Bài giảng Bóng bàn - Hồ Văn Cường

MỤC LỤC

 Trang

Bìa: Bài giảng môn bóng bàn .1

Lời nói đầu .2-3

Chữ viết tắc dùng trong bài giảng .4

Chương 1. Lý thuyết chung

1.1. Lịch sử ra đời và quá trình phát triển môn bóng bàn .5-10

1.2. Lý luận chung về đánh bóng 11-19

1.3. Các kỹ thuật cơ bản và phương pháp giảng dạy bóng bàn .20-25

1.4. Một số chiến thuật cơ bản trong bóng bàn .26-28

1.5. Kỹ chiến thuật đánh đôi 29-31

1.6. Phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài môn bóng bàn 32-40

Chương 2. Thực hành kỹ thuật bóng bàn

2.1. Kỹ thuật giao bóng và đỡ giao bóng .41-46

2.2. Kỹ thuật tấn công

2.2.1. Kỹ thuật tấn công thuận tay . .47-52

2.2.2. Kỹ thuật tấn công trái tay .53-54

2.3. Kỹ thuật phòng thủ

2.3.1. Kỹ thuật chặn bóng . .55

2.3.2. Kỹ thuật đẩy bóng. . .56

2.3.3. Kỹ thuật gò bóng . .57-58

2.3.4. Kỹ thuật cắt bóng . .59-61

2.4. Kỹ thuật di chuyển 62-63

2.5. Hướng dẫn giảng dạy thực hành bóng bàn .64-65

* Phụ lục: Luật bóng bàn .66-96

* Tài liệu tham khảo 97

* Mục lục .98

 

