa nhiều giá trị dữ liệu được đánh chỉ
mục bằng số hay chuỗi.
9 Để truy cập vào 1 phần tử, đặt chỉ số trong [ ]
9 Ví dụ:
$a[0] = “Xin”;
$a[1] = “Chào”;
9 Có thể sử dụng chỉ số không liên tiếp
9 Có thể thêm phần tử vào cuối mảng bằng cách
bỏ chỉ số:
$a[0] = “Xin”;
$a[] = “Chào”; // $a[1]
$a[] = “Bạn”; // $a[2]
Kiểu mảng (tiếp)
9Chỉ số chuỗi:
$a[“ten”] = “Hồng”;
$a[“mau”] = “Đỏ”;
9Mảng nhiều chiều
– Được coi là mảng của mảng
– Ví dụ:
$a[0][0] = “TT”;
$a[0][1] = “Họ tên”;
$a[1][0] = 1;
$a[1][1] = “Nguyen Van A”;
Kiểu mảng (tiếp)
9 Khởi tạo mảng bằng hàm array()
– Chỉ số mặc định:
$a=array(“xin”, “chào”, “bạn”);
/*tương đương với
$a[]=“xin”; 
$a[]=“chào”; 
$a[]=“bạn”;*/
– Chỉ số mặc định với chỉ số đầu khác 0:
$a=array(5=>“xin”, “chào”, “bạn”);
/*tương đương với
$a[5]=“xin”; 
$a[]=“chào”; 
$a[]=“bạn”;*/
Kiểu mảng (tiếp)
9 Khởi tạo mảng bằng hàm array()(tiếp)
– Chỉ số chuỗi:
$a=array(“ten”=>”Hồng”, “mau”=>”Đỏ”);
/*Tương đương với:
$a[“ten”] = “Hồng”;
$a[“mau”] = “Đỏ”;*/
– Mảng nhiều chiều:
$a = array(
array(“TT”, “Họ tên”),
array(1,”Nguyễn Văn A”)
);
Ép kiểu và kiểm tra kiểu
9 Sử dụng cú pháp
tương tự C/C++
$x = “123abc”; //$x 
là chuỗi
$x =(int) ”123abc”;
//$x là số
nguyên=123
9 Các kiểu (bảng)
9 Kiểm tra kiểu: 
gettype(), 
is_bool(), 
is_long(), …
Ký hiệu Ý nghĩa kiểu
(int), (integer) Số nguyên
(real), (double), 
(float) Số thập phân
(string) Chuỗi
(array) Mảng
(object) Đối tượng
(bool), (boolean) Logic
(unset) NULL, tương tự
như gọi unset()
Toán tử
9Kiểu số: 
– Kết hợp: +, -, *, /, %
– Tăng giảm: ++, --
VD: $a++; $a--; ++$a; --$a;
9Chuỗi: Toán tử chấm (.)
9 Logic: AND (&&), OR (||), XOR, !
9Gán: =, +=, -=, .=
9So sánh: ==, ===, !=, !==, , <=, 
>=
Các cấu trúc điều khiển
Rẽ nhánh if
if (BTLG)
lệnh;
if (BTLG)
lệnh1;
else
lệnh2;
if (BTLG1)
lệnh1;
elseif (BTLG2)
lệnh2;
elseif (BTLG3)
lệnh3;
else
lệnhkhác;
$biến= BTLG?Giá_trị1:Giá_trị2
switch
switch ($biến){
case (giá_trị1):
các_lệnh1;
case (giá_trị2):
các_lệnh2;
default:
các_lệnh_khác;
}
Lặp không xác định
while (BTLG)
lệnh;
do {
các_lệnh
} while (BTLG);
Lặp xác định
for (lệnh_khởi_tạo; BTLG; lệnh2)
lệnh;
foreach ($biến_mảng as $giá_trị)
lệnh;
foreach ($biến_mảng as $khoá=>$giá_trị)
lệnh;
break và continue
9break: Kết thúc khối lệnh for, while, 
do-while hoặc switch
9continue: bỏ qua phần sau continue
trong vòng lặp, chuyển sang vòng lặp 
tiếp.
Hàm tự tạo
9Khái báo hàm
9Để trả ra giá trị cho hàm ta sử dụng lệnh 
return biểu_thức;
9Để thoát khỏi hàm:
– Sử dụng return
– exit;
function tên_hàm(ts1, ts2,…, tsn) {
//các lệnh trong thân hàm
}
Hàm tự tạo (tt)
9Gọi hàm:
tên_hàm(gt1, gt2,… , gtn);
9Chú ý:
– Nếu hàm không có tham số, khi khai báo hàm, 
gọi hàm vẫn phải giữ lại ()
– Để khai báo hàm với các tham số mặc định, 
khi khai báo ta đưa ngay giá trị tham số vào.
function tên_hàm(ts1=gt1, ts2=gt2,…)
Phạm vi biến
9 Phạm vi biến là phạm vi ở đó biến xác định. 
Trong PHP, biến có 3 phạm vi:
– Local variables: biến cục bộ: 
• Khởi tạo trong hàm
• có tác dụng từ khi khởi tạo đến hết hàm.
– Global variables: Biến toàn cục: 
• Khởi tạo ở ngoài hàm
• Có tác dụng từ khi khởi tạo đến hết file trừ ở trong hàm.
• Để đưa 1 biến toàn cục vào trong hàm, sử dụng khai báo 
global $biến1, $biến2,…; hoặc mảng $_GLOBAL
– Super Global Variables: Siêu toàn cục: Một số biến có
sẵn của PHP: $_SERVER, $_GLOBAL...
Biến tĩnh
9Khai báo trong hàm
9Giá trị được lưu trữ qua nhiều lần gọi hàm
9Chỉ được khởi tạo ở lần khai báo đầu tiên
9Để khai báo:
static $biến_tĩnh=giátrị;
Chèn file
9include(“địa_chỉ_file”);
9require(“địa_chỉ_file”);
9include_once(“địa_chỉ_file”);
9require_once(“địa_chỉ_file”);
Hướng đối tượng trong PHP
Định nghĩa lớp
class tên_lớp{
//thânlớp
}
9Thân lớp gồm có các khai báo dữ liệu, 
phương thức.
9Thân lớp phải được đặt trong 1 khối lệnh
PHP duy nhất.
– Các dữ liệu (biến) được khai báo bằng var
– Các phương thức (hàm) khai báo như thông
thường.

File đính kèm:

  • pdfBài giảng Ngôn ngữ PHP - Nguyễn Duy Hải.pdf
Tài liệu liên quan