Bài giảng Dược lý thú y - Chương 4: Thuốc khử trùng và thuốc sát trùng

( Một số khái niệm

( Những nguyên tắc sát trùng, khử trùng thông thường

( Chất sát trùng ngoài da

( Thuốc sát trùng phòng thí nghiệm, chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi

( Sử dụng thuốc sát trùng trong chăn nuôi

pdf21 trang | Chuyên mục: Giải Phẫu Thú Y | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Dược lý thú y - Chương 4: Thuốc khử trùng và thuốc sát trùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 trên thân xe.
 Sát trùng định kỳ:
- Được thực hiện 7–10 ngày 1 lần trong thời gian nuôi dưỡng thú. Cần lưu ý việc sát 
trùng định kỳ xảy ra lúc có gia súc đang sống trong chuồng, do đó phải lựa chọn loại thuốc 
an toàn tuyệt đối, không độc hại cho gia súc, đồng thời lúc này do không thể tẩy uế, chất 
hữu cơ tồn đọng trong chuồng rất lớn do đó phải lưu ý đến hoạt tính của thuốc trong điều 
kiện có chất hữu cơ.
Tóm lại để định kỳ sát trùng hai tiêu chuẩn sau đây cần được lưu ý:
- Thuốc sát trùng phải tuyệt đối an toàn cho gia súc.
- Thuốc phải có hoạt tính diệt khuẩn cao trong điều kiện có chất hữu cơ.
4.5.7. Thuốc sát trùng Biodine
4.5.7.1. Thành phần: trong 100 mL chứa
 PVP Iodine ......................................................10 g
 Excipients qs ...............................................100 ml
4.5.7.2. Đặc điểm
Phổ sát khuẩn rộng, bao gồm tất cả các loại vi khuẩn gram âm, gram dương, bào tử vi 
trùng, nấm mốc, bào tử nấm mốc, các loại Mycoplasma, các nguyên sinh động vật, các loại 
virus gây bệnh và cả trên một số loại trứng ký sinh trùng.
Tác động diệt khuẩn rất nhanh chỉ sau 6-10 giây.
Rất ổn định trong mọi môi trường kể cả trong phân, đất, cống rãnh, xác chết. Do đó 
thuốc tiếp tục diệt khuẩn trong vòng 24 giờ nếu có sự tái nhiễm của mầm bệnh.
Thuốc rất an toàn, không gây ngộ độc cho gia súc và người sử dụng kể cả trường hợp 
phun xịt trực tiếp lên gia súc đang mắc bệnh, không gây ô nhiễm môi trường.
Hiệâu quả khử trùng ổn định trong mọi nguồn nước sử dụng
Là loại thuốc lý tưởng trong việc sát trùng chuồng trại định kỳ và cuối kỳ.
4.5.7.3. Phổ sát khuẩn
15
Bảng 4.2. Phổ sát khuẩn trên vi trùng
Tên vi trùng Tên bệnh
Staphylococcus aureus Viêm vú, viêm tử cung.
Proteus mirabilis Viêm ruột, viêm niệu đạo.
Proteus vulgaris Viêm ruột, tiêu chảy, viêm niệu đạo.
Streptococcus faecalis Vấy nhiễm thịt, sữa.
Streptococcus pyogenes Nhiễm trùng vết thương, áp xe.
Streptococcus agalactiae Viêm vú.
Salmonella pullorum Bạch lị ở gà con.
Salmonella gallinarum Thương hàn ở gà lớn.
Salmonella tiphimurium. Thương hàn .
Shigella Viêm ruột.
Klebsiella pneumoniae I Viêm phổi
Diplococcus pneumoniae Viêm phổi hóa mủ.
Mycobacterium tuberculloris Bệnh lao.
Clostridium spp Viêm ruột, nhiệt thán, uống ván
Bordetella bronchiseptica Viêm teo mũi truyền nhiễm
Pasteurella multocida Tụ huyết trùng
Vibrio cholerae Viêm ruột -tiêu chảy
Vibrio parahaemolyticus Nhiễm trùng ở tôm sú
Vibrio arvegi Phát sáng ở tôm
Vibrio plendidus Phát sáng ở tôm
Bảng 4.3. Phổ sát khuẩn đối với virus
Tên virus Tên bệnh
Virus Adeno Viêm phổi, viêm ruột, viêm gan.
Giảm đẻ
Gumboro virus Gumboro
Hepatitis virus Viêm gan thể bao hàm ở gia cầm
T.G.E corona virus Viêm dạ dày ruột truyền nhiễm
I.B virus Viêm phế quản truyền nhễm
Auzeszkysvirus Auzeszky
I.B.R virus Viêm phế quản ở bê nghé
Newcastle virus Dịch tả gà
African Swine Fever virus Dịch tả heo châu phi
Hog cholera virus Dịch tả heo
Rota virus Viêm ruột
Rabies virus Bệnh dại
Pox virus Bệnh đậu
