Bài giảng Bệnh lý thú y - Chuyên đề: Viêm – Inflammation. Viêm và sự tu sửa vết thương - Nguyễn Hữu Nam

1. ĐẠI CƯƠNG

• Khái niệm: Hiện tượng sưng, nóng, đỏ, đau

của viêm đã được đề cập tới trong y học cổ đại

và những khái niệm về viêm cũng được hình

thành từ rất sớm song lại rất khác nhau.

• Conheim, coi viêm là một trạng thái huyết quản.

• Viếcsốp cho viêm là một phản ứng cục bộ và là

trạng thái tế bào đơn thuần và ông gọi là xâm

nhập viêm (infiltrat inflammatio), để chỉ sự có

mặt của nhiều thành phần tế bào trong ổ viêm

mà ngưòi ta gọi là tế bào viêm.

pdf30 trang | Chuyên mục: Giải Phẫu Thú Y | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Bệnh lý thú y - Chuyên đề: Viêm – Inflammation. Viêm và sự tu sửa vết thương - Nguyễn Hữu Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ái sinh được cả đơn vị thận.
• Tái sinh của mô liên kết
• Tái sinh của mô mỡ
• Tái sinh của tổ chức cơ: Cơ tim và cơ trơn
không có khả năng tái sinh - cơ vân cũng có
thể tái sinh nhưng yếu. 
• Tái sinh của huyết quản: Huyết quản non 
(Angioblast) phát triển liên tục tạo thành các
ống để nối lại với nhau tạo thành màng lưới, 
rồi sau đó máu từ các huyết quản có sắn chảy
vào. lưới mao quản tân tạo này về sau sẽ trở
thành động mạch hoặc tĩnh mạch tuỳ thuộc
vào yêu cầu.
• BẠI HUYẾT (sepsis)
• Khái niệm: + Bại huyết là tên gọi chung cho
nhiều quá trình bệnh lý toàn thân do vi khuẩn, 
virut và độc tố của chúng gây nên. 
• + Bại huyết là trạng thái độc gây nên bởi các
sản phẩm của quá trình thối rữa (sự phân huỷ
của mô bào do các enzim). 
• Hầu hết những tổn thương thối rữa đều có vi 
khuẩn, hỗn hợp cả vi khuẩn háo khí và kị khí. 
Do đó bại huyết (sepsis) hàm ý sự có mặt của
vi khuẩn - sinh mủ hay độc tố của chúng trong
máu hay mô bào. 
28
• Trong bại huyết sức gây bệnh (độc lực) của
bệnh nguyên tăng dần, sức đề kháng của cơ
thể con vật suy sụp, cơ thể bị huyết nhiễm
khuẩn (Septicemia) và huyết nhiễm độc
(Toxemia).
• Quá trình chuyển hoá và cơ năng sinh lý bị rối
loạn nghiêm trọng kèm theo những tổn thương
về cấu trúc như xuất huyết, thoái hoá, hoại tử, 
v.v song không có bệnh tích đặc hiệu nào.
• ở đây, cần phân biệt hiện tượng huyết nhiễm
trùng nói chung (Bacteremia) với nhiễm trùng
huyết trong bại huyết (Septicemia) và huyết
nhiễm độc (Toxemia).
• Huyết nhiễm trùng (Bacteremia) chỉ sự có mặt
của vi khuẩn trong máu xảy ra một cách lặng
kẽ, tạm thời, không gây ra một dấu hiệu lâm
sàng nào. 
• VK đi qua trong máu là một hiện tượng thường
xảy ra ngay cả ở những cơ thể khoẻ mạnh. 
• Thí dụ VK sống ở miệng hoặc đường ruột có
khi xuyên qua lớp niêm mạc vào máu, nhưng
chúng có thể bị tiêu diệt ngay sau đó, không
gây một rối loạn hay một tổn thương nào cho
cơ thể. 
• ở một số bệnh truyền nhiễm như: lao, xảy thai
truyền nhiễm ... VK từ nơi xâm nhập đi đến cơ
quan thích nghi phải đi qua máu.v.v
• Tất cả các trường hợp nói trên VK có mặt tạm
thời mà không tồn tại lâu trong máu.
+ Nhiễm trùng trong bại huyết hay còn gọi
tắt là nhiễm trùng huyết (Septicemia) chỉ sự
có mặt hoặc tồn tại lâu dài của các vi sinh vật
gây bệnh hoặc độc tố của chúng trong máu, 
gây nên quá trình bệnh lý toàn thân qua hai cơ
chế: cư trú và trực tiếp gây tổn thương các cơ
quan và tổn thương do huyết nhiễm độc.
• + Nói cách khác nhiễm trùng huyết là trường
hợp VK, virus tồn tại lâu dài trong máu, lấy máu
làm cơ địa để sinh sôi nảy nở, phát triển về số
lượng và độc lực, gây tổn thương nghiêm trọng
cho cơ thể, trong khi sức đề kháng của cơ thể
bị suy sụp không thể chống đỡ được.
• + Nhiễm trùng huyết là tình trạng máu bị bệnh, 
vì vậy ảnh hưởng tới tất cả các cơ quan trong
cơ thể.
• Huyết nhiễm độc (Toxemia) là hội chứng gây nên bởi
sự có mặt của các độc tố bắt nguồn từ VK hoặc các
sản phẩm từ các TB cơ thể.
• Nguồn gốc của độc tố:
• + Các độc tố của VK như: Ngoại độc tố của
Clostridium spp. 
• Các nội độc tố là các lipolysaccarit của các vi khuẩn
E. Coli, Salmonella, Corynebacterium v.v..
• + Độc tố do trao đổi chất gồm các sản phẩm của quá
trình TĐC bình thường tích tụ lại trong cơ thể hoặc
các sản phẩm trung gian do rối loạn chuyển hoá tạo
nên như Histamin, thể xeton v.v
• + Độc tố sinh ra do sự huỷ hoại mô bào
• Khi các chất độc tích lại trong cơ thể, gây nên hàng
loạt các rối loạn, như rối loạn chuyển hoá G. L. P. 
Độc tố còn gây tổn thương mô bào, làm giảm chức
năng của các cơ quan.
Nguyên nhân: Theo nghĩa bại huyết (sepsis) là
trong máu có VK gây thối rữa, nhưng thực tế bại
huyết do VK này gây nên rất ít, mà thường là do 
các VK khác. 
• Phân lập máu TM ở động vật bại huyết cho thấy:
– VK Gram + : Streptococcus sp, Staphylococcus, 
Erysipelas, Bacilus anthracis
– VK Gram - : E. coli, Salmonella sp, Pasteurella,
• Như vậy nguyên nhân gây bại huyết rất rộng, bao
gồm: VK TN và không truyền nhiễm.
• VK sinh mủ, và không sