Bài giảng Dược lý lâm sàng - Bài 35: Hormon và thuốc kháng Hormon

Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:

1. Trình bày đợc cơ chế tác dụng và áp dụng điều trị của hormon giáp trạng và

kháng giáp trạng tổng hợp.

2. Trình bày đợc tác dụng và cơ chế tác dụng của i nsulin

3. Trình bày đợc cơ chế tác dụng, áp dụng lâm sàng của glucocorticoid.

4. Phân tích đợc tác dụng không mong muốn của corticoid, cách theo dõi và dự

phòng.

5. Nêu đợc tác dụng và áp dụng điều trị của androgen và thuốc kháng androgen.

6. Nêu đợc tác dụng và áp dụng điều trị của estrogen và thuốc kháng estrogen.

7. Trình bày đợc tác dụng và áp dụng điều trị của progesteron và thuốc kháng

progesteron.

8. Trình bày đợc tác dụng và áp dụng điều trị của các thuốc chống thụ thai.

 

pdf32 trang | Chuyên mục: Dược Lý Lâm Sàng | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Dược lý lâm sàng - Bài 35: Hormon và thuốc kháng Hormon, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
hối hợp hai thứ cùng một lúc, hoặc
nối tiếp nhau, cả hai đều được giảm liều. Sự phối hợp đảm bảo cho tử cung, âm đạo ít thay
đổi so với bình thường.
Sau ngừng thuốc, chu kỳ bình thường trở lại tới 98% trường hợp.
5.2.1.2. Các tác dụng dược lý
Trên buồng trứng: ức chế chức phận của buồng trứng, nang trứng không phát triển và khi
dùng lâu, buồng trứng nhỏ dần.
Sau khi ngừng thuốc, khoảng 75% sẽ lại phóng noãn trong chu kỳ đầu và 97% trong chu
kỳ thứ 3, khoảng 2% vẫn giữ vô kinh sau vài năm.
Trên tử cung: sau thời gian dài dùng thuốc có t hể có quá sản tử cung và hình thành polyp.
dược lý học 2007 - đại học Y Hà nội
(sách dùng cho sinh viên hệ bác sĩ đa khoa)
Các thuốc có chứa “19 nor” progestin và ít estrogen sẽ làm teo tuyến nhiều hơn và thường
ít chảy máu.
Trên vú: thuốc chứa estrogen thường gây kích thích, nở vú.
Trên máu: đã xảy ra huyết khối tắc mạch. Có thể là d o tăng các yếu tố đông máu II, VII,
IX, X và làm giảm antithrombin III.
Nhiều người bị thiếu acid folic.
Trên chuyển hóa lipid : estrogen làm tăng triglycerid, tăng cholesterol este hóa và
cholesterol tự do, tăng phospholipid, tăng HDL. Còn LDL lại thường giảm.
Chuyển hóa đường: giống như người mang thai, giảm hấp thu đường qua tiêu hóa.
Progesteron làm tăng mức insulin cơ sở.
Da: làm tăng sắc tố da đôi khi tăng bã nhờn, trứng cá (do progestin). Tuy nhiên, vì
androgen của buồng trứng giảm nên nhiều người có giảm bã nhờn, trứng cá và phát triển
tóc.
5.2.1.3. Tác dụng không mong muốn
Loại nhẹ:
- Buồn nôn, đau vú, kinh nhiều, phù do estrogen trong thuốc. Thay thuốc có ít estrogen
hơn hoặc nhiều progesteron.
- Nhức đầu nhẹ, thoáng qua. Đôi khi có migren. Thay thuốc.
- Vô kinh đôi khi xảy ra, làm nhầm với có thai. Thay thuốc.
Loại trung bình:
Cần ngừng thuốc.
- Kinh nhiều: thay bằng loại 2 - 3 pha, lượng hormon ít hơn.
- Tăng cân
- Da sẫm màu: khoảng 5% sau một năm và 40% sau 8 năm dùng thuốc.
- Thiếu vitamin B càng làm tăng màu da. Phục hồi chậm khi ngừng thuốc.
- Trứng cá: với chế phẩm chứa nhiều androgen.
- Rậm lông: chế phẩm có 19 nortestosteron.
- Nhiễm khuẩn âm đạo: thường gặp và khó điều trị.
- Vô kinh: ít gặp, 95% phục hồi sau ngừng thuốc.
Loại nặng:
- Huyết khối tắc mạch, viêm tắc tĩnh mạch: khoảng 1/1000
dược lý học 2007 - đại học Y Hà nội
(sách dùng cho sinh viên hệ bác sĩ đa khoa)
- Nhồi máu cơ tim: dễ gặp ở người béo có tiền sử tiền sản giật tăng huyết áp, tăng lipid
máu, đái tháo đường, hút thuốc. Tai biến thường giảm đi ở những người dùng thuốc
không liên tục.
- Bệnh mạch não: dễ gặp ở người trên 35 tuổi với tỷ lệ 37 ca/ 100.000 người/ năm.
- Trầm cảm, đòi hỏi phải ngừng thuốc khoảng 6%.
- Ung thư: chưa có mối liên quan với dùng thuốc.
5.2.1.4. Chống chỉ định
Cao huyết áp, các bệnh về mạch máu (như viêm tắc mạch) viêm gan, ung thư vú- tử cung,
đái tháo đường, béo bệu, phụ nữ trên 40 tuổi (vì dễ có tai biến về mạch áu).
5.2.1.5. Tương tác thuốc
Làm giảm tác dụng chống thụ thai
- Các thuốc gây cảm ứng enzym chuyển hóa thuốc ở gan, làm tăng giáng hóa oestrogen
và progesteron: Rifampicin, phenytoin, phenobarbital.
- Các thuốc làm thay đổi vi khuẩn đường ruột, tăng thải trừ oestrogen -progesteron qua
phân: ampicilin, neomycin, tetracyclin, penicilin, cloramphenicol, nitrofuratoin.
Làm tăng độc tính đối với gan của thuốc chống thụ thai
Các thuốc chống trầm cảm loại 3 vòng, IMAO, troleandromycin
5.2.1.6. Chế phẩm
Có rất nhiều loại. Thí dụ:
- Marvelon 21: viên có Desogestrel 150 mcg + Ethinylestradiol 30 mcg.
Mỗi vỉ có 21 viên thuốc + 7 viên không thuốc
- Nordette: mỗi viên có Levonorgestrel 1 50 mcg + Ethinylestradiol 30 mcg.
- Rigevidon 21 + 7 và Rigevidon 21 + 7 “Fe” (sắt: Fe fumarat 25 mg): mỗi viên có
Levonnorgestrel 150 mcg + Ethinylestradiol 30 mcg.
- Tri- regol:
Hoạt chất 6 viên vàng 5 viên mơ chín 10 viên trắng
Levonorgestrel 0,05 mg 0,075 mg 0,125 mg
Ethinylestradiol 0,03 mg 0,04 mg 0,03 mg
Từ ngày thứ 5 sau kinh, viên vàng uống trước, sau đến viên màu mơ chín rồi viên trắng.
Nếu khoảng cách giữa hai viên trên 36 giờ thì không an toàn.
Thuốc thường đóng thành vỉ 21 viên có hoạt chất + 7 viên không có hoạt chất để uống
theo thứ tự, mỗi ngày uống 1 viên vào buổi chiều sau bữa ăn. Ngày bắt đầu thấy kinh, tính
là ngày thứ nhất, nếu vòng kinh là 28 ngày.
dược lý học 2007 - đại học Y Hà nội
(sách dùng cho sinh viên hệ bác sĩ đa khoa)
Nếu hôm trước quên, thì hôm sau uống bù. Nếu gián đoạn quá 36 giờ, tác dụng không
đảm bảo.
5.2.2. Thuốc tránh thai có progesteron đơn thuần
5.2.2.1 Cơ chế
Do chỉ có progesteron, nên tác dụng chủ yếu là ở ngoại biên: thay đổi dịch nhày cổ tử
