Bài giảng Lập và phân tích dự án đầu tư - Chương II: Các phương pháp tính toán lựa chọn phương án đầu tư

.1 Giá trị đồng tiền theo thời gian :

“Một đồng hôm nay có giá trị hơn một đồng ngày mai, vì một đồng hôm nay có

thể đầu tư và sinh lợi ngay lập tức”. Đó là nguyên tắc cơ bản đầu tiên của tài chính.

Tiền có giá trị thời gian do ảnh hưởng của các yếu tố như: lạm phát, thuộc tính vận

động, khả năng sinh lợi của tiền hay các yếu tố ngẫu nhiên.

1.1.1 Lãi suất :

Lãi suất là lợi tức trong một đơn vị thời gian chia cho vốn gốc, tính theo phần trăm:

Lãi suất(%) = (Lợi tức trong 1 đơn vị thời gian / Vốn gốc) x 100%

Như vậy, lãi suất chính là số phần trăm của lợi tức so với vốn ban đầu trong

một đơn vị thời gian. Về mặt lý thuyết, có thể hiểu lãi suất tùy thuộc vào từng đối

tượng sau đây:

+ Đối với người cho vay: lãi suất chính là suất thu lợi tức, là tỷ lệ phần trăm(%)

của giá trị thu được do việc cho vay vốn mạng lại so với giá trị cho vay ban đầu.

+ Đối với người đi vay: lãi suất chính là suất thu lợi tức do hoạt động sản xuất

kinh doanh mang lại.

