Bài giảng Cờ vua - Dương Lê Bình
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa 1
Lời nói đầu 2-3
Danh mục những từ, thuật ngữ viết tắt 4
Chương 1: NHỮNG TRI THỨC CƠ BẢN TRONG CỜ VUA 5
1.1. Nguồn gốc, lịch sử phát triển, đặc điểm, tác dụng của môn Cờ Vua 5-9
1.2. Bàn cờ, quân cờ 9-11
1.3. Cách đi và ăn quân 12-15
1.4. Các nước đi đặc biệt trong cờ Vua 16-19
1.5. Hoàn thành ván cờ 19-20
1.6. Giá trị tương đối của các quân cờ 20
1.7. Một số thuật ngữ trong Cờ Vua 21
1.8. Kí hiệu và cách ghi chép biên bản trong thi đấu Cờ Vua 22-23
1.9. Luật Cờ Vua 23-25
Chương 2: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CÁC GIAI
ĐOẠN CỦA VÁN ĐẤU
26
2.1. Giai đoạn tàn cuộc 26-44
2.2. Giai đoạn khai cuộc 44-52
2.3. Giai đoạn trung cuộc 52-68
Chương 3: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CỜ VUA 68
3.1. Các nguyên tắc về phương pháp giảng dạy trong Cờ Vua. 68-72
3.2. Hình thức tổ chức giảng dạy trong Cờ Vua. 72-73
3.3. Trình tự giảng dạy trong Cờ Vua. 73-74
3.4. Kế hoạch giảng dạy Cờ Vua. 74-75
3.5. Cấu trúc giáo án lên lớp Cờ Vua. 75-76
Chương 4: PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THI ĐẤU VÀ TRỌNG TÀI
CỜ VUA
77
4.1. Nguyên tắc chung về phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài cờ vua 77
4.2. Phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài cờ vua 77-8083
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
MỤC LỤC 82-83
ột mức độ nào đó về các mặt mà đối tượng của kế hoạch chịu tác động, chi phối và phải hoàn thành. - Bước 4: Xây dựng nội dung: Liệt kê các công việc cần phải thực hiện. - Bước 5: Xác định những yêu cầu về cơ sở vật chất, dự trù kinh phí cho việc thực hiện kế hoạch. - Bước 6: Xây dựng chương trình: Là quá trình phân bố chi tiết nội dung công việc theo thời gian với các phương tiện, biện pháp và phương pháp đủ đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu và yêu cầu đã định. 3.5. Cấu trúc giáo án lên lớp Cờ Vua. Giáo án giờ lên lớp Cờ Vua có cấu trúc như sau: Giáo án số: - Người thực hiện: - Đối tượng giảng dạy: - Thời gian thực hiện giáo án: - Ngày thực hiện: - Nhiệm vụ: 1. ..................... 2. ................... - Yêu cầu: 76 1. .................... 2. ................... I. Bảng phân bổ nội dung giảng dạy theo thời gian. TT Nội dung Thời gian Hình thức tổ chức và phương pháp giảng dạy Phần mở đầu: Phần cơ bản: Phần kết thúc: II. Nội dung giảng dạy cụ thể: (ghi nội dung lý thuyết + các bài tập cờ cần thiết cho nội dung giờ học, danh mục tài liệu tham khảo hoặc trích dẫn....) Ký duyệt giáo án Ngày tháng năm 20 Người soạn giáo án GIÁO ÁN SỐ: .... Trường: Tổ (Bộ môn): ... 