F.M.D virus Bệnh lở mồm, long móng
Parainfluenza virus Bệnh cúm
Reo virus Bệnh gan vàng ở tôm, viêm ruột
 Phổ sát khuẩn đối với nấm và bào tử vi trùng
16
- Bào tử Bacillus anthracis
- Bào tử Clostridium
- Aspergillus flavus
- Aspergillus niger
- Candida albicans
- Microsporum
- Trycophyton spp
- Trichomonas
17
4.5.7.4. Hướng dẫn sử dụng
Mục đích Tỉ lệ pha loãng
- Tiêu độc xác chết 1: 100
- Sát trùng chuồng trại khi có dịch 1: 200
- Sát trùng trực tiếp trên thú bệnh 1: 400
- Sát trùng định kỳ chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi 1: 500
- Sát trùng xe chở gia súc, dụng cụ vắt sữa, nhà vắt sữa
( hàng ngày)
1: 500
- Khử trùng máng ăn, máng uống ( mỗi tuần 1 lần) 1: 500
- Hố sát trùng 1: 500
- Sát trùng bầu vú, tay, dụng cụ giải phẩu 1: 70
- Sát trùng vết thương, nức móng, đau móng 1: 4( 4 phần Oxy già)
- Thụt rửa tử cung sau khi sanh 1: 750
- Khử trùng nguồn nước uống cho gia súc, gia cầm 1: 1000
- Sát trùng dụng cụ nuôi tôm giống 1: 250
- Sát trùng bể nuôi tôm giống 1: 200
- Xử lý định kỳ ao nuôi tôm ( 10-15 ngày 1 lần) 4-5 ppm
- Điều trị bệnh tôm do vi khuẩn ( 4 ngày xử lý 1 lần) 8-10 ppm
Lưu ý khi sử dụng:
- Nên phun xịt theo tỉ lệ 1 lít thuốc đã pha/ 3m2 bề mặt chuồng trại.
- Không nên pha trộn Biodine với các loại thuốc sát trùng khác.
- Không dùng chung với bình xịt thuốc trừ sâu.
- Trường hợp thuốc nguyên chất bắn vào mắt, nên rửa mắt bằng nước thường nhiều lần.
- Đóng kỹ nắp chai sau khi dùng.
- Giữ thuốc ở các nơi trẻ em không lấy được.
4.5.8. Thuốc sát trùng Biodine spray
Chế phẩm BIODINE SPRAY
Đây là thuốc sát trùng vết thương dạng phun-xịt
4.5.8.1. Thành phần: Trong 1 lít
PVP Iodine ................................................. 100 g
Tá dược vừa đủ ..................................... 1000 mL
4.5.8.2. Đặc tính
PVP Iodine là thuốc sát trùng vết thương có phổ sát khuẩn rất rộng đối với hầu hết 
các loại vi trùng gram âm, gram dương gây nhiễm trùng da, vết thương. Đặc biệt, thuốc có 
tác dụng tiêu diệt hữu hiệu bào tử của vi trùng gây bệnh uốn ván và các loại nha bào khác.
18
4.5.8.3. Công dụng
- Sát trùng vết thương, vết mổ, vết thiến.
- Sát trùng vùng mổ trước khi giải phẩu.
- Sát trùng rốn trên thú sơ sinh.
- Giúp vết thương mau lành.
4.5.8.4. Cách sử dụng
- Rửa sạch vết thuơng bằng nước sạch hoặc oxy già.
- Giữ khoảng cách giữa bình xịt thuốc và vết thương khoảng 5 – 20 cm.
- Ấn mạnh đầu ống bơm để phun thuốc vào vùng cần sát trùng.
- Mỗi ngày nên sát trùng vết thương 2 lần.
Lưu ý
 Không được uống.
 Không phun thuốc vào niêm mạc mắt, miệng, lưỡi.
 Không kết hợp với các loại thuốc sát trùng có nguồn gốc thủy ngân vì sẽ tạo dẫn 
xuất gây kích ứng da.
 Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.
4.5.9. Thuốc sát trùng BIOXIDE
Đây là loại thuốc sát trùng phổ rộng
4.5.9.1. Thành phần: Trong 1 Lít
Glutaraldehyde...................................................... 150 g
Alkylbenzyldimethyl ammonium chloride ...........100 g
4.5.9.2. Công dụng: Phổ diệt khuẩn rộng đối với virus, vi trùng, bào tử vi trùng,
mycoplasma, nấm mốc gây các bệnh sau đây:
 Heo: F.M.D, dịch tả heo, hội chứng rối loạn hô hấp - sinh sản, tiêu chảy do
virus, T.G.E, Aujeszky, bệnh Parvo, viêm não Nhật bản, tụ huyết trùng, phó thương hàn, 
viêm phổi do mycoplasma, haemophillus, Actinobacillus, viêm ruột do E.Coli, Salmonella, 
Clostridium, bệnh Lepto, hồng lỵ, cầu trùng.
 Gà, Vịt: Newcastle, dịch tả vịt, Gumboro, đậu gà, Marek’s, hội chứng giảm
đẻ, hội chứng phù đầu, viêm gan do virus, CRD, C.CRD, viêm khớp, bạch lỵ, thương hàn, 
