Bài giảng Công tác Kỹ sư - Chương VII: Văn bản khoa học kỹ thuật

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

2. TIỂU LUẬN, ĐỒ ÁN, LUẬN VĂN

3. BÀI BÁO KHOA HỌC KỸ THUẬT

4. BÁO CÁO THÍ NGHIỆM

5. THUYẾT MINH KỸ THUẬT

 

pdf18 trang | Chuyên mục: Công Tác Kỹ Sư | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Công tác Kỹ sư - Chương VII: Văn bản khoa học kỹ thuật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
CHƯƠNG VII 
 VĂN BẢN KHOA HỌC KỸ THUẬT 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
2. TIỂU LUẬN, ĐỒ ÁN, LUẬN VĂN 
3. BÀI BÁO KHOA HỌC KỸ THUẬT 
4. BÁO CÁO THÍ NGHIỆM 
5. THUYẾT MINH KỸ THUẬT 
I. KHÁI NIỆM CHUNG 
1. VĂN BẢN KHOA HỌC KỸ THUẬT LÀ GÌ: 
Trình bày bằng văn bản một nội dung khoa học kỹ 
thuật có đối tượng là các nhà chuyên môn 
2. ĐẶC ĐIỂM: 
 Ngắn gọn – rõ ràng – đầy đủ 
 Trung thực – chính xác 
 Phù hợp với trình độ của người đọc 
I. KHÁI NIỆM CHUNG 
3. PHÂN LOẠI: 
 - Luận văn/ Luận án tốt nghiệp (thạc sĩ/ tiến sĩ) 
 - Đồ án tốt nghiệp (cao đẳng/ đại học) 
 - Tiểu luận, đồ án môn học 
 - Bài báo khoa học 
 - Báo cáo thí nghiệm 
 - Thuyết minh kỹ thuật 
II- TIỂU LUẬN, ĐỒ ÁN, LUẬN VĂN 
1- Dàn bài chung: (đầy đủ – Luận văn, Đồ án TN) 
 Lời nói đầu: Giới thiệu lý do có tài liệu này (1 trang) 
 Lời giới thiệu: Tóm tắt nội dung (1 – 3 trang) 
 Nội dung: (Các chương mục của báo cáo ) 
 Kết luận: 
 Tài liệu tham khảo: 
 Phụ lục: 
 Mục lục (có thể đặt sau lời nói đầu) 
II- TIỂU LUẬN, ĐỒ ÁN, LUẬN VĂN 
2. Nội dung báo cáo 
 a. Nội dung (các chương mục): bao gồm 
 1. Phần tổng quan về vấn đề được nghiên cứu 
 2. Giới thiệu bài toán sẽ được g/q (thu gọn vấn đề) 
 3. Giới thiệu các phương án giải quyết 
 => Chọn phương án 
 4. Thiết kế, tính toán (có thể không ghi hay đưa vào phụ lục 
nếu thấy quá dài hay không có gì đặc sắc) 
 5. Báo cáo kết quả tính toán, thử nghiệm sản phẩm, giải 
thích KQ nếu cần 
II- TIỂU LUẬN, ĐỒ ÁN, LUẬN VĂN 
2- Nội dung báo cáo (tiếp): 
 b. Kết luận: bao gồm 
 1. tóm tắt lại KQuả của đề tài 
 2. Các giới hạn – phương án khắc phục 
 3. Khả năng ứng dụng – các phát triễn 
 c. Phụ lục: gồm tất cả các nội dung liên quan nhưng không 
để ở các chương mục (nội dung chính), vì nhiều lý do: 
 - Không phải do ta thực hiện 
 - dài và/hay không quan trọng – làm loãng nội dung 
chính. 
II- TIỂU LUẬN, ĐỒ ÁN, LUẬN VĂN 
3. Hình thức báo cáo (hoặc thuyết minh) 
 Trình bày rõ ràng, cẩn thận 
 Câu văn gọn, không dài dòng. 
 Sử dụng font chữ đơn giản, kiễu chữ hợp lý 
 Hình thức TIỂU LUẬN, ĐỒ ÁN MÔN HỌC, TỐT NGHIỆP đã 
được nhà trường quy định 
II- TIỂU LUẬN, ĐỒ ÁN, LUẬN VĂN 
3. Hình thức báo cáo: (tiếp) 
 Các đề mục, chương phải rõ ràng nhằm chia các khối lượng 
công việc rành mạch. 
 Việc chia các phần trong các chương cần thống nhất từ đầu 
đến cuối. 
 Ví dụ: Chương I 
 I.1 Khái niện chung: 
 I.1.a Định nghĩa: 
 I.1.b Tính chất: 
 II.1  
 II.1.a .. 
 Các chương II, chương III  cũng tương tự như trên. 
II- TIỂU LUẬN, ĐỒ ÁN, LUẬN VĂN 
4. Hình thức báo cáo: (tiếp) 
 Các công thức, hình vẽ phải đánh số thứ tự, ngay từ đầu bài viết hay theo 
từng chương. 
 Mục đích là để dễ theo dõi và gọi chúng lại ở các phần sau. 
 Các hình vẽ cần phải có chú giải. 
 Các hình vẽ và công thức không phải của mình thì cần phải làm các ký 
hiệu liên kết tài liệu tham khảo [...]. 
 Ví dụ: Công thức (5) hay hình (6) có thêm [1] & [2] ý nói lấy từ tài liệu 
tham khảo 1 và 2 ghi ở phần cuối báo cáo trong mục tài liệu tham khảo. 
 Tóm lại: 
 Các phần trích dẫn kể cả lời nói cần phải ghi rõ ràng, đầy đủ. 
Quy cách trình bày tài liệu tham khảo 
 CÔNG THỨC CHUNG: 
[] . . NXB , 
. 
[4]. Phạm Thị Cư, Trương Trọng Tuấn Mỹ, Lê Minh Cường. Bài tập 