1. Tên bài: 2. Mục tiêu: 3. Địa điểm, phương tiện: 4. Tiến trình thực hiện (Nội dung v phương pháp giảng dạy) I. Phần chuẩn bị: II. Phần cơ bản: III. Phần kết thúc: Rút kinh nghiệm thực hiện giáo án. Quảng Ngãi, ngày. Tháng. năm Người thực hiện 77 * Câu hỏi ôn tập: 1. Các nguyên tắc và phương pháp giảng dạy cờ vua? 2. Trình tự giảng dạy trong cờ vua? * Câu hỏi thảo luận: 1. Kế hoạch giảng dạy trong cờ vua? Chương 4 PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THI ĐẤU VÀ TRỌNG TÀI CỜ VUA 4.1. Nguyên tắc chung về phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài cờ vua: 1. Luật cờ Vua không thể bao quát tất cả các tình huống xảy ra trong quá trình diễn biến một giải cờ Vua, một ván đấu cờ Vua, cũng như không thể quy định hết tất cả các vấn đề trong mọi tình huống xảy ra. Vì vậy về mặt nguyên tắc nếu có một tình huống xảy ra nhưng không được điều nào trong luật quy định rõ ràng, thì có thể nghiên cứu những tình huống tương tự được đề cập trong luật để tìm ra một giải pháp chính xác. 2. Các chỉ dẫn chung điều lệ giải, các quy định cụ thể trong việc hướng dẫn tổ chức thi đấu và lựa chọn trọng tài cờ Vua phải được xây dựng trên quan điểm cho rằng, các các cán bộ tổ chức quản lí, các cán bộ chuyên môn , các trọng tài đều có đủ trình độ cần thiết, có khả năng xét đoán lành mạnh và tinh thần khách quan tuyệt đối. 3. Khi tiến hành tổ chức bất kì một giải Cờ Vua nào (cấp đô nào) thì việc định ra các quy định, đưa ra các chỉ dẫn, thậm chí đưa ra các điều bổ sung trong điều lệ mang tính chi tiết có vai trò quan trọng, nhưng cần tuân thủ các quy tắc sau: a. Trong mọi trường hợp, điều lệ của một giải cờ vua không được có điều nào trái với luật Cờ Vua của Liên đoàn cờ Vua Việt Nam và luật chính thức của FIDE quy định. b. Quy định, chỉ dẫn, điều lệ giải của mỗi cấp “tỉnh, thành, ngành” chỉ được áp dụng trong phạm vi của cấp đo và không có giá trị cho bất kì giải đấu nào do liên đoàn cờ Việt nam, FIDE tổ chức . 4.2. Phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài cờ vua: 78 Để có thể tiến hành tổ chức một giải thi đấu cờ vua, thông thường phải thực hiện theo các bước cơ bản thuộc ba vấn đề sau: - Chuẩn bị trước giải đấu. - Tổ chức và điều hành giải đấu - Công tác tổng kết sau giải đấu. 4.2.1. Chuẩn bị trước khi tổ chức giải cờ vua: Nôi dung chính gồm: Bước 1: Lập kế hoạch: Thời gian của giải đấu, quy mô, những dự kiến về mặt kinh phí tổ chức. Kế hoạch này cần được phê duyệt của cơ quan chủ quản và nằm trong kế hoạch năm của đơn vị. Bước 2: Triển khai kế hoạch: Đây là một bước quan trọng trong quá trình tổ chức. Tuỳ thuộc vào quy mô, cấp độ tổ chức. Thông thường gồm các nội dung sau: - Thành lập ban tổ chức giải: Tùy thuộc vào quy mô, hình thức tổ chức giải cờ vua mà thành phần ban tổ chức một giải Cờ Vua bao gồm: + Các cấp lãnh đạo chủ quản + Đại diện cơ quan tài trợ giải + Lực lượng đảm bảo yếu tố cơ sở vật chất, hậu cần + Lực lượng đảm bảo yếu tố thông tin, tuyên truyền + Lực lượng an ninh, y tế phục vụ giải + Lực lượng đảm bảo yếu tố chuyên môn - Ban tổ chức ra điều lệ giải: song