doc99 trang | Chuyên mục: Giáo Dục Thể Chất | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Bóng bàn - Hồ Văn Cường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 đoàn có đấu thủ tham gia một giải quốc tế mở rộng đều có quyền tham sự cuộc rút thăm và tham gia ý kiến trong những thay đổi của bảng rút thăm hoặc với các quyết định khiếu nại mà có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các đấu thủ của họ.
3.7.2.2 Một Liên đoàn khách mời có quyền đề cử ít nhất một đại diện vào ban điều hành của bất cứ trận đấu quốc tế nào mà họ tham dự.
3.7.3. Đăng ký
3.7.3.1 Các mẫu đơn đăng ký của các giải quốc tế mở rộng phải được gửi tới tất cả các Liên đoàn chậm nhất là trước 2 tháng trước khi bắt đầu cuộc thi và chậm nhất là 1 tháng trước ngày hết hạn nhận đơn đăng ký.
3.7.3.2 Tất cả những đăng ký mà các Liên đoàn gửi tới các cuộc thi đấu mở rộng đều phải được nhận, nhưng những người tổ chức có quyền chỉ định những người tham gia cuộc thi đấu loại; trong quyết định phân bổ này họ phải tính đến bảng thành tích xếp hạng thích hợp của Liên đoàn bóng bàn thế giới và của Liên đoàn Châu cũng như thứ tự xếp hạng trong đăng ký nêu rõ của Liên đoàn đề cử.
3.7.4 Các môn thi đấu
3.7.4.1 Những giải Vô địcch quốc tế mở rộng sẽ gồm các môn thi đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ, và có thể là đôi nam nữ và thi đấu đồng đội quốc tế cho các đội đại diện cho các Liên đoàn.
3.7.4.2 Trong các giải mang danh nghĩa Thế giới đấu thủ trong độ tuổi trẻ, thiếu niên và nhi đồng có thể dưới 21 tuổi, dưới 18, dưới 15 tính đến ngày 31 tháng 12 của năm mà giải đó được tổ chức, giới hạn của các độ tuổi này được đề xuất để phù hợp với các môn thi đấu và trong những giải thi đấu khác. 
3.7.4.3 Đề xuất các trận thi đấu đồng đội của các giải quốc tế mở rộng có thể sử dụng trong các thể thức như qui định ở điều 3.7.6; trong mẫu đơn đăng k? hay điều lệ phải trình bày rõ là đấu theo thể thức nào.
3.7.4.4 Những môn thi đấu cá nhân thích hợp là đấu theo nguyên tắc chính loại trực tiếp, còn những môn thi đấu đồng đội và những vòng loại của các giải cá nhân thì có thể đấu loại trực tiếp hay đấu theo nhóm.
3.7.5 Thi đấu theo nhóm
3.7.5.1 Trong cuộc thi đấu của ảnh hưởng nhóm hay thi đấu vòng tròn(*) “round robin”
, tất cả các thành viên trong nhóm đều phải đấu với nhau và mỗi trận thắng được 2 điểm, mỗi trận đấu thua được 1 điểm và 0 điểm nếu không đấu hoặc không kết thức trận đấu; thứ tự xếp hạng sẽ được xác định chủ yếu dựa trên số điểm thi đấu đạt được.
3.7.5.2 Nếu có 2 hoặc nhiều thành viên của nhóm đạt được cùng số điểm như nhau thì vị trí tương quan của các thành viên đó sẽ được xác định chỉ dựa trên kết quả các trận thi đấu giữa họ với nhau bằng cách xem xét lần lượt những số điểm của trận đấu, trước tiên là tỷ số thắng thua ở các trận đấu cá nhân (đối với các giải đồng đội), các ván và điểm số cho đến lúc cần thiết để phân định thứ hạng.
3.7.5.3 Nếu tới bước nào trong việc tính toán mà những thứ hạng của 1 hay nhiều thành viên đã xác định được trong khi những người khác vẫn bằng nhau thì kết quả của các trận đấu mà những thành viên đó tham dự được tách ra khỏi bất kỳ tính toán tiếp theo nào để giải quyết tình trạng bằng nhau theo đúng phương thức như của điều 3.7.5.1 và 3.7.5.2.
3.7.5.4 Nếu như không thể giải quyết tình trạng bằng nhau các cách thức như thủ tục đã qui định ở điều 3.7.5.1-3 thì những thứ hạng tương quan sẽ được quyết định bằng cách rút thăm.