cầu trùng, bệnh nấm phổi và các bệnh khác.
19
 Trâu, Bò: FMD, Dịch tả trâu bò, tiêu chảy do virus, viêm phổi, viêm vú, viêm
tử cung, thương hàn, Lepto, nhiệt thán, sẩy thai truyền nhiễm, cầu trùng, bệnh do nấm và 
các bệnh khác.
Các ưu điểm của BIOXIDE:
- Hiệu quả diệt khuẩn rất cao, phổ diệt khuẩn rộng
- Có tác dụng tốt trong môi trường còn chất hữu cơ.
- Kéo dài tác dụng trong 7 ngày sau khi sát trùng.
- Rất an toàn cho người sử dụng và cho gia súc.
- Thuốc tự phân giải, không gây ô nhiễm nguồn nước, môi trường.
- Không gây kích ứng và ăn mòn dụng cụ, chuồng trại (đã pha loãng)
4.5.9.3. Hướng dẫn sử dụng
Mục đích sử dụng Nồng độ pha loãng
- Sát trùng định kỳ hoặc cuối kỳ chuồng trại 1/ 400 ( 2,5 mL/ Lít )
- Sát trùng chuồng trại khi có dịch (có gia súc trong
chuồng)
 1/ 300 ( 3,3 mL/ Lít )
- Tiêu độc hố sát trùng, tiêu độc xác chết 1/ 100 ( 10 mL/ Lít )
- Sát trùng xe chở gia súc, nhà giết mổ gia súc, nhà vắt 
sữa, lò ấp trứng.
 1/ 500 ( 2 mL/ Lít )
- Khử trùng trứng trước khi ấp (nhúng trứng) 1/ 1.000 ( 1mL/ Lít )
- Khử trùng nước 1/ 2.000 ( 0,5 mL/ Lít )
Lưu yÙ: Rửa sạch chuồng trại, dụng cụ, hoặc bề mặt cần tẩy uế trước khi phun thuốc, 
xịt thuốc cho đủ ướt ( 1Lít / 2,5 – 3 m2 bề mặt ). Không để thuốc đậm đặc dính vào mắt, 
vào tay.
4.5.10. Thuốc sát trùng BIOSEPT
Đây là loại thuốc sát trùng thế hệ mới
4.5.10.1. Thành phần
20
Glutaraldehyde .............................................................................. 2%
Alkyldimethylbenzylammonium chloride ................................. 8,68%
Octyldecyldimethylammonium chloride ................................... 6,51%
Dioctyldimethylammonium chloride......................................... 2,60%
Didecyldimethylammonium chloride ........................................ 3,91%
Inert ingredients ......................................................................... 76,3%
4.5.10.2. Công dụng
Sát trùng hiệu quả các loại mầm bệnh: virus, vi trùng gram âm, gram dương, bào tử 
vi trùng, Mycoplasma, nấm mốc gây bệnh.
- Heo: FMD, dịch tả heo, phó thương hàn, tụ huyết trùng, tiêu chảy do virus
hoặc vi trùng, phù đầu, viêm phổi do Mycoplasma, bệnh do xoắn khuẩn, do nấm 
và các bệnh nhiễm trùng khác.
- Gia cầm: Gumboro, Newcastle, CRD, Marek’s, đậu gà, dịch tả vịt, viêm gan
do virus, thương hàn, bạch lỵ, tụ huyết trùng, viêm thanh khí quản, nấm phổi và 
các bệnh khác.
- Trâu bò, dê cừu: FMD, dịch tả, tiêu chảy do virus, thương hàn, lepto, sẩy 
thai, viêm phổi, viêm vú và các bệnh khác.
4.5.10.3. Ưu điểm của biosept
- Rất an toàn khi phun thuốc vào chuồng trại lúc có gia súc, gia cầm.
- Kéo dài tác dụng đến 7 ngày.
- Hiệu quả cao kể cả trong môi trường có chất hữu cơ.
- Không ăn mòn dụng cụ, chuồng trại.
- Thuốc tự phân hủy, không gây ô nhiễm môi trường.
4.5.10.4. Hướng dẫn sử dụng
Mục đích sử dụng Nồng độ pha loãng
Tiêu độc hố sát trùng, xác chết.
Sát trùng chuồng trại định kỳ hoặc cuối kỳ.
Sát trùng chuồng trại khi có dịch bệnh do virus.
Sát trùng chuồng trại khi có dịch bệnh do vi trùng.
Sát trùng xe chở gia súc, gia cầm, lò mổ, khu vắt
1/100
1/300
1/150-200
1/250
1/400
21
sữa.
Khử trùng trứng trước khi ấp ( nhúng trứng ).
1/1.000
Lưu ý:
- Rửa sạch chuồng trại, dụng cụ hoặc bề mặt cần tẩy uế trước khi phun thuốc.
- Xịt thuốc đủ ướt ( 1lít thuốc đã pha / 2,5-3 m2 bề mặt )
- Không để thuốc đậm đặc dính vào mắt, để thuốc xa nơi trẻ em có thể đến gần.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_duoc_ly_thu_y_chuong_4_thuoc_khu_trung_va_thuoc_sa.pdf