song với việc thành lập ban tổ chức là sự chuẩn bị điều lệ giải do cán bộ tổ chức, cán bộ chuyên môn cờ vua đảm nhiệm - Thông tin tuyên truyền về giải đấu: sau khi điều lệ giải đã được ban tổ chức ban hành, thì công việc tiếp theo phải là sự vận đông, tuyên truyền cho giải đấu; gửi điều lệ xuống cơ sở; thu nhận các ý kiến phản hồi từ các cơ sở đó và bước đầu nắm những thông tin về số lượng người tham dự, đối tượng tham dự, những thuận lợi và các khó khăn của đợn vị trong việc tham dự giải cũng như nhũng điều bất hợp lý trong điều lệ giải đã xây dựng; Tiến hành tuyên truyền giải 79 - Chuẩn bị cơ sở vật chất: đây là một nội dung quan trọng, đảm bảo cho công việc tổ chức giải ở bất kì cấp độ nào. Tùy thuộc vào quy mô, hình thức, tính chất mà kinh phí phục vụ giải cũng như cơ sở vật chất giải đấu có mức độ tương ứng - Chuẩn bị chuyên môn: Công việc chuẩn bị chuyên chủ yếu thuộc về cán bộ chuyên môn Cờ Vua, công tác chuẩn bị bao gồm: + Lập chương trình thi đấu + Chuẩn bị cho cuộc họp chuyên môn với các HLV – lãnh đạo đội: đây là một khâu quan trọng cần thiết phải tiến hành và cần phải có sựu chuẩn bị kĩ lưỡng. + Bốc thăm thi đấu vòng 1 + Tập huấn trọng tài 4.2.2. Tổ chức và điều hành giai đấu: Việc tiến hành tổ chức và điều hành giải đấu phải theo tuần tự sau: - Bước 1: Chuẩn bị cho ván đấu. + Sắp xếp biển tên các VĐV tại mỗi bàn đấu trước mỗi vòng đấu và tránh nhầm lẫn màu quân của các VĐV theo kết quả bốc thăm đã định. + Kiểm tra vị trí bàn cờ, vị trí các quân ở trạng thái ban đầu của mỗi bàn cờ. + Đặt thời gian kiểm tra trên đồng hồ chuyên dụng. Sau mỗi ván đấu: + Ghi nhận kết quả của tất cả các ván đấu tại khu vực mà mình phụ trách, vào biểu kiểm kê kết quả của mỗi vòng đấu, và chịu trách nhiệm chính về độ chính xác của kết quả đó. + Nộp lại biên bản thi đấu của các đấu thủ, ghi nhận kết quả ván đấu, kiểm tra chữ kí cũng như đặt lại đồng hồ cho vòng đấu sau. - Bước 2: Điều hành ván đấu. Quá trình điều hành ván đấu chủ yếu do các trọng tài bàn. Do tính chất thi đấu của ván cờ thường kéo dài trong điều kiện tĩnh lặng mà trọng tài phải tập trung chú ý cao nên dễ buồn ngủ, cũng như thiếu tập trung do vậy trọng tài có thể di chuyển quanh khu vực được phân công nhưng tránh đi lại quá nhiều làm ảnh hưởng đến đấu thủ. - Bước 3: Tổng kiểm tra sự ghi nhận kết quả các ván đấu. 80 - Đây là trách nhiệm của tổng trọng tài và thư kí, trọng tài kỹ thuật. Thông thường để tăng độ chính xác và tạo điều kiện cho việc kiểm tra kết quả ván đấu, tại mỗi bàn đấu sau khi ván đấu kết thúc, các trọng tài bàn ngoài việc ghi nhận kết quả trong biên bản cần phải để lại dấu hiệu kết thúc ván đấu tại bàn cờ bằng cách : + Trong trường hợp trắng thắng: Để quân Vua trắng ở giữa bàn cờ. + Trong trường hợp đen thắng: Để quân Vua đen ở giữa bàn cờ + Trong trường hợp hoà cờ: Để cả hai quân Vua trắng và Đen ở giữa bàn cờ. - Bước 4:Bốc thăm thi đấu cho vòng đấu sau. - Bước 5:Thống báo kết quả bốc thăm và kết quả vòng đấu 4.2.3. Công tác tổng kết sau giải: - Ghi nhận kết quả toàn giải và sắp xếp thứ hạng theo điều lệ giải qui định. - Tiến hành tổng kết chuyên môn của giải đấu. * Câu hỏi ôn tập: Phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài cờ vua? 