Bài giảng Công tác Kỹ sư - Chương 5: Giải quyết vấn đề (Problem Solving)

1. Vấn đề là gì?

2. Geoge Polya và giải toán

3. Mô hình suy nghĩ sáng tạo (Productive

thinking model)

4. Hai công cụ cho giải quyết vấn đe

 

pdf28 trang | Chuyên mục: Công Tác Kỹ Sư | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 649 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Công tác Kỹ sư - Chương 5: Giải quyết vấn đề (Problem Solving), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
g 
- Consider special cases: Xem xét các trường hợp riêng (đặc biệt) 
- Use direct reasoning: Lý luận trực tiếp (từ giả thiết  kết luận) 
- Solve an equation: Đặt và giải phương trình 
V.2 George Polya và giải toán: 
1. Bốn nguyên tắc cho giải toán: 
b. Lập kế hoạch thực hiện (Devise a Plan): (tiếp) cũng có thể 
dùng các công cụ: 
- Look for a pattern: Tìm các kiểu mẫu (bài toán tương tự) 
- Draw a picture: Vẽ hình (sơ đồ) ra 
- Solve a simpler problem: Giải bài toán tương tự nhưng đơn giản hơn 
- Use a model: Dùng mô hình (bài toán mẫu) 
- Work backward: Làm việc ngược (từ ngỏ ra tìm ngược các điều kiện) 
- Use a formula: Dùng các công thức (liên quan) 
- Be creative, use your head/noggin: Hãy suy nghĩ, sáng tạo 
_______________________________________________________________ 
noggin: từ lóng cho head 
V.2 George Polya và giải toán: 
1. Bốn nguyên tắc cho giải toán: (tiếp) 
c. Thực hiện theo kế hoạch (Carry out the Plan): 
 thực hiện các công việc theo trình tự đã tìm được, 
kiểm tra lại tính đúng đắn sau mỗi bước 
V.2 George Polya và giải toán: 
1. Bốn nguyên tắc cho giải toán: (tiếp) 
d. Kiểm tra (look back): Phê phán lời giải để tìm lỗi, cải tiến, tổng 
quát hóa kết quả, các câu hỏi: 
- Còn phương pháp nào khác? 
- Thử lại phương pháp trên bài toán tương tự nhưng đơn giản hơn 
- Kiểm tra đơn vị (thứ nguyên), số số có nghĩa nếu kết quả tính bằng số 
- Xu hướng (trends): nếu thay đổi một yếu tố, kết quả có thay đổi theo 
hướng hợp lý? kiểm tra các trường hợp giới hạn (biên), các trường hợp 
đặc biệt (đã có đáp án) 
- Kiểm tra tính đối xứng (nếu có) 
- nếu có thể, làm thực nghiệm để kiểm tra 1 phần cũng tốt 
V.2 George Polya và giải toán: 
2. Heuristics: dùng để chỉ các phương pháp dựa vào kinh nghiệm hay trực 
giác, không được chứng minh đầy đủ để tìm lời giải, khám phá hay học 
tập. 
 •- Đặt ra các mục tiêu thành phần (Establish sub-goals) 
• - Xem xét các vấn đề tương tự (Try to recognize something familiar) 
• - Nhận dạng những nét (patterns) đã biết (Try to recognize patterns) 
• - Sử dụng tính tương đồng (Use an analogy) 
• - Thêm một số tính chất để đưa vè bài toán quen (Introduce something extra) 
• - Chia thành nhiều trường hợp (Take cases) 
• - Suy luận từ kết quả ngược về các điều kiện (Work backwards) 
• - Lý luận gián tiếp (Indirect reasoning) ví dụ như phương pháp phản chứng 
V.3 Mô hình suy nghĩ sáng tạo 
 Mô hình suy nghĩ sáng tạo (Productive thinking model) là phương pháp 
của GS TIM HURSON (Canada) để tìm ra nhiều lời giải, cơ hội có 
tính sáng tạo, mới mẻ. 
 Gồm 6 bước: 
 Bước 1: Cái gì đang xảy ra "What's Going On? 