3.7.5.5 Trong cách giai đoạn đấu loại của các giải Vô địch thế giới, Olympic và Quốc tế mở rộng các đấu thủ sẽ được rút thăm vào các nhóm theo thứ bậc xếp hạng, có tính đến sự phân cách càng xa càng tốt đối với Liên đoàn và mỗi thành viên trong nhóm sẽ được đánh số thứ tự theo trình độ từ cao xuống thấp.
3.7.5.6 Trừ khi trọng tài được ủy quyền làm khác đi còn nếu chọn 1 đấu thủ vào đấu vòng kế tiếp thì trận đấu cuối cùng sẽ là giữa đấu thủ mang số 1 và số 2, nếu chọn 2 vào đấu vòng kế tiếp thì trận đấu cuối cùng sẽ là giữa đấu thủ mang số 2 và 3 vân vân và vân vân.
3.7.6 Các thể thức thi đấu đồng đội
3.7.6.1 Thi đấu 5 trận (5 trận đơn). Đội thắng đạt tỷ số áp đảo.
3.7.6.1.1 Một đội phải gồm có 3 đấu thủ.
3.7.6.1.2 Thứ tự của trận đấu sẽ là A đấu với X, B đấu với Y và C đấu với Z, A đấu với Y và B đấu với X.
3.7.6.2 Thi đấu 5 trận (4 trận đơn và 1 trận đôi) Đội thắng đạt tỷ số áp đảo
3.7.6.2.1 Một đội phải gồm 2, 3 hoặc 4 đấu thủ.
3.7.6.2.2 Thứ tự của trận đấu sẽ là A đấu với X, B đấu với Y, trận đấu đôi, A đấu với Y và B đấu với X.
3.7.6.3 Thi đấu 7 trận (6 trận đơn và 1 trậm đôi). Đội thắng đạt tỷ số áp đảo.
3.7.6.3.1 Một đội phải gồm 3, 4 hoặc 5 đấu thủ.
3.7.6.3.2 Thứ tự của trận đâu sẽ là A đấu với Y, B đấu với X, C đấu với Z, trận đấu đôi, A đấu với X, C đấu với Y và B đấu với Z.
3.7.6.4 Thi đấu 9 trận (9 trận đơn). Đội thắng đạt tỷ số áp đảo.
3.7.6.4.1 Một đội phải gồm 3 đấu thủ.
3.7.6.4.2 Thứ tự trận đấu sẽ là A đấu với X, B đấu với Y, C đấu với Z, B đấu với X, A đấu với X, C đấu với Y, B đấu với Z, C đấu với X và A đấu với Y.
3.7.7 Thủ tục trận thi đấu đồng đội.
3.7.7.1 Tất cả các đấu thủ sẽ được chọn từ những người được đề cử tham gia giải đồng đội.
3.7.7.2 Trước trận đấu sẽ rút thăm để quyết định quyền chọn đội hình A, B, C hay X, Y, Z và các thủ quân sẽ ghi tên đội của mình, ấn định một chữ cho từng đấu thủ đánh các trận đơn rồi đưa cho tổng trọng tài hoặc người đại diện của tổng trọng tài.
3.7.7.3 Đề cử danh sách cặp đấu trận đôi có thể tới lúc kết thúc của trận đấu đơn ngay trước đó.
3.7.7.4 Một đấu thủ phải đấu các trận liên tiếp có thể yêu cầu nghỉ nhiều nhất là 5 phút giữa các trận đấu đó. 
3.7.7.5 Trận thi đấu đồng đội sẽ kết thúc khi một đội đã thắng phần lớn các trận đấu cá nhân có thể diễn ra.
3.7.8 Kết quả
3.7.8.1 Sau mỗi cuộc thi đấu càng sớm càng tốt và chậm nhất là 7 ngày sau đó Liên đoàn tổ chức phải gửi cho Văn phòng của Liên đoàn bóng bàn thế giới và Thư ký Liên đoàn Châu lục thích hợp những kết quả chi tiết bao gồm tỷ số điểm của các trận đấu quốc tế, của tất cả các vòng đấu của giải Vô địch Châu lục, của các giải Quốc tế mở rộng và của những vòng kết thúc của các Giải vô địch quốc gia.
3.7.9 Truyền hình
3.7.9.1 Ngoài các cuộc thi danh nghĩa là Vô địch Thế giới, Châu lục hoặc Olympic ra, một giải thi đấu có thể được phát truyền hình chỉ khi được phép của Liên đoàn mà truyền hình phát trên địa bàn của họ.
3.7.9.2 Việc tham gia một giải thi đấu quốc tế coi như là sự đồng ý của Liên đoàn đang điều khiển các đấu thủ khách cho phát truyền hình giải thi đấu đó; danh nghĩa Vô địch Thế giới, Châu lục hay Olympic thì sự đồng ý như thế được xem như cho buổi truyền hình trực tiếp ở bất cứ nơi nào hoặc ghi hình trong thời gian diễn ra giải và trong vòng 1 tháng sau đó.
3.8 ĐỦ TƯ CÁCH THI ĐẤU QUỐC TẾ
3.8.1 Những qui định dưới đây áp dụng cho các cuộc thi danh hiệu Vô địch Thế giới, Vô địch Châu và Vô địch Olympic và cả với những cuộc thi đấu đồng đội của giải Quốc tế mở rộng.
