Bài giảng Dẫn luận ngôn ngữ - Chương IV: Ngữ pháp
NỘI DUNG
A. PHƯƠNG THỨC NGỮ PHÁP
B. PHẠM TRÙ NGỮ PHÁP
C. QUAN HỆ NGỮ PHÁP
D. CÁC ĐƠN VỊ CÚ PHÁP
DHTM_TMUPHƯƠNG THỨC NGỮ PHÁP
Phương thức ngữ pháp là những biện
pháp hình thức chung nhất thể hiện
nghĩa ngữ pháp.
1. Phương thức phụ gia
Phương thức phụ gia là dùng phụ tố
liên kết vào căn tố để thể hiện nghĩa
ngữ pháp.
DHTM_TM
ỉ quan hệ sở hữu) Tôi sẽ đi bằng xuồng (bằng: chỉ phương tiện) DHTM_TMU 5. Phạm trù ngôi Ngôi là phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị vai giao tiếp của chủ thể hành động. Chủ thể của hành động nói ở động từ có thể là: - Người nói (ngôi 1) - Người nghe (ngôi 2) - Người hay vật không tham gia đối thoại (ngôi 3) Trong tiếng Anh, ngôi của động từ có thể được thể hiện bằng các phương thức ngữ pháp sau: - Thể hiện ngôi bằng phụ tố: Ví dụ: He (She) reads book (phụ tố -s chỉ ngôi 3 số ít) - Thể hiện ngôi bằng trợ động từ to be (động từ đã hư hóa). Mang các ngôi khác nhau, trợ động từ phải thay đổi căn tố: I am teaching (am: ngôi 1 số ít) Động từ tiếng Việt không có phạm trù ngôi. Dù biểu thị hành động của vai giao tiếp nào, chúng vẫn giữ nguyên hình thức ngữ âm như trong từ điển. DHTM_TMU 6. Phạm trù thời Thời là phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị quan hệ giữa hành động với thời điểm phát ngôn hoặc một thời điểm nhất định nêu ra trong lời nói. a. Khi phạm trù thời biểu thị quan hệ giữa hành động với thời điểm phát ngôn, ta gọi đó là thời tuyệt đối. Về đại thể, các ngôn ngữ phân biệt thành ba thời: - Thời (thì) qúa khứ, cho biết hành động xảy ra trước thời điểm phát ngôn. Ví dụ: I met her yesterday. (Tôi đã gặp cô ta hôm qua.) - Thì hiện tại, cho biết hành động đang diễn ra ngay trong thời điểm phát ngôn. Ví dụ: I smell something burning. (Tôi ngửi thấy có cái gì đang cháy) - Thì tương lai, cho biết hành động diễn ra sau thời điểm phát ngôn. Ví dụ: I’m sure he’ll come back. (Tôi tin chắc rằng anh ấy sẽ quay lại.) DHTM_TMU b. Thời tương đối biểu thị quan hệ giữa hành động với một thời điểm nhất định nêu ra trong lời nói. Ví dụ: I thought he would come. (Tôi đã tưởng rằng anh ấy sẽ tới.) Trong ví dụ trên, thì tương lai của động từ come (tới) là tương lai trong quá khứ, biểu thị mối quan hệ của hành động mà động từ biểu thị với hành động thought (đã tưởng). Số nghĩa ngữ pháp của phạm trù thời trong các ngôn ngữ không giống nhau. Ví dụ tiếng Bungari có 27 thời, tiếng Anh có khoảng 12 thời. DHTM_TMU c. Trong tiếng Việt có 7 hư từ biểu thị thời gian: - đã: biểu thị nghĩa quá khứ chung. - từng: biểu thị nghĩa quá khứ xa, đồng thời cho biết hành động đã kết thúc trước thời điểm phát ngôn. - vừa, mới: biểu thị nghĩa quá khứ gần, đồng thời cho biết hành động có thể vẫn tiếp tục trong thời điểm phát ngôn. Ví dụ:Tôi vừa đến lúc nãy. - đang: biểu thị thì hiện tại. - sẽ: biểu thị thì tương lai chung. - sắp: biểu thị nghĩa tương lai gần, đồng thời cho biết hành động chắc chắn sẽ xảy ra. Tuy nhiên, tiếng Việt có thể không cần các hư từ trên mà vẫn diễn tả được hành động xảy ra ở quá khứ, hiện tại hay tương lai. DHTM_TMU QUAN HỆ NGỮ PHÁP 1. Khái niệm quan hệ ngữ pháp Quan hệ ngữ pháp là quan hệ hình tuyến giữa các từ tạo ra những tổ hợp từ có khả năng được vận dụng độc lập, được xem là dạng rút gọn của một kết cấu phức tạp hơn và có ít nhất một thành tố có khả năng được thay thế bằng từ nghi vấn. Ví dụ: Áo này