 Bước 2: Thế nào là thành công "What's Success?" 
 Bước 3: Các câu hỏi "What's the Question?" 
 Bước 4: Tạo câu trả lời "Generate Answers" 
 Bước 5: Rèn lời giải "Forge the Solution" 
 Bước 6: Sắp xếp các tài nguyên "Align Resources" 
V.3 Mô hình suy nghĩ sáng tạo 
Bước 1: Cái gì đang xảy ra "What's Going On? 
 Nhận dạng lại bài toán để hiểu rõ hơn bằng cách xem xét lại các nội dung, 
gồm 5 bước nhỏ 
- Vấn đề ở đâu: "What's the Itch?" liệt kê lại toàn bộ các vấn đề hay cơ 
hội, chọn ra các nội dung chính 
- Nó có ảnh hưởng gì “What's the Impact?“ Đào sâu vào các nội dung để 
xem vấn đề sẽ gây ra hậu quả gì 
 - Thông tin gì “What's the Information?“ Mô tả chi tiết vấn đề. 
- Ai có liên quan "Who's Involved?" 
- Tầm nhìn "What's the Vision?“ xác định tầm ảnh hưởng khi đặt ra điều 
kiện ngược lại: nếu không có vần đề thì thế nào 
V.3 Mô hình suy nghĩ sáng tạo 
Bước 2: Thế nào là thành công "What's Success?“ 
 Xây dựng hình ảnh ngỏ ra mong muốn của vấn đề qua 5 câu hỏi 
- Thực hiện (Do): Lời giải sẽ làm được gì 
- Giới hạn (Restrictions): Lời giải sẽ không làm làm được gì 
- Đầu tư (Investment): Ta có thể hay sẽ phải bỏ (đầu tư) gì 
vào vấn đề 
- Giá trị (Values): Kết quả sẽ có những giá trị gì 
- Đầu ra cần thiết (Essential outcomes): Ngỏ ra cần đạt những 
gì 
V.3 Mô hình suy nghĩ sáng tạo 
Bước 3: Các câu hỏi "What's the Question?“ 
 Biến các thách thức trong bước 1, 2 thành các câu hỏi 
Bước 4: Tạo câu trả lời "Generate Answers“ 
 Sử dụng các công cụ sáng tạo trả lời các câu hỏi trong bước 3 
Bước 5: Rèn lời giải "Forge the Solution” 
 Làm cho các lời giải vững chắc (robust) hơn bằng cách kiểm tra các tính chất: 
- Tích cực (Positives): Những điểm nào tốt? 
- Phản biện – khách quan (Objections) Những điểm nào xấu? 
- Mở rộng (What else?) Lời giải gợi đến những gì mới? 
- Tăng cường (Enhancements) Có cách nào làm cái khá thành tốt hơn? 
- Cứu chữa (Remedies) Có cách nào sửa chữa cái dỡ khá hơn 
V.3 Mô hình suy nghĩ sáng tạo 
Bước 6: Sắp xếp các tài nguyên "Align Resources“ 
Chuyễn lời giải thành kế hoạch (plan) hành động, trong đó cần có: 
- Việc phải làm (to do lists) 
- Chỉ tiêu thời gian và công việc (timelines and milestones) 
- danh sách nhân sự cần (lists of people who need to get 
involved) 
- danh sách các việc còn phải xử lý tiếp tục (lists of issues 
that need further work) 
V.4 Hai công cụ cho giải quyết vấn đề 
 1. Bản đồ tư duy (Mindmap) 
 ĐN là công cụ giúp ta ghi chép ý tưởng, sau trở nên công cụ 
hình dung toàn diện 1 vấn đề, sử dụng trong nghiên cứu, tổ 
chức, giải quyết vấn đề. 
 2. Não công (Brainstorming) 
 Là một phương pháp nghiên cứu của nhóm, giúp tập thể tìm ra 
nhiều ý tưởng mới từ đó giải quyết vấn đề. 
V.4 Hai công cụ cho giải quyết vấn đề 
 a. Mô tả 
- Là công cụ giúp ta hình dung 
toàn diện 1 vấn đề, sử 
dụng trong nghiên cứu, tổ 
chức, giải quyết vấn đề. 
- Không giới hạn cách mô tả 
quan hệ, thường có dạng 
hình cây vẽ từ trung tâm. 
- Bao gồm: vấn đề nghiên cứu 
đặt ờ trung tâm, các 
nhánh chính chia ra 
nhánh phụ + ghi chú + ký 
hiệu đánh giá + liên hệ 
chéo 
1. Bản đồ tư duy (Mindmap): 
V.4 Hai công cụ cho giải quyết vấn đề 
b. Tính chất: 
- kích thích sáng tạo, thay đổi khi vẽ 
không thứ tự trên/dưới, trước/sau 
 (so sánh với liệt kê thông thường) 
- Trình bày tổng hợp khi dùng công cụ 
vẽ (màu sắc, hình ảnh, icon) + 
ghi chú các kiểu + lưu đồ. 
- Thuận lợi cho ghi lại suy nghĩ của 1, 
nhiều người về vấn đề 
1. Bản đồ tư duy (Mindmap): (Tiếp) 
V.4 Hai công cụ cho giải quyết vấn đề 
c. free software: 
 - Edraw mindmap  
 - Freemind  
1. Bản đồ tư duy (Mindmap): (Tiếp) 
V.4 Hai công cụ cho giải quyết vấn đề 
2. Não công (Brainstorming) 
 Là một phương pháp nghiên cứu của nhóm, giúp tập thể tìm ra 
nhiều ý tưởng mới từ đó giải quyết vấn đề. 
a. Các nguyên lý cơ bản: 
 mục đích tối đa số lượng và sự đa dạng của ý tưởng: 
- Chú trọng đến số lượng có được 
- tuyệt đối không phê phán 
- ủng hộ các ý tưởng phá cách 
- kết hợp các ý tưởng để cho ra ý tưởng mới 
- Vận dụng các phương pháp heuristics trong quá trình làm việc 
V.4 Hai công cụ cho giải quyết vấn đề 
2. Não công (Brainstorming) 
a. Các bước thực hiện: 
1. Đặt câu hỏi: Các câu hỏi cần cụ thể, rõ ràng. vấn đề lớn cần 
chia ra các câu hỏi nhỏ 
2. Viết thư mời: trong đó có mô tả vắn tắt vấn đề và các câu hỏi, 
kể cả ví dụ 
3. Lựa chọn người tham gia: số lượng < 10, bao gồm những hạt 
nhân + khách mời 
4. Chuẫn bị một số câu hỏi dẫn dắt: là các câu hỏi gợi ý, phát 
triễn hay kích thích thành viên 
V.4 Hai công cụ cho giải quyết vấn đề 
2. Não công (Brainstorming) 
b. Các bước thực hiện: (tiếp) 
5. Hướng dẫn khóa họp thu thập ý tưởng qua các giai đoạn: 
– giới thiệu vấn đề 
– đặt câu hỏi + ghi nhận, sử dụng các câu hỏi dẫn dắt khi không khí làm 
việc giảm sôi nổi. 
– Ưu tiên cho các thành viên mới 
– Ưu tiên cho ý tưởng kết hợp (associated idea) để khuyến khích hoàn 
thiện các ý tưởng 
– Ghi nhận, sắp xếp, loại bỏ các ý trùng lập, trình bày lại để tránh hiễu 
nhầm. 
V.4 Hai công cụ cho giải quyết vấn đề 
2. Não công (Brainstorming) 
b. Các bước thực hiện: (tiếp) 
6. Đánh giá và lựa chọn: 
– Không nhất thiết thay đổi thành phần cuộc họp khi đánh giá 
– Lời giải không yêu cầu vượt quá năng lực người tham dự, nếu không 
cần đưa yêu cầu này vào mục đầu tiên của lời giải . 
– Cần có cách quản lý tiến độ và mức độ của quá trình đánh giá để 
tránh quá trình tranh cải lòng vòng. Cách hay nhất là chia vấn đề và 
giải từng phần 
– Cần có đánh giá lại khi kết thúc từng phần để biết là ta đang tiến đế 
lời giải cuối cùng 
V.4 Hai công cụ cho giải quyết vấn đề 
2. Não công (Brainstorming) 
b. Các biến dạng: có rất nhiều 
1. Kỹ thuật nhóm đề cử (nominal group technique): 
 Với mỗi vấn đề nhỏ (phần hay giai đoạn), não công qua các bước: 
– Mỗi thành viên ghi ý kiến 
– Bỏ phiếu và sẽ thảo luận các ý tưởng có số phiếu cao 
2. Kỹ thuật góp ý vòng tròn (group passing technique): 
– Mỗi người viết ý tưởng của mình vào giấy và lấy ý kiến (viết) của tất 
cả mọi người. Sau đó sẽ mang ra thảo luận 
– Có năng suất cao nhất. Nhưng đòi hỏi tính chuyên nghiệp và tự giác. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_cong_tac_ky_su_chuong_5_giai_quyet_van_de_problem.pdf