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đàm Quốc Chính (chủ biên) (1999), Giáo trình Cờ Vua, tài liệu dành cho SVCS Đại học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội. 2. Đàm Quốc Chính (chủ biên)(2004), Giáo trình Cờ Vua, giáo trình Cao đẳng Sư phạm, NXB ĐHSP. 3. Lê Văn Tiền (chủ biên), Nguyễn Văn Tri (2010), Giáo trình Cờ Vua, NXB TDTT. 4. Bobby Fischer Teaches Chess (1972), Rèn luyện kỹ năng chiếu hết, NXB Đồng Nai. Dịch Lê Phúc Trần Tú. 5. Mai Luân (2008), 273 Bài tập thực hành Cờ Vua, NXB TDTT. 6. Liên đoàn cờ Việt Nam (2008), Các dạng tàn cuộc căn bản nhất, NXB Hà Nội 7. Dlôtnhic 1996, Cờ vua: Khoa học - Kinh nghiệm -Trình độ, NXB TDTT, Hà Nội. Dịch Đàm Quốc Chính. 8. Ia.B. Extrin (1998), Lý thuyết và thực hành Cờ Vua, NXB TDTT, Hà Nội. Dich: Phùng Duy Quang. 9. A.Koblentz (1993), Cờ vua chiến lược và chiến thuật mấy bài học cơ bản , Liên đoàn Cờ Thành phố Hồ Chí Minh. 10. A.I. Nhímovich (1985), Hệ thống của tôi, NXB Tổng hợp, TP Hồ Chí Minh. Dịch: Lương Trọng Minh. 11. Pokipovka (1991), Các bài tập cờ thế, NXB Tổng hợp, TP Hồ Chí Minh. 82 MỤC LỤC Trang Trang bìa 1 Lời nói đầu 2-3 Danh mục những từ, thuật ngữ viết tắt 4 Chương 1: NHỮNG TRI THỨC CƠ BẢN TRONG CỜ VUA 5 1.1. Nguồn gốc, lịch sử phát triển, đặc điểm, tác dụng của môn Cờ Vua 5-9 1.2. Bàn cờ, quân cờ 9-11 1.3. Cách đi và ăn quân 12-15 1.4. Các nước đi đặc biệt trong cờ Vua 16-19 1.5. Hoàn thành ván cờ 19-20 1.6. Giá trị tương đối của các quân cờ 20 1.7. Một số thuật ngữ trong Cờ Vua 21 1.8. Kí hiệu và cách ghi chép biên bản trong thi đấu Cờ Vua 22-23 1.9. Luật Cờ Vua 23-25 Chương 2: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CÁC GIAI ĐOẠN CỦA VÁN ĐẤU 26 2.1. Giai đoạn tàn cuộc 26-44 2.2. Giai đoạn khai cuộc 44-52 2.3. Giai đoạn trung cuộc 52-68 Chương 3: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CỜ VUA 68 3.1. Các nguyên tắc về phương pháp giảng dạy trong Cờ Vua. 68-72 3.2. Hình thức tổ chức giảng dạy trong Cờ Vua. 72-73 3.3. Trình tự giảng dạy trong Cờ Vua. 73-74 3.4. Kế hoạch giảng dạy Cờ Vua. 74-75 3.5. Cấu trúc giáo án lên lớp Cờ Vua. 75-76 Chương 4: PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THI ĐẤU VÀ TRỌNG TÀI CỜ VUA 77 4.1. Nguyên tắc chung về phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài cờ vua 77 4.2. Phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài cờ vua 77-80 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 MỤC LỤC 82-83
File đính kèm:
- bai_giang_co_vua_duong_le_binh.pdf