3.8.2 Một đấu thủ có thể đại diện cho một Liên đoàn chỉ khi đấu thủ là công dân nước mà ở đó Liên đoàn có thẩm quyền, ngoại trừ một đấu thủ đến ngày 31 tháng 8 năm 1997 xét về ngày sinh và nơi cư trú đã có đủ tư cách đại diện cho 1 Liên đoàn mà đấu thủ đó không phải là công dân của họ có thể vẫn còn tình trạng đủ tư cách đó.
3.8.2.1 Một đấu thủ mà cùng một lúc là công dân của 2 nước trở lên có thể lựa Liên đoàn nào thích hợp mà mình sẽ đại diện.
3.8.2.2 Trường hợp các đấu thủ của 2 Liên đoàn trở lên có cùng quốc tịch thì từng Liên đoàn đó có thể định ra những yêu cầu riêng của mình cho tình trạng đủ tư cách.
3.8.3 Một đấu thủ không được đại diện cho các Liên đoàn khác nhau trong một thời gian 3 năm.
3.8.4 Một đấu thủ được coi như đại diện cho một Liên đoàn nếu đấu thủ ấy đã nhận sự đề cử đại diện cho Liên đoàn đó, dù có thi đấu hay không; ngày tháng dại diện là ngaỳ tháng đề cử hoặc là ngày tháng thi đấu mà thời gian nào gần đây hơn.
3.8.5 Một đấu thủ hay Liên đoàn của đấu thủ ấy phải cung cấp chứng cứ tình trạng đủ tư cách của mình nếu tổng trọng tài yêu cầu như vậy.
3.8.6 Một Liên đoàn có thể đề cử một đấu thủ đại diện cho mình, người mà có đủ tư cách đại diện như vậy, nhưng người đó đang cư trú trên lãnh thổ kiểm soát của Liên đoàn khác với điều kiện là đấu thủ ấy không bị Liên đoàn đó tạm đình chỉ (treo giò) hay khai trừ.
3.8.7 Bất cứ kháng nghị nào về vấn đề tình trạng đủ tư cách sẽ được tham khảo ý kiến Ban thường vụ và quyết định của Ban này là tối hậu.
* TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1] Bùi Quốc Dân (2002), Bóng bàn Việt Nam hội nhập quốc tế, NXB Trẻ.
[2] Nguyễn Xuân Hiền (1976), Kỹ thuật bóng bàn, NXB TDTT, Hà Nội.
[3] Lê Văn Inh (1991), Bóng bàn Việt Nam-Thế giới, NXB Trẻ, TP HCM.
[4] Thanh Long (2001), Kỹ thuật đánh bóng bàn, NXB Mũi Cà Mau.
[5] Trần Văn Mỹ – Mai Đình Trường (1984), Bài tập chiến thuật bóng bàn phổ thông, NXB TP HCM..
[6] Đường Kiến Quân (2003), Bóng bàn căn bản và nâng cao, NXB TDTT, Hà Nội. [7] Vũ Thành Sơn (2004), Giáo trình Bóng bàn, NXB ĐHSP. 
[8] Nguyễn Danh Thái (1999), Giáo trình bóng bàn, NXB TDTT. 
[9] Người dịch: PGS Nuyễn Văn Trạch (1997), Bóng bàn hiện đại Trung Quốc, NXB TDTT, Hà Nội
[10] UB TDTT, Luật bóng bàn (2006), NXB TDTT, Hà Nội.
MỤC LỤC
	Trang
Bìa: Bài giảng môn bóng bàn .............................................................1 
Lời nói đầu................2-3
Chữ viết tắc dùng trong bài giảng.4
Chương 1. Lý thuyết chung 
1.1. Lịch sử ra đời và quá trình phát triển môn bóng bàn ................................5-10
1.2. Lý luận chung về đánh bóng11-19
1.3. Các kỹ thuật cơ bản và phương pháp giảng dạy bóng bàn..20-25
1.4. Một số chiến thuật cơ bản trong bóng bàn...26-28
1.5. Kỹ chiến thuật đánh đôi29-31
1.6. Phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài môn bóng bàn32-40
Chương 2. Thực hành kỹ thuật bóng bàn
2.1. Kỹ thuật giao bóng và đỡ giao bóng.41-46
2.2. Kỹ thuật tấn công
2.2.1. Kỹ thuật tấn công thuận tay...47-52
2.2.2. Kỹ thuật tấn công trái tay...53-54
2.3. Kỹ thuật phòng thủ
2.3.1. Kỹ thuật chặn bóng......55
2.3.2. Kỹ thuật đẩy bóng........56
2.3.3. Kỹ thuật gò bóng........57-58
2.3.4. Kỹ thuật cắt bóng.......59-61
2.4. Kỹ thuật di chuyển62-63
2.5. Hướng dẫn giảng dạy thực hành bóng bàn...64-65
* Phụ lục: Luật bóng bàn.66-96
* Tài liệu tham khảo97
* Mục lục.98

File đính kèm:

  • docbai_giang_bong_ban_ho_van_cuong.doc
Tài liệu liên quan