Bài giảng Miễn dịch học thú y - Chương 2: Miễn dịch tự nhiên không đặc hiệu (Natural Nonspecific Immunity)

 Miễn dịch tự nhiên không đặc hiệu là khả năng bảo vệ tự nhiên của

cơ thể chống lại tác động có hại của bất kỳ một tác nhân gây hại

nào.

 Trong cuộc sống, cơ thể sinh vật luôn bị đe doạ bởi các tác nhân gây

bệnh. Để bảo vệ mỡnh, cơ thể có nhiều cách khác nhau để chống lại

những tác nhân có hại đó.

 Ở động vật có xương sống, khi tác nhân gây bệnh xâm nhập, cơ thể

bảo vệ mỡnh trước hết bằng:

 Cơ chế miễn dịch không đặc hiệu nhằm:

+ Ngăn cản tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể

+ Làm giảm số lượng, khả năng gây nhiễm

 Miễn dịch này có vai trò quan trọng khi miễn dịch đặc hiệu chưa

phát huy tác dụng.

- Sau đó bằng miễn dịch đặc hiệu với vai trò của các kháng thể

đặc hiệu các tác nhân gây bệnh bị loại trừ.

pdf48 trang | Chuyên mục: Giải Phẫu Thú Y | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Miễn dịch học thú y - Chương 2: Miễn dịch tự nhiên không đặc hiệu (Natural Nonspecific Immunity), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 lang có hàm lượng bổ
thể nhiều nhất.
 Bổ thể không bền với nhiệt độ, ở 560C/30' thi bị bất hoạt.
 Bảo quản bổ thể bằng cách đông khô, giữ ở nhiệt độ thấp
( - 150C đến -200C).
2.2. Interferon (IFN)
 Interferon là một nhóm các protein tự nhiên được sản xuất
bởi các tế bào của hệ miễn dịch ở hầu hết các động vật nhằm
chống lại các tác nhân ngoại lai như virus, vi khuẩn, kí sinh
trùng và tế bào ung thư
 Interferon là một phần của hệ thống miễn dịch không đặc
hiệu (non-specific immune system) và được kích hoạt bởi
giai đoạn đầu của quá trình cảm nhiễm trước khi hệ miễn
dịch đặc hiệu (specific immune system) có thời gian để phản
ứng.
 Interferon là một loại cytokine (chất hoạt hoá tế bào), được
tế bào sản xuất ra khi tế bào cảm thụ với virus, chất này có
đặc tính là bằng mọi con đường có thể ức chế sự hoạt động
của mARN, dẫn đến ức chế sự sinh sản của virus.
 Interferon không chỉ sản sinh ra trong các tế bào bị nhiễm virus
mà interferon còn được tạo thành khi tế bào bị kích thích bởi một
số chất lạ khác như: axit nucleic, vi khuẩn, độc tố của vi khuẩn...
 Trong các tế bào không bị nhiễm virus, các gen cấu trúc chịu
trách nhiệm tổng hợp interferon luôn ở trạng thái KHÔNG hoạt
động, tức là bị kìm hãm, do đó ở tế bào bình thường KHÔNG tạo
nên interferon.
 Interferon sau khi sinh ra một phần ở lại trong tế bào, còn phần
lớn ngấm qua vách tế bào ra ngoài để ngấm vào các tế bào khác.
 Phần lớn RNA và DNA virus điều nhạy cảm với interferon.
Interferon có thể tác dụng theo nhiều cơ chế khác nhau:
– Ức chế sự gắn virus vào receptor ở bề mặt tế bào
– Ngăn cản sự thoát vỏ bọc của virus
– Ức chế sự tổng hợp mRNA
– Ức chế sự mã hóa các protein virus,
 Đối với nhiều virus, hiệu lực chính của interferon là ức chế
sự tổng hợp protein virus
 Sau khi nhiễm virus, tế bào bị cảm ứng và sản sinh ra
interferon
 Interferon không có tác dụng bảo vệ tế bào mẹ mà chỉ bảo vệ
các tế bào bên cạnh.
 Nguyên nhân là khi interferon ngấm vào tế bào đã gây cảm
ứng để hoạt hóa một đoạn gen của tế bào này nhằm tổng hợp ra
một chất gọi là protein kháng virus (AVP: antivaral protein),
chính protein kháng virus này là nhân tố cản trở phiên dịch
thông tin từ mARN.
 mARN của virus không được tổng hợp thì sự chuyển hóa axit
nucleic và protein của virus cũng không tiến hành được, do đó
không có hạt virus mới được giải phóng ra.
 Có 3 lớp Interferon chính: alpha, beta và gamma.
 Interferon alpha và beta được sản sinh bởi nhiều loại tế bào
bao gồm tế bào T, B, đại thực bào, nguyên bào xơ, tế bào màng
trong, nguyên bào xương và các loại khác.
 Nhìn chung, Interferon có 7 hoạt tính sau:
 Kháng virus;
 Điều hòa miễn dịch;
 Chống tăng sinh khối;
 Kích thích sự biệt hóa tế bào;
 Điều hòa sinh trưởng tế bào;
 Giải độc;
 Kháng đột biến.
 Từ 7 hoạt tính này, con người đã vận dụng vào việc bào chế
các loại thuốc chữa bệnh an toàn và hiệu quả.
2.3. Protein liên kết (Binding protein)
 Trên bề mặt tế bào, trong huyết thanh có những protein có khả
năng liên kết tự nhiên với các chất hay thấy trên bề mặt các yếu
tố gây bệnh như :
- LPS
- Lectin
- Lipit
- Mannose
 Khi liên kết với yếu tố gây bệnh, nó có tác dụng kìm hãm, ngăn
chặn các tác động gây hại.
Ví dụ:
 Như protein phản ứng C (C Reactive Protein) có tác dụng hạn
chế sự phát triển của phế cầu khuẩn.
{C Reactive Protein (CRP) được tổng hợp từ gan}
3. Hàng rào tế bào
 Đây là hàng rào quan trọng và phức tạp nhất, bao gồm nhiều
loại, đặc biệt là các tế bào thực bào.
 Trên niêm mạc có rất nhiều tế bào thực bào, di tản từ nội mô
ra.
 Theo Metnhicop (Metchinikoff) tế bào thực bào gồm có 2 loại:
 Tiểu thực bào (Microphage):
+ Là những bạch cầu đa nhân trung tính của máu.
+ Chiếm 60 - 70% tổng số bạch cầu ở máu ngoại vi
+ Kích thước 12 - 14 um, trong bào tương có chứa nhiều
enzym để tiêu huỷ.
+ Có đời sống ngắn 4 - 5 ngày. Dễ lách qua thành mạch đến ổ
viêm.
+ Sau khi thực bào, bạch cầu trung tính chết và trở thành đối
tượng thực bào của đại thực bào.
 Đại thực bào (Macrophage)
 Các đại thực bào được biệt hoá từ các bạch cầu đơn
nhân (Monocyte) là những tế bào thực bào có nguồn gốc
từ tủy xương.
 Đại thực bào chiếm 3 - 8% tổng số bạch cầu ở máu
ngoại vi.
 Kích thước tế bào lớn: 15 - 20 um.
 Trong bào tương chứa nhiều bọc lysosom bên trong
chứa nhiều enzym thuỷ phân
 Đại thực bào cư trú tại các vị trí chiến lược như phổi,
gan, thần kinh, xương, lách và tổ chức liên kết nhờ đó
chúng có thể nhanh chóng bắt giữ các vật lạ như bụi và
các tác nhân gây bệnh.
 Một trong những vai trò quan trọng nhất của đại thực bào là
loại bỏ các thành phần hoại tử, vi sinh vật gây bênh, và bụi
trong phổi.
 Trong giai đoạn sớm của viêm, thành phần tế bào viêm chủ
yếu là các bạch cầu đa nhân trung tính. Các tế bào này sau
khi thực hiện nhiệm vụ thực bào hoặc sẽ bị chết hoặc già đi
và trở thành tế bào mủ. Đại thực bào có nhiệm vụ thực bào
các tế bào già cỗi và tổn thương này để làm sạch tổ chức.
 Một khi các đại thực bào bắt giữ các tác nhân gây bệnh, các
tác nhân này sẽ nằm trong các không bào.
 Không bào này sau đó sẽ hòa màng với tiêu thể (lysosome).
Bên trong các tiêu thể, các enzyme cũng như các gốc ôxy
tự do độc sẽ tiêu hủy tác nhân xâm nhập này.
 Tuy nhiên, một số vi khuẩn như trực khuẩn lao
Mycobacterium tuberculosis có khả năng đề kháng với sự
tiêu hóa trong tiêu thể. Trong trường hợp này, chính đại
thực bào lại trở thành nơi trú ẩn của vi khuẩn gây bệnh
TB tiền thân dạng tuỷTB tiền thân dạng bạch huyết
CÁC TẾ BÀO CỦA HỆ THỐNG MIỄN DỊCH
(Bạch cầu 
trung 
tính)
(Bạch 
cầu ái 
toan)
(Bạch 
cầu ái 
kiềm)
(Bạch cầu hạt)
Đại thực bào
Đại thực bào đang an vi khuẩn
Đại thực bào đang ăn vi khuẩn
Đại thực bào ăn vi khuẩn
Đ¹i thùc bµo ®ang ăn virus
Hoạt động miễn dịch
 Quá trình thực bào đƣợc chia làm 3 giai đoạn:
 Giai đoạn gắn:
 Các vi sinh vật gặp tế bào thực bào sẽ dính vào màng
tế bào nhờ các Receptor khác nhau.
 Receptor với phân tử đường có mặt trên vi sinh vật
như: Mannose, fuctose, hay axit sialic.
- Receptor với phần Fc của IgG
- Receptor với bổ thể (C3b, C4b...)
 Sự gắn của vi sinh vật với Receptor của tế bào thực
bào sẽ khởi động sự chuyển tin vào bên trong tế bào
gây nên quá trình nuốt và tiêu.
 Giai đoạn nuốt
 Nơi tiếp xúc với vi sinh vật, màng tế bào lõm xuống
 Nguyên sinh chất tạo ra các chân giả bao lấy vi sinh
vật, tạo thành hốc thực bào phagosom (phago: ăn,
some: thể).
 Giai đoạn tiêu
 Các hạt lysosom tiến đến sát hốc thực bào phagosom
 Xảy ra hiện tượng hoà màng của 2 tiểu thể
 Màng của lysosom nhập vào màng của phagosom thành thể
phagolysosom.
 Trong phagolysosom, vi sinh vật bị tiêu diệt nhờ 2 cơ chế
chính:
 Cơ chế nhờ enzym:
• Vi sinh vật bị tiêu diệt nhờ các enzym trong lysosom. Chúng
phân huỷ VSV.
• Các enzym tiêu protein (cathepesin), lysozym, lactoferin có
tác dụng tiêu vi khuẩn, tế bào lạ.
 Cơ chế cần oxy:
• Trong cơ chế này, ôxy được sử dụng mạnh mẽ để tạo thành
các anion superoxyt (O1/2) và nitơ oxy NO, NO2, NO
- tạo
lên một hệ thống sinh halogen hình thành Cloramin (R =
NCL) tiêu diệt vi sinh vật.
Quá trình thực bào được khuếch đại bởi:
- Một số thành phần bổ thể đã hoạt hoá :
+ C3a, C5a gây hoạt mạch
+ C3b dính vi khuẩn vào đại thực bào..
+ Chất gây sốt: IL1 (Interleukin-1), IL6
(Interleukin-6) do đại thực bào tiết ra tác dụng
lên thần kinh trung ương, làm tăng quá trình
thực bào.
 Tuỳ theo bản chất của từng vật lạ, tuỳ mức độ hoạt
động của tế bào thực bào, kết quả thực bào có thể dẫn
đến một trong 3 tình huống sau:
 Tiêu tan vi sinh vật thực bào hoàn chỉnh
 Tồn tại:
Ví dụ:
+ Một số vi khuẩn: lao, Brucella
+ Virus
 Nhân lên:
Một số vi khuẩn có độc lực cao như vi khuẩn lao, virus
có thể nhân lên trong tế bào thực bào tế bào thực bào
chết.
Trường hợp tồn tại, nhân lên của vật lạ trong tế bào
thực bào thực bào không hoàn chỉnh.
 Tế bào NK (Natural Killer Cells):
• Là biến thể của lympho bào có khả năng tiêu diệt
không đặc hiệu tế bào u, tế bào nhiễm virus bằng chất
tiết của chúng (pecforin).
• IFN do chúng tiết ra làm tăng cường quá trình thực
bào của đại thực bào.
• Ơ trẻ em dưới 4 tuổi do chức năng của NK chưa hoàn
chỉnh:
- Nên dễ bị nhiễm lao và bị nặng hơn ở người lớn từ
1520 lần.
- Nên cần tiêm vacxin BCG (Bacillus Calmette Guerin)
- Khi bị lao sơ nhiễm nên điều trị ngay.
4. Hàng rào thể chất hay cơ địa
 Đến nay khoa học vẫn chưa hiểu hết được các yếu tố của
hàng rào này.
 Có thể hiểu cơ địa là tổng hợp tất cả các đặc điểm hình thái,
chức năng của cơ thể.
 Những đặc điểm đó khá bền vững và có tính di truyền, quyết
định tính phản ứng của cơ thể với những yếu tố xâm nhập.
 Chính hàng rào này tạo nên tình huống:
Cá thể này, loại này có thể hoàn toàn hay ít nhiều đề kháng
với sự xâm nhập của một loại vi sinh vật nào đó hoặc ngược
lại nhạy cảm với loại khác.
5. Viêm không đặc hiệu.
 Khi vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể, tại chỗ xâm nhập phát
sinh ra phản ứng viêm nhằm ngăn chặn, khu trú mầm bệnh
không cho chúng xâm nhập sâu vào cơ thể.
 Biểu hiện của quá trình viêm :
 Nếu mạnh , có 4 triệu chứng cơ bản:
- Sưng
- Nóng
- Đỏ
- Đau
 Nếu yếu, biểu hiện trên có thể không nhận rõ
 Trong một mức độ nhất định phản ứng viêm có lợi cho cơ thể:
- Một khi vi sinh vật vượt qua hàng rào vật lý  gây hoạt hoá bổ thể
theo con đường “cạnh” sinh ra C3a, C5a  gây co giãn mạch 
bạch cầu xuyên mạch vận động đến ổ viêm.
- Tại ổ viêm tiểu thực bào, đại thực bào làm nhiệm vụ thực bào yếu tố
gây viêm.
- Các chất tiết kèm theo: Fibrinogen, bổ thể, globulin bao vây ổ viêm,
hạn chế sự lan rộng của yếu tố gây viêm.
- Một số chất có trong ổ viêm: Histamin, Serotonin có tác dụng làm
giãn mạch quản.
- Các sản phẩm chuyển hoá ở ổ viêm: IL6 tác động lên gan làm tăng
sản xuất protein phản ứng C, các thành phần bổ thể, các thành phần
đông máu.
- Tuy nhiên khi phản ứng viêm ở mức quá bình thường sẽ có hại cho
cơ thể: Sốt, nhiễm toan, nhiễm độc...

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_mien_dich_hoc_thu_y_chuong_2_mien_dich_tu_nhien_kh.pdf