Mạch điện 2. NXB ĐHQG tpHCM, 2000. 
[19]. Erik M.Schepers, Improving the vision of a robot soccer team, 
Master’sthesis, University of Twente, 2004, p36 
[20].  
[21]. Kui-Hong Park,Yong-Jae Kim,Jong-Hwan Kim, Modular Q-
learning based multi-agent cooperation for robot soccer, 
Robotics and Autonomous Systems 35 (2001), p109–122 
 Tác giả nước ngoài có thể viết tắt, ví dụ: Park K.H. 
II- TIỂU LUẬN, ĐỒ ÁN, LUẬN VĂN 
5. Tiểu luận, đồ án môn học: 
 Là một báo cáo có quy mô nhỏ, dùng để thể hiện khả năng 
chuyên môn hay là một phần của một công trình nghiên cứu. 
 => - Không cần lời mở đầu, chỉ có lời giới thiệu. 
 - Không cần tổng quan, giới thiệu trực tiếp vấn đề cần 
giải quyết 
 - Không cần phụ lục, chỉ tính toán trong nội dung chính 
 - Kết luận ngắn gọn nhằm đánh giá kết quả đạt được 
II- TIỂU LUẬN, ĐỒ ÁN, LUẬN VĂN 
6. BÀI TẬP LỚN: 
 - Tương tự ĐA môn học, nhưng đơn giản hơn. 
 - Là 1 phần của môn học có tính toán, thiết kế, nhằm giúp 
SV vận dụng tốt kiến thức môn học. 
 - Các đầu vào/ra của bài toán đã được xác định rõ ràng 
trong đầu đề. 
 => Chỉ cần phần giới thiệu mở đầu, không cần phần 
tổng quan về đề tài. 
 - Các nội dung còn lại có thể thực hiện đơn giản hơn. 
III- BÀI BÁO KHOA HỌC 
 Là công trình nghiên cứu có nội dung mới hay phân 
tích/tổng hợp nhiều tài liệu khoa học, đăng ở các tạp chí 
chuyên ngành. 
1- Đặc điểm: 
 Đối tượng: có chuyên môn sâu, am hiểu vấn đề 
 Quy định chặt chẽ về hình thức, nội dung 
 Ngắn gọn, chính xác, đầy đủ (đặc biệt là tài liệu tham khảo) 
III- BÀI BÁO KHOA HỌC (tiếp) 
2- Nội dung: có các phần: 
a. Tóm tắt (abstract): Phạm vi và các kết quả chính (khoảng 100 từ) 
b. Mở đầu (Introduction): 
Tổng quan về chủ đề, cấu trúc nội dung 
c. Nội dung chính: bao gồm: 
 - Mô tả bài toán - Phương án giải quyết 
 - Kết quả + so sánh các phương án khác (đã nhắc đến ở mở đầu) 
d. Kết luận (Conclusion) Tóm lược kết quả đạt được, hạn chế và đề nghị 
e. Tài liệu tham khảo: được trích dẫn 
IV- BÁO CÁO THÍ NGHIỆM 
1- Đặc điểm: 
 - Thường có mẫu quy định cả về hình thức, nội dung 
 - Cần trình bày đầy đủ các nội dung được yêu cầu 
 - Số liệu cần thể hiện độ chính xác 
2- Dàn bài: 
 a. Giới thiệu chung: nhấn mạnh mục đích của thí nghiệm 
 b. Nội dung các thí nghiệm: 
 c. Kết luận: Nhận xét chung về các thí nghiệm 
 d. Tài liệu tham khảo: 
 e. Phụ lục: (có thể có hay không) 
 f. Mục lục 
IV- BÁO CÁO THÍ NGHIỆM 
3- Nội dung các thí nghiệm: 
 báo cáo mỗi thí nghiệm có các mục: 
 - mục đích 
 - nguyên lý (kể cả công thức tính toán) 
 - sơ đồ – cách thức thực hiện 
 - số liệu thu được, tính toán, sai số 
 - nhận xét về kết quả thu được, trả lời các câu hỏi 
V- THUYẾT MINH KỸ THUẬT 
 Là một báo cáo nhằm giới thiệu một nội dung có tính kỹ 
thuật cho một mục đích cụ thể, có thể là: 
 - giới thiệu nguyên lý hoạt động hay hướng dẫn vận hành máy móc 
 - trình bày nội dung một dự án, đề tài để hội đồng thẩm định giá trị 
hay duyệt xét. 
1- Đặc điểm: 
 Đối tượng: có thể không có chuyên môn sâu 
 Hình thức, nội dung phụ thuộc mục đích của tài liệu 
 Rõ ràng, chính xác, tránh chi tiết rườm rà 
V- THUYẾT MINH KỸ THUẬT (tiếp) 
2- Nội dung: có các phần: 
a. Mở đầu (Introduction): 
Giới thiệu tóm tắt chủ đề, cấu trúc nội dung 
b. Nội dung chính: Phụ thuộc mục đích của tài liệu, chia làm 2 
nhóm: 
 1. Thuyết minh dự án: 
- Giới thiệu đề tài – đặt bài toán – các phương án + phương án được 
chọn – chi tiết phương án chọn – sơ lược giá thành – đánh giá hiệu 
quả dự kiến 
 2. Thuyết minh hoạt động, hướng dẫn sử dụng: 
Trình bày các nội dung cần thiết theo từng hạng mục của vấn đề 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_cong_tac_ky_su_chuong_vii_van_ban_khoa_hoc_ky_thua.pdf