cung và làm kém phát triển niêm mạc nội mạc tử cung. Hiệu quả tránh thai không bằng
thuốc phối hợp.
Hiệu lực chỉ có sau 15 ngày dùng thuốc, và chỉ đảm bảo nếu uống đều, không quên.
Thường để dùng cho phụ nữ có bệnh gan, tăng huyết áp, đã có viêm tắc mạch. Chậm kinh,
bệnh tâm thần.
5.2.2.2. Tai biến
- Do không có oestrogen nên không có tai biến tim mạch
- Rối loạn kinh nguyệt. Thường xảy ra trong năm đầu, là nguyên nhân gây bỏ thuốc. Dần
dần kinh nguyệt sẽ trở về bình thường sau 1 năm.
- Nhức đầu, chóng mặt, phù, tăng cân.
5.2.2.3. Chống chỉ định
Do thuốc có tác dụng làm khô niêm mạc dịch âm đạo, cho nên không dùng cho phụ nữ
dưới 40 tuổi.
5.2.2.4. Chế phẩm và cách dùng
Tất cả đều là loại norsteroid
Loại liều cao:
Dùng không liên tục, uống từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 25 của chu kỳ, được dùng cho
những phụ nữ có tai biến mạch, hoặc phụ nữ trên 50 tuổi, tai b iến về mạch thường cao.
- Không dùng cho người có cao huyết áp, đái tháo đường hoặc có lipid máu cao.
- Các chế phẩm: Lynesterol, Orgametrin viên 5 mg, uống 2 viên/ ngày.
Loại liều thấp
Dùng liên tục hàng ngày, ngay cả khi thấy kinh. Chỉ định cho những ngư ời không dùng
được oestrogen, hoặc có chống chỉ định với thuốc tránh thai loại phối hợp.
Các chế phẩm
. Norgesstrel (Microval) viên 0,03 mg. Uống 1 viên/ ngày
. Lynestrenol (Exluton) viên 0,5 mg. Ngày đầu thấy kinh bắt đầu uống, uống liên tục 28
ngày.
Các thuốc khác
dược lý học 2007 - đại học Y Hà nội
(sách dùng cho sinh viên hệ bác sĩ đa khoa)
- Các polyme tổng hợp, các vi nang silastic có mang thuốc chống thụ thai được cấy, ghép
vào cơ thể, có thể giải phóng một lượng thuốc ổn định vào máu suốt trong 6 tháng.
- Các loại kem và thuốc sủi bọt có tác dụng tại chỗ, dùng bôi vào các màng ngăn hoặc
bơm vào âm đạo trước khi giao hợp để diệt tinh trùng.
- Ortho- crem; có acid ricinoleic, acid boric và lauryl natri sulfat.
- Nonoxynol- 9: chứa nonylphenoxy- polytoxyetanol.
Thuốc tránh thai dùng cho nam giới
Thuốc ức chế sản xuất tinh trùng: t uy có nhiều hướng nghiên cứu, nhưng cho tới nay chưa
có một thuốc nào có hiệu quả và an toàn.
5.2.3. Thuốc tránh thai sau giao hợp. Còn gọi là viên tránh thai khẩn cấp
Dùng thuốc phối hợp hoặc một mình estrogen trong vòng 72 giờ có hiệu quả tới 99%.
Ethinyl estradiol 2,5 mg  2 lần/ ngày  5 ngày; Diethylstilbestrol 50 mg/ ngày  5 ngày:
Norgestrel 0,5 mg ethinyl estradiol 0,05 mg 2 viên  2 lần/ 2 giờ.
Thuốc có thể tác dụng theo nhiều cơ chế: ức chế hoặc làm chậm phóng noãn; làm nội mạc
tử cung không tiếp nhận được trứng; sản xuất dịch nhầy cổ tử cung, làm giảm sự xâm
nhập của tinh trùng; cản trở sự di chuyển của tinh trùng, trứng trong vòi tử cung.
Tác dụng phụ 40% buồn nôn và nôn (dùng kèm thuốc chống nôn) nhức đầu, chóngmặt,