+ Đối với người tiêu dùng: là phần thưởng cho người tiêu dùng vì họ đã hoãn

việc tiêu thụ của mình để dành cho dịp khác trong tương lai

pdf35 trang | Chuyên mục: Lập và Phân Tích Dự Án | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 438 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Lập và phân tích dự án đầu tư - Chương II: Các phương pháp tính toán lựa chọn phương án đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 
htt
p:/
/ki
nh
te2
4h
.or
g
Chương II: Các phương pháp tính toán lựa chọn phương án đầu tư 
 Điểm hoà vốn hiện kim là điểm mà trên điểm đó dự án bằt đầu thừa tiền mặt. 
Lúc đó trên tử số sẽ là định phí (FC) trừ khấu hao trong năm (Am) 
UP * Nb = FC – Am + VC*Nb
VCUP
AmFCNb −
−= 
Š Phương pháp xác định điểm hòa trả nợ: α3
Điểm hoà vốn trả nợ là điểm mà tại đó dự án có đủ tiền để trả nợ vay và đóng 
thuế thu nhập. Lúc đó trên tử số sẽ là định phí (FC) trừ khấu hao trong năm (Am) 
cộng nợ phải trả (D) cộng thuế (T) 
VCUP
TDAmFCNb −
++−= 
Ví dụ 2.27 : Một dự án sản xuất công nghiệp với các số liệu như sau : 
- Định phí 2,1 tỉ đồng/năm (trong đó khấu hao : 200 triệu) 
- Biến phí 700.000 đồng/SP 
- Giá bán sản phẩm dự kiến 1.200.000 đồng/SP 
+ Phân tích điểm hoà vốn: 
- Sản lượng doanh nghiệp cần phải sản xuất và tiêu thụ được để đạt được 
mức doanh thu hoà vốn 
- Giả sử để đạt được mức lợi nhuận trước thuế hàng năm bằng 15% doanh 
thu sản lượng phải đạt được: 
- Lợi nhuận trước thuế cực đại (trên doanh thu )có thể đạt được với dự án này 
- Giả sử để đạt được mức lợi nhuận sau thuế hàng năm bằng 15% doanh thu 
sản lượng phải đạt được : 
- Lợi nhuận sau thuế cực đại (trên doanh thu) có thể đạt được với dự án này : 
Š Ý nghĩa của chỉ tiêu điểm hòa vốn: Điểm hòa vốn là điểm phân biệt cho ta vùng lời, 
vùng lỗ của dự án trong những năm tính toán. Mức họat động hòa vốn α càng nhỏ 
thì dự án trong năm đó càng tốt vì vùng lỗ hẹp, vùng lời rộng. 
Š Sử dụng chỉ tiêu điểm hòa vốn: 
- Nếu dự án tại các năm đều có α1 < 0,5 và α3 < 0,8 thì có thể chấp nhận được. 
- α1 và α3 còn được dùng để đánh giá tính hợp lý của hoạt động tài chính so 
sánh giữa các năm với nhau. Năm nào có α1 và α3 nhỏ hơn thì tốt hơn. 
- α2 không quan trọng lắm, thường chỉ tính để biết chứ không dùng để đánh giá 
dự án. 
Š Bài tập: 
1. Hãy trình bày định nghĩa, phương pháp tính toán, ưu khuyết điểm và phạm vi ứng 
dụng của các chỉ tiêu NPV, IRR, T,BCR,BEP. 
2. Tính suất chiết khấu bình quân của một dự án có cơ cấu các nguồn vốn sau: 
 - Tổng vốn: 100 triệu USD. Trong đó: 
KTĐT&QTDA 31/35 
htt
p:/
/ki
nh
te2
4h
.or
g
Chương II: Các phương pháp tính toán lựa chọn phương án đầu tư 
 + Vốn tự có: 50 triệu, MARR=10% năm 
 + Vốn vay: Dài hạn: 20 triệu, idh = 8%năm 
 Trung hạn: 20 triệu, ith = 8,5% năm 
 Ngắn hạn: 10 triệu, ingh = 2% tháng 
Nếu tỷ lệ lạm phát R=2,5% năm thì lãi suất chiết khấu của dự án sẽ bằng bao nhiêu? 
3. Hãy so sánh 2 phương án đầu tư mua sắm máy với các số liệu cho ở bảng sau, 
với giả thiết vay vốn để mua máy, khấu hao đều đặn và giá trị thu hồi khi đào thải 
máy là không đáng kể. 
Tên các chỉ tiêu Phương án A Phương án B 
1. Giá mua máy (nghìn đồng) 180.000 225.000 
2. Tuổi thọ của máy (năm) 6 6 
3. Năng suất năm (cái) 75.000 75.000 
4. Lãi suất vay vốn % năm 12% 12% 
5. Chi phí cho công nhân hàng năm (nghìn đồng) 187.000 143.000 
6. Chi phí vật liệu hàng năm (nghìn đồng) 275.000 276.000 
7. Chi phí năng lượng và các chi phí khả biến khác 
hàng năm (nghìn đồng) 
29.000 39.000 
8. Chi phí bất biến khác (chưa kể khấu hao và tiền 
trả lãi vốn vay hàng năm) (nghìn đồng) 
39.000 43.000 
a. Theo chỉ tiêu chi phí cho một sản phẩm 
b. Cho giá trị sản lượng bán ra hàng năm của 2 phương án là 112.000 nghìn 
đồng và 117.000 nghìn đồng. Tính theo chỉ tiêu lợi nhuận cho một sản 
phẩm 
4. Một dự án tại năm thứ 3 có các số liệu sau: 
Các chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị 
1. Tổng sản lượng 106 sản phẩm 2,5 
2. Tổng doanh thu 109 vnđ 5,0 
3. Tổng chi phí giá thành 109 vnđ 4,5 
4. Tổng định phí 109 vnđ 0,5 
5. Khấu hao 109 vnđ 0,1 
6. Nợ phải trả trong năm 109 vnđ 0,25 
7. Thuế TNDN (lãi gộp = DT-CP) % lãi gộp 28 
Hãy tính các loại điểm hòa vốn lãi lỗ, hòa vốn hiện kim, hòa vốn trả nợ và cho biết 
sau khi hòa vốn trả nợ dự án còn lời hay lỗ bao nhiêu tiền? 
5. Tính T, NPV, IRR của một dự án với các số liệu sau. Đơn vị tính: nghìn USD, lãi 
suất chiết khấu r=10%, thời hạn đầu tư n=15 năm. 
 + Đầu tư: C0 = 2,0 
 C1 = 2,5 
 C2 = 1,5 
KTĐT&QTDA 32/35 
htt
p:/
/ki
n
te2
4h
.or
g
Chương II: Các phương pháp tính toán lựa chọn phương án đầu tư 
 + Thu hồi ròng: R3 = 0,4; R4 = 1,2 R5 = 2,0 R6 = 2,5 
 R7 = 3,0 R8 = 3,0 R9 = 2,8 
 R10 = R11 = R12 = R13 = R14 = R15 = 2,5 
3. PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY CỦA DỰ ÁN : 
Hiệu quả của dự án phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào được dự báo trong khi 
lập dự án nhất là những yếu tố giá cả, tài chính trong tương lai xa. Vì vậy cần phải 
xem xét tính ổn định về mặt tài chính của các dự báo thông qua các chỉ tiêu hiệu quả 
(sensitivity analysis) khi có biến động của các đầu vào này. 
 Độ nhạy của dự án là mức độ biến đổi của các chỉ tiêu hiệu quả như: lợi 
nhuận, hiện giá của hiệu số thu chi(NPV), hay suất thu lợi nội tại (IRR),khi ta thay 
đổi các chỉ tiêu tính toán có mặt trong dòng tiền tệ so với tình trạng bình thường ban 
đầu. 
3.1 Phân tích ảnh hưởng của các chỉ tiêu : 
 Độ nhạy của dự án có thể khảo sát theo sự thay đổi của từng chỉ tiêu riêng rẽ 
hay hầu hết các chỉ tiêu đồng thời. Độ nhạy thường được xem xét theo các tình 
huống tốt nhất, xấu nhất và bình thường để quyết định cuối cùng. 
* Các đại lượng đầu vào có thể biến động ảnh hưởng lớn đến hiệu quả dự án 
thường là : 
- Mức lãi suất tính toán : chọn mức lãi suất tính toán thấp làm dự án trở nên 
hấp dẫn. Trong thực thế lãi suất có thể cao hơn. 
- Doanh số : Sự thay đổi về doanh số hàng năm có thể làm cho dự án từ lỗ 
thành lãi và ngược lại. 
- Tuổi thọ dự án : Thông thường nếu quá lạc quan về mặt thị trường có thể dự 
báo tuổi thọ dự án lớn hơn thực tế, làm cho NPV tăng lên. 
- Giá bán sản phẩm : Đặc biệt các sản phẩm mới nếu không điều tra kỹ thị 
trường và sự phát triển công nghệ thì có thể dự báo giá sản phẩm quá cao so với 
thực tế. 
- Các yếu tố chi phí sản xuất : Có tính quyết định đến giá thành sản phảm và 
hiệu quả dự án. 
- Chi phí cơ hội của vốn : đại lượng này biến động tuỳ theo thị trường vốn, 
nếu có biến động tăng trong khi thực hiện dự án có thể làm cho dự án không còn 
hấp dẫn nữa. 
* Các đại lượng đầu ra cần phân tích : 
- Giá trị tuyệt đối lợi nhuận thu được, nên phân tích hiệu quả kinh tế xã hội thì 
đó là giá trị gia tăng. 
- Hiện giá thu hồi ròng ( NPV) 
- Suất thu hồi nội bộ (IRR) 
- Thời gian hoàn vốn ( Payback Method) 
KTĐT&QTDA 33/35 
htt
p:/
/ki
nh
te2
4
.or
g
Chương II: Các phương pháp tính toán lựa chọn phương án đầu tư 
- Chỉ số lợi ích / chi phí (BCR) 
- Điểm hoà vốn (BEP) 
3.2 Theo phương pháp chuyên gia : 