đẹp. Từ “áo” kết hợp với từ “này”, từ “đẹp” tạo thành một tổ hợp. Mối quan hệ giữa từ “áo” với các từ trên đã xác định được giá trị lâm thời (giá trị chức năng) của nó: “áo” có chức năng chủ ngữ. Ta gọi quan hệ hình tuyến giữa các từ như trên là quan hệ ngữ pháp. DHTM_TMU 2. Các loại quan hệ ngữ pháp Có ba loại quan hệ ngữ pháp: a. Quan hệ đẳng lập: Quan hệ đẳng lập là quan hệ giữa các thành tố không phụ thuộc vào nhau trong đó chức vụ cú pháp của các thành tố chỉ được xác định khi đặt toàn bộ tổ hợp do chúng tạo nên vào một kết cấu lớn hơn. Ví dụ: tổ hợp “mẹ và con” gồm hai thành tố: “mẹ”, “con” có quan hệ đẳng lập với nhau. Chức vụ của từng thành tố chỉ được xác định khi đặt tổ hợp đó vào những kết cấu lớn hơn. So sánh: - Mẹ và con cùng đi chơi. (“mẹ”, “con” làm chủ ngữ) - Họ thấy mẹ và con. (“mẹ”, “con” là bổ ngữ) - Những người chăm chỉ là mẹ và con nhà ông Ba. (“mẹ”, “con” là vị ngữ) DHTM_TMU b.Quan hệ chính phụ: Quan hệ chính phụ là quan hệ phụ thuộc một chiều giữa một thành tố chính với một thành tố phụ, trong đó chức vụ cú pháp của thành tố chính chỉ được xác định khi đặt toàn bộ tổ hợp chính phụ vào một kết cấu lớn hơn, còn chức vụ của thành tố phụ có thể được xác định mà không cần điều kiện ấy. Ví dụ: “học tiếng Anh” là một tổ hợp mang quan hệ chính phụ trong đó “học” là thành tố chính, “tiếng Anh” là thành tố phụ. Trong tổ hợp trên “tiếng Anh” có chức vụ làm bổ ngữ cho động từ “học”, còn thành tố chính có chức năng gì phải tùy thuộc vào kết cấu nó tham gia. So sánh: - Chúng tôi học tiếng Anh (“học” là vị ngữ) - Học tiếng Anh rất có ích (“học” là chủ ngữ) DHTM_TMU c. Quan hệ chủ vị: Quan hệ chủ - vị là quan hệ giữa hai thành tố phụ thuộc lẫn nhau trong đó chức vụ cú pháp của cả hai đều có thể được xác định mà không cần đặt tổ hợp do chúng tạo nên vào một kết cấu lớn hơn. Ví dụ: “Xe chạy” là một tổ hợp mang quan hệ chủ - vị trong đó “xe” là chủ ngữ và “chạy” là vị ngữ. Cả hai thành tố đó qui định lẫn nhau, phụ thuộc vào nhau mà tồn tại, “xe” là chủ ngữ do nó được xác định bởi vị ngữ “chạy”, ngược lại “chạy” là vị ngữ do có chủ ngữ “xe” ở bên cạnh. Trong tổ hợp “Ồn quá!” thì dù đó là một câu, “ồn” cũng không thể là chủ hay vị vì nó đứng một mình, tạo thành câu một trung tâm DHTM_TMU CÁC ĐƠN VỊ CÚ PHÁP CỤM TỪ Dựa vào mức độ cố định của cụm từ, người ta phân biệt cụm từ thành hai loại: cụm từ cố định và cụm từ tự do. Cụm từ cố định là đối tượng nghiên cứu của từ vựng học. Ngữ pháp học chỉ quan tâm đến cụm từ tự do. Trong bài này, chúng tôi dùng thuật ngữ cụm từ để chỉ cụm từ tự do. Khái niệm cụm từ Cụm từ là tổ hợp từ hai thực từ trở lên có quan hệ ngữ pháp với nhau. Ví dụ: áo lụa Hà Đông làm bài tập Cụm từ có chức năng định danh như từ. Tuy có ý nghĩa cụ thể hơn, có cấu tạo phức tạp hơn nhưng cụm từ hoạt động trong lời nói như một từ. So sánh từ “áo” với cụm từ “áo lụa Hà Đông”, ta thấy cả hai đều gọi tên sự vật, tuy nhiên “áo” gọi tên sự vật trong dạng khái quát, “áo lụa Hà Đông” gọi tên sự vật trong dạng cụ thể. Trong lời nói, cụm từ và từ trên có chức năng như nhau, hoạt động như nhau. So sánh: Áo đã bẩn / Áo lụa Hà Đông đã bẩn. (Cụm từ và từ đều là chủ ngữ) Mẹ giặt áo / Mẹ giặt áo lụa Hà Đông (Cụm từ và từ đều là bổ ngữ) DHTM_TMU CÂU 1. Khái niệm câu Câu là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có khả năng thông báo một sự việc, một ý kiến, một tình cảm, một cảm xúc ... Khái niệm trên có hai điểm cần lưu ý: DHTM_TMU a. Câu là đơn vị có khả năng thông báo. Nhờ đặc điểm này, có thể phân biệt câu với những đơn vị nhỏ hơn nó (từ, hình vị, âm vị ... không có chức năng thông báo). Khả năng thông báo về hiện thực khách quan hay về tình cảm chủ quan được gọi là tính tình thái. Theo quan niệm truyề thống, tính tình thái được chia làm hai loại: - Tính tình thái khách quan là cách biểu hiện mối quan hệ của điều được thông báo đối với hiện thực khách quan (có thật hay không có thật, có thể hay không có thể, tất yếu hay ngẫu nhiên ...) Ví dụ: Nhiều tiền (có thật) Giá mà nhiều tiền nhỉ! (không có thật) - Tính tình thái chủ quan là cách biểu hiện thái độ của người nói đối với điều được thông báo (tin hay không tin, đồng ý hay không đồng ý, đánh giá, biểu cảm ...) Ví dụ: Sao mà ồn thế! (thể hiện thái độ không đồng ý, sự khó chịu với hiện thực “ồn”) DHTM_TMU Giá mà nhiều tiền nhỉ! (thể hiện sự mong muốn, ước mơ hiện thực “nhiều tiền” sẽ xảy ra) Tính tình thái được thể hiện bằng ngữ điệu (ngữ điệu nghi vấn, cảm thán, tường thuật ...), bằng từ tình thái như các động từ tình thái (dám, định, muốn ...), phó từ tình thái (lắm, quá, rất ...), trợ từ tình thái (à, ư, nhỉ, nhé ...), bằng dạng thức nhân xưng của động từ. Ví dụ: Trong phát ngôn “Anh đi ư ?” ta biết được hiện thực “anh đi” chưa xảy ra, người nói tỏ thái độ nửa luyến tiếc, nửa nghi vấn. Tính tình thái đó được thể hiện bằng ngữ điệu nghi vấn và từ tình thái “ư”. b. Trong các đơn vị có chức năng thông báo (văn bản, đoạn văn, câu), câu là đơn vị nhỏ nhất. DHTM_TMU 2. Phân loại câu Có nhiều cách phân loại câu: a. Phân loại câu theo cấu trúc cú pháp: Căn cứ vào các đặc điểm cấu trúc câu, người ta thường phân biệt các loại câu sau: - Câu đơn: là câu chỉ có một cụm chủ-vị. Ví dụ: Em bé đã ngủ rồi. C V - Câu phức là câu chứa từ hai cụm chủ-vị trở lên. Ví dụ: Nếu nó làm thì tôi cũng làm. DHTM_TMU b. Phân loại câu theo mục đích giao tiếp: Trong lời nói, người ta có thể dùng các phát ngôn để đạt được những mục đích giao tiếp khác nhau như: - mục đích hỏi của người nói. - mục đích nêu yêu cầu, nguyện vọng của người nói. - mục đích bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói. - mục đích kể lại các sự kiện hiện tượng ... Tương ứng với các mục đích trên là các kiểu câu, phát ngôn dưới đây: - Câu / phát ngôn nghi vấn: Ví dụ:- Tại sao đến giờ mà nó vẫn chưa về? DHTM_TMU - Câu / phát ngôn cầu khiến: Ví dụ:- Đi đi! Hãy đứng dậy và trả lời câu hỏi - Câu / phát ngôn cảm thán: Ví dụ:- Thôi, chết rồi! -Kinh khủng quá! - Câu / phát ngôn tường thuật: Ví dụ: Hôm qua, trời rét đậm. DHTM_TMU c. Phân loại câu theo đặc điểm quan hệ giữa nội dung của chúng với hiện thực: Căn cứ vào đặc điểm của mối quan hệ giữa nội dung câu với hiện thực, ta có thể phân loại câu, phát ngôn thành hai loại: - Câu / phát ngôn khẳng định là câu hoặc phát ngôn xác nhận hoặc có thiên hướng xác nhận sự tồn tại của sự vật, đặc trưng, sự việc ... trong hiện thực hay mong muốn chúng tôn tại trong hiện thực. Ví dụ: - Trời nắng, nóng quá! - Bên kia sông có bán nhiều loại hoa. - Câu / phát ngôn phủ định là câu hoặc phát ngôn không xác nhận, không có thiên hướng xác nhận hoặc không mong muốn một điều nào đó diễn ra. Ví dụ: - Nó không về quê. - Có bao giờ tôi đi xem phim đâu! - Nó mà đẹp gì! DHTM_TMU
File đính kèm:
- bai_giang_dan_luan_ngon_ngu_chuong_iv_ngu_phap.pdf