căng vú, đau bụng, chuột rút . Vì phải dùng liều cao nên có nhiều tác dụng phụ, tránh sử
dụng rộng rãi (FDA của Mỹ không cho dùng).
. Postinor (thuốc được dùng ở Việt nam). Mỗi viên chứa Levononorgestrel (progesteron)
0,75 mg. Dùng cho phụ nữ giao hợp không có kế hoạch. Nếu có giao hợ p thường xuyên,
nên dùng loại thuốc phối hợp.
Liều dùng: uống 1 viên trong vòng 1 giờ sau giao hợp. Nếu có giao hợp lại, uống thêm 1
viên sau viên đầu 8 giờ. Nói chung, hàng tháng uống không quá 4 viên.
Chống chỉ định: đang có thai hoặc nghi ngờ có thai, chảy máu âm đạo chưa rõ nguyên
nhân, bệnh gan- thận, có tiền sử carxinom vú, buồng trứng hoặc tử cung.
Lợi ích không liên quan đến tác dụng tránh thai
Sau hàng chục năm dùng thuốc tránh thai phối hợp, ngoài hiệu quả tránh thai cao (tới 98 -
99%), người ta còn nhận thấy 1 số lợi ích sau của thuốc:
- Làm giảm nguy cơ u nang buồng trứng, ung thư buồng trứng và nội mạc tử cung sau 6
tháng dùng thuốc. Sau 2 năm dùng thuốc tỷ lệ mới mắc giảm tới 50%.
- Làm giảm u lành tính tuyến vú.
- Làm giảm các bệnh viêm nhiễm vùng hố chậu.
- Điều hòa được kinh nguyệt, làm giảm mất máu khi thấy kinh, do đó giảm được tỷ lệ
thiếu máu thiếu sắt.
dược lý học 2007 - đại học Y Hà nội
(sách dùng cho sinh viên hệ bác sĩ đa khoa)
- Giảm được tỷ lệ loét tiêu hóa, viêm khớp dạng thấp, cải thiện được trứng cá, rậm lông.
câu hỏi tự lượng giá
1. Trình bày tác dụng sinh lý của T3- T4 và áp dụng điều trị.
2. Trình bày cơ chế tác dụng và áp dụng điều trị của thuốc kháng giáp trạng tổng
hợp.
3. Trình bày tác dụng và cơ chế tác dụng của insulin
4. Phân tích các tác dụng sinh lý, tai biến, cách theo dõi và đề phòng tai biến của
glucocorticoid.
5. Phân tích và so sánh tác dụng chống viêm của steroid (glucocorticoid) và thuốc
chống viêm không phải steroid.
6. Trình bày cơ chế tác dụng chống dị ứng và ức chế miễn dịch của glucocorticoid.
7. Giải thích về các chỉ định và chống chỉ định của glucocortico id.
8. Trình bày về những điểm cần chú ý khi dùng glucocorticoid.
9. Trình bày chỉ định và chống chỉ định của testosteron.
10.Dựa vào tác dụng sinh lý của estrogen, phân tích chỉ định và chống chỉ định của
estrogen.
11. Phân tích cơ chế tác dụng và áp dụng lâm sàng của thuốc kháng estrogen clomifen
và tamoxifen.
12.Dựa vào tác dụng sinh lý, phân tích chỉ định và chống chỉ định của progesteron.
13. Trình bày cơ chế tác dụng và áp dụng lâm sàng của thuốc kháng progesteron:
mifepriston.
14. Trình bày cơ chế tác dụng của thuốc tránh t hai phối hợp. Các loại thuốc phốihợp?
15. Phân tích cơ chế tác dụng, ưu nhược điểm của thuốc tránh thai có progesteron đơn
thuần.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_duoc_ly_lam_sang_bai_35_hormon_va_thuoc_khang_horm.pdf