- Đầu tiên dựa vào ý kiến của các chuyên gia dự kiến sự thay đổi tình huống, 
giá cả, sản lượng trong tương lai. 
- Tính toán các chi phí hiệu quả theo sự thay đổi đó. 
- Nếu các chỉ tiêu tính lại vẫn đạt thì dự án được xem là ổn định 
Có thể phân tích độ nhạy theo sự thay đổi của một yếu tố hay một vài yếu tố 
phối hợp. Cũng có thể dùng phương pháp Monte-Carlo để mô phỏng phản ứng của 
dự án đối với các thay đổi của các yếu tố đầu vào. 
3.2 Theo phương pháp xác suất : 
- Tính kỳ vọng toán học của chỉ tiêu hiệu quả theo 3 tình huống : tốt nhất, xấu 
nhất và bình thường 
- Ước lượng xác suất có thể xảy ra đối với các tình huống này. 
- Tính kỳ vọng toán học của các chi tiêu hiệu quả ứng với các xác suất nói 
trên 
- Tính độ lệch tiêu chuẩn của các chỉ tiêu hiệu quả. Phương án nào có độ lệch 
tiêu chuẩn nhỏ hơn thì có độ ổn định cao hơn. 
* Kỳ vọng toán (R) của một chỉ tiêu nào đó được tính : 
∑
=
=
n
i
ii pRR
1
).( 
* Độ lệch tiêu chuẩn (δ) theo công thức : 
 [ ]∑
=
−=
n
i
ii pRR
1
2.)(δ 
Trong đó : i: các tình huống (i=1,2,3...n) 
 n: số tình huống có thể xảy ra 
 Ri : trị số chỉ tiêu hiệu quả đang tính, ở tình huống i 
 pi : xác suất xảy ra tình huống i 
Ví dụ 2.28: Phân tích độ nhạy của 2 phương án sau đây : 
Phương án 
Tình huống 
kinh tế 
Xác suất 
xảy ra 
Lợi nhuận ứng 
với tình huống i 
Ri*pi
Xấu nhất 0,2 400 80 
Bình thường 0,6 500 300 
A 
Tốt nhất 0,2 600 120 
Xấu nhất 0,2 0 0 
Bình thường 0,6 500 300 
B 
Tốt nhất 0,2 1000 200 
KTĐT&QTDA 34/35 
htt
p:/
/ki
nh
te2
4h
.or
g
Chương II: Các phương pháp tính toán lựa chọn phương án đầu tư 
™ Một số kinh nghiệm về lĩnh vực áp dụng của phương pháp phân tích tài 
chính: 
 Việc áp dụng phương pháp nào hợp lý phụ thuộc vào tính chất, quy mô của 
dự án, vào giai đoạn lập dự án, vào mục tiêu của nhà đầu tư và ý muốn của họ. 
- Theo tính chất của dự án, những dự án đầu tư phục vụ lợi ích công cộng 
thường dùng chỉ tiêu tỷ số thu chi B/C. Tỷ số này thường ít được dùng để 
phân tích các dự án của các chủ đầu tư nhằm kinh doanh thu lợi nhuận. 
- Theo quy mô của dự án một số tác giả đề xuất lĩnh vực áp dụng các phương 
pháp phân tích như sau: 
Quy mô của dự án 
Tên phương pháp 
Nhỏ T.Bình Lớn 
1. Phương pháp dùng chỉ tiêu NPV có có có 
2. Phương pháp dùng chỉ tiêu IRR có có có 
3. Phương pháp dùng chỉ tiêu Thv có có có 
4. Phân tích độ nhạy Ít có có 
5. Phân tích dự án trong điều kiện rủi ro không ít có 
- Theo giai đoạn tính toán dự án đầu tư, người ta thường dùng nhóm chỉ tiêu 
tĩnh cho giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi và nhóm chỉ tiêu động cho giai đoạn 
nghiên cứu khả thi. 
- Theo cách kết hợp giữa mục đích kinh doanh và mục đích an toàn kinh 
doanh, ví dụ kết hợp giữa chỉ tiêu IRR hay NPV với chỉ tiêu Thv tĩnh và động, 
giữa các chỉ tiêu này với các kết quả phân tích độ nhạy cũng như phân tích rủi 
ro với các chỉ tiêu an toàn về tài chính. 
- Kết hợp các chỉ tiêu hiệu quả tính theo số tuyệt đối NPV với chỉ tiêu hiệu quả 
tính theo số tương đối IRR, BCR 
Š Bài tập: 
1. Tính kỳ vọng, lãi ròng và độ lệch chuẩn của hai dự án A và B. Số liệu cho như 
sau. Nếu [LR] ≥ 350 và [δ] ≤ 50 thì nên chọn dự án nào? 
Dự án 
Trạng thái thị 
trường Ei 
Xác suất pi LR (triệu đồng) 
E1: Xấu 0,3 200 
E2: Bình thường 0,4 300 A 
E3: Tốt 0,3 400 
E1: Xấu 0,3 0 
E2: Bình thường 0,4 300 B 
E3: Tốt 0,3 600 
KTĐT&QTDA 35/35 
htt
p:/
/ki
nh
te2
4h
.or
g

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_lap_va_phan_tich_du_an_dau_tu_chuong_ii_cac_phuong.pdf
Tài liệu liên quan