Bài giảng Bệnh viêm gan siêu vi - Vũ Thị Thúy Hà

Kiến thức

1. Trình bày triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm gan siêu vi

2. Trình bày các giai đoạn tiến triển của trường hợp nhiễm HBV mạn

3. Nêu tên và cách sử dụng các loại thuốc đặc trị viêm gan siêu vi B mạn

4. Trình bày cách lây nhiễm và cách phòng ngừa lây nhiễm các siêu vi gây viêm gan

nguyên phát

Thái độ

1. Tích cực giáo dục sức khỏe về việc tuân thủ theo dõi, điều trị viêm gan siêu vi B và C

mạn

2. Tích cực phòng ngừa lây nhiễm các bệnh viêm gan siêu vi

pdf43 trang | Chuyên mục: Virus Y Học | Chia sẻ: tuando | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Bệnh viêm gan siêu vi - Vũ Thị Thúy Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 phép dùng lịch tiêm 
chủng nhanh 0, 7, 21 ngày và 12 tháng. 
Khoảng 1 tháng sau mũi thứ 3 cần kiểm tra anti-HBs. Nếu anti-HBs > 
10 U/l gọi là có đáp ứng, nếu anti-HBs > 100 U/l là có đáp ứng tốt, 
không cần chích thêm. 
Những trường hợp chích ngừa không tạo được kháng thể ở người khỏe 
mạnh bình thường, cần lưu ý kiểm tra anti-HBc (total), nếu dương tính 
thì đây có khả năng là trường hợp nhiễm HBV tiềm ẩn, HBsAg âm 
nhưng HBV DNA dương ở mức rất thấp. 
Bảng 1 
Lị ch tiêm chủng VGSV A 
ELU= Enzym Linked Immnosorbent assay Unit U= unit 
Nguồn: Mandell, Douglas and Bennnett‘s Principles and Practice 
of infectious disease, 8th 2015 
 39 
Miễn dịch tạo được sau chích ngừa có khả năng bảo vệ kéo dài khoảng 
20 năm. 
Đối tượng tiêm chủng Liều 1 mũi Lịch chủng (tháng) 
Recombivax - HB ( Merck) 
dưới 10 tuổi 
5µg /0,5mL 0, 1, 6 
từ 11-19 
5µg /0,5mL 0, 1, 6 hoặc 0, 1, 2, 12 
từ 20 tuổi trở lên 
10µg /1mL 0, 1, 6 
Bệnh nhân lọc máu: 
dưới 20 tuổi 
từ 20 tuổi trở lên 
5µg /0,5mL 
40µg /4mL 
0, 1, 6 
0, 1, 6 
Engerix –B (Glaxo SmithKline) 
dưới 10 tuổi 
10 µg/0,5mL 0, 1, 6 hoặc 0, 1, 2, 12 
từ 11-19 tuổi 
10 µg/0,5mL 0, 1, 6 hoặc 0, 1, 2, 12 
từ 20 tuổi trở lên 
20 µg/1mL 0, 1, 6 hoặc 0, 1, 2, 12 
Bệnh nhân lọc máu: 
dưới 20 
từ 20 tuổi trở lên 
10 µg/0,5mL 
40 µg/4mL 
0, 1, 2, 6 
0, 1, 2, 6 
o Miễn dịch thụ động: chích HBIG (Hepatitis B Immunoglobulin) tên 
thương mại hiện dùng là Hepabig 
 Phòng ngừa cho bé sơ sinh có mẹ nhiễm HBV: tiêm bắp 0,5mL, 
tương đương 100 UI cho bé trong vòng 12 giờ sau sanh. 
 Phòng ngừa sau tiếp xúc với HBV (bị lây nhiễm từ máu, dịch 
tiết của người bệnh) tiêm bắp 0,06 mL/kg, khoảng 5mL cho 
người trưởng thành trong vòng 7-14 ngày sau tiếp xúc. 
o Lưu ý: 
Trong trường hợp phòng ngừa sau khi đã bị tiếp xúc, phải chích cùng lúc 
vaccine và HBIg như trong trường hợp bảo vệ cho bé sơ sinh từ mẹ bị nhiễm 
Bảng 2: 
Lị ch tiêm ngừa VGSV B trước tiếp xúc 
Nguồn: Harrison’s Prinples of Internal Medecine 19th 2015 
 40 
HBV, vaccine và HBIg phải chích ở 2 vị trí khác nhau và phải chích càng sớm 
càng tốt, đối với bé sơ sinh là trong vòng 12 giờ sau sanh. 
Nếu thai phụ có HBV DNA > 106-108 copies/mL và chưa có chỉ định đặc trị 
HBV thì vẫn cần uống Tenofovir 300mg 1 viên/ ngày trong 3 tháng cuối của 
thai kỳ để hạn chế sự lây nhiễm cho bé, uống cho đến sau khi sinh xong 1-3 
tháng.
9. Giáo dục sức khỏe: 
1. Vì nước ta là vùng lưu hành cao nên mọi người cần kiểm tra HBsAg để phát hiện 
tình trạng nhiễm HBV và theo dõi xử trí thích hợp. Nên kiểm tra anti-HBs trước 
khi quyết định chích ngừa vì rất nhiều trường hợp đã có kháng thể, không cần 
chích ngừa VGSV B nữa. 
2. Những người bị VGSV B mạn có chỉ định đặc trị cần tuân thủ dùng đủ thuốc điều 
trị và theo dõi định kỳ, tuyệt đối không được ngưng thuốc đặc trị khi chưa đủ tiêu 
chuẩn ngưng thuốc. Trong quá trình điều trị, định lượng HBV DNA dưới ngưỡng 
phát hiện chỉ có nghĩa là thuốc đang điều trị có hiệu quả , có thể tiếp tục duy trì 
chứ không phải là tiêu chuẩn quyết định để ngưng thuốc. 
3. Những người nhiễm HBV hoặc HCV chưa có chỉ định đặc trị vẫn cần phải tuân 
thủ lịch theo dõi định kỳ để phát hiện kịp thời giai đoạn cần đặc trị hay các biến 
chứng. 
4. Thai phụ bị nhiễm HBV cần tuân thủ lịch hẹn theo dõi để phát hiện giai đoạn cần 
đặc trị và chỉ định dùng thuốc phòng ngừa cho thai nhi khi cần. 
5. Bệnh nhân nhiễm HBV, HCV cần lưu ý phòng lây nhiễm cho người khác bằng 
cách không dùng chung các vật dụng cá nhân có dính máu và dịch tiết, quan hệ 
tình dục an toàn (dùng bao cao su). 
Trắc nghiệm tự lượng giá: 
1- Bệnh nhân nữ 25 tuổi, bệnh ngày thứ 7, vàng da niêm tăng dần, không sốt, không đau 
bụng, khám thực thể không phát hiện triệu chứng gì khác. Xét nghiệm: công thức máu, 
đường máu, creatinin máu bình thường, AST = 587 UI/L, ALT = 836 UI/L, GGT = 
125 UI/L, Bilirubin toàn phần = 7 mg/dL, Albumin máu = 42g/L, A/G > 1, TP = 90%, 
siêu âm bụng bình thường, anti-HAV total dương tính, HBsAg âm tính, IgM anti-HBc 
âm tính, anti-HCV âm tính, IgM anti-HEV âm tính. Chẩn đoán phù hợp nhất là: 
A. VGSV A mạn 
B. VGSV B cấp giai đoạn cửa sổ/ tiền căn nhiễm HAV 
C. VGSV A cấp 
D. Cần làm thêm xét nghiệm để xác định chẩn đoán. 
2- Bệnh nhân nam 52 tuổi, không có biểu hiện bất thường trên lâm sàng, đi kiểm tra sức 
khỏe phát hiện HBsAg dương tính, làm tiếp các xét nghiệm sau AST = 112 UI/L, ALT 
= 134 UI/L, GGT = 97 UI/L, Bilirubin máu TP = 16µmol/L, Albumin máu 35g/L, TP 
= 98%, siêu âm bụng bình thường, IgM anti-HBc âm tính, HBeAg âm tính, HBV DNA 
= 10
6
 copies/mL, anti-HCV âm tính, các xét nghiệm thường qui khác bình thường. 
Chẩn đoán phù hợp nhất là: 
A. VGSV B mạn dòng hoang dại 
B. VGSV B mạn dòng đột biến 
C. Người nhiễm HBV không hoạt tính 
 41 
D. Người nhiễm HBV giai đoạn dung nạp miễn dịch 
3- Cách xử trí đúng cho trường hợp trên là 
A. Cho uống Entecavir 0,5 mg, mỗi ngày 1 viên cho đến khi HBsAg âm tính. 
B. Cho uống Tenofovir 300mg, mỗi ngày 1 viên cho đến khi HBV DNA âm tính. 
C. Cho uống Lamivudin 100mg, mỗi ngày 1 viên cho đến khi AST, ALT về bình 
thường 
D. Chưa cần đặc trị, theo dõi AST, ALT mỗi tháng, kiểm tra lại HBV DNA sau 6 
tháng. 
4- Bệnh nhân nam 37 tuổi, bệnh ngày thứ 10, vàng da niêm tăng dần, không sốt, không 
đau bụng, khám thực thể không phát hiện triệu chứng gì khác. Xét nghiệm: công thức 
máu, đường máu, creatinin máu bình thường, AST = 425UI/L, ALT = 536 UI/L, GGT 
= 225 UI/L, Bilirubin toàn phần = 97 mg/dl, Albumin máu = 40 g/L, A/G > 1, TP = 
98%, siêu âm bụng bình thường, IgM anti-HAV âm tính, HBsAg âm tính, IgM anti-
HBc âm tính, anti-HCV dương tính, IgM anti-HEV âm tính. Chẩn đoán phù hợp nhất 
là: 
A. Viêm gan siêu vi C cấp 
B. Viêm gan siêu vi C mạn 
C. Viêm gan siêu vi C mạn bùng phát 
D. Chưa thể có chẩn đoán chính xác. 
5- Thai phụ ở tuần thứ 20 của thai kỳ, xét nghiệm HBsAg dương tính, HBeAg dương 
tính, HBV DNA = 10
9
 copies/mL, AST = 18 UI/L, ALT = 19 UI/, chức năng gan bình 
thường. Biện pháp phòng ngừa lây nhiễm tốt nhất cho bé sơ sinh là: 
A. Chích vaccine ngừa VGSV B và HBIg cho bé trong vòng 12 giờ sau sanh 
B. Chích vaccine ngừa VGSV B và HBIg cho bé càng sớm càng tốt sau sanh. 
C. Cho thai phụ uống ngay Tenofovir 300 mg, 1 viên mỗi ngày cho đến 1-3 tháng sau 
khi sinh. Phải chích vaccine ngừa VGSV B và HBIg cho bé trong vòng 12 giờ sau 
sanh và tiếp tục chích vaccine theo lịch 
D. Cho thai phụ uống Tenofovir 300 mg, 1 viên mỗi ngày từ tuần thứ 28 của thai kỳ 
cho đến 1-3 tháng sau khi sinh. Phải chích vaccine ngừa VGSV B và HBIg cho bé 
trong vòng 12 giờ sau sanh và tiếp tục chích vaccine theo lịch. 
Đáp án: 
 1. D. Cần làm thêm IgM anti-HAV, chỉ khi có IgM anti-HAV dương tính mới khẳng 
định được là mới nhiễm HAV và gây VGSV A 
2. B. HBeAg âm tính nhưng HBV DNA lại cao, chứng tỏ sự phát triển của dòng đột 
biến không tạo được HBeAg, gây viêm gan (AST, ALT tăng). 
3. A. Bệnh nhân nam trên 50 tuổi, bị viêm gan siêu vi B mạn dòng đột biến nên cần 
điều trị ngay, có thể dùng Entecavir 0,5 mg/ ngày hoặc Tenofovir 300mg/ ngày, 
thời điểm ngừng thuốc là khi HBsAg âm tính. AST, ALT bình thường và HBV 
DNA dưới ngưỡng chỉ nói lên thuốc uống có hiệu quả, không phải tiêu chuẩn 
ngưng thuốc. 
 42 
4. D. Anti-HCV dương tính không thể kết luận được là cơ thể có đang mang HCV và 
nếu có cũng không biết mới nhiễm hay đã nhiễm lâu nên không thể kết luận viêm 
gan siêu vi C cấp hay mạn được. 
5. D. HBV DNA của mẹ cao nhưng mẹ chưa có chỉ định điều trị vì AST, ALT bình 
thường, vì vậy không cần phải uống Tenofovir ngay. Khi HBV DNA > 106 copies/ 
mL thì mẹ vẫn có nguy cơ lây cho bé, dù được chích đủ HBIG và vaccine trong 
vòng 12 giờ sau sanh, vì vậy mẹ cần uống Tenofovir từ tuần thứ 28 của thai kỳ để 
phòng ngừa lây nhiễm cho bé tốt nhất. 
Tài liệu tham khảo: 
1. Chloe Linne Thio and Claudia Hawkins - Hepatitis B virus and Hepatitis Delta virus - 
Mandell, Douglas and Bennett ‘s Principles and Practice of Infectious disease – 8th 
edition – 2015 - p. 1815-1839. 
2. Francisco Averhoff, Yury Khudyakov and Beth P. Bell- Hepatitis A Virus - Mandell, 
Douglas and Bennett‘s Principles and Practice of Infectious disease – 8th edition – 
2015 - p. 2095 – 2112.rancisco AveBeth P. Bell 
3. Jules L. Dienstag – Acute Viral Hepatitis – Harrison‘s Principles of Internal Medecin 
19
th
 edition 2015 – p. 2004-2022. 
4. Jules L. Dienstag – Chronic Viral Hepatitis – Harrison‘s Principles of Internal Medecin 
19
th
 edition 2015 – p. 2031-2049. 
5. Jules L. Dienstag and Andrew S. Delemos- Viral Hepatitis - Mandell, Douglas and 
Bennett‘s Principles and Practice of Infectious disease – 8th edition – 2015 – p. 1439-
1468. 
6. M. Estee Torok- Viral Hepatitis- Manson‘s Tropical disease 23th edition - 2014 - p. 
112-128. 
7. Stephen R. Walsh- Hepatitis E virus - Mandell, Douglas and Bennett‘s Principles and 
Practice of Infectious disease – 8th edition – 2015 – p. 2131-2141. 
8. Stuart C. Ray and David L. Thomas- Hepatitis C- Mandell, Douglas and Bennett‘s 
Principles and Practice of Infectious disease – 8th edition – 2015 – p. 1904-1927. 
9. AASLD and IDSA 2017- Recommendations for testing, managing and treating 
hepatitis C 
10. AASLD 2016- Guidelines for treatment of chronic hepatitis B. 
11. EASL Clinical Practice Guilines: Management of Hepatitis B Virus Infection - Journal 
of Hepatology 2017. 
12. EASL Clinical Pratice Guilines: Recommendations on treatment of Hepatitis C - 
Journal of Hepatology 2016. 
13. Guidelines for the prevention, care and treatment of persons with chronic hepatitis B 
infection, WHO, 2015. 
 43 
14. Guidelines for the prevention, care and treatment of persons with chronic hepatitis C 
infection, WHO, 2016. 
15. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh nhiễm thường gặp - Phiên bản 7.0- Bệnh 
viện Bệnh Nhiệt Đới 2017. 
16. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm gan siêu vi C- Bộ y tế -2016 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_benh_viem_gan_sieu_vi_vu_thi_thuy_ha.pdf
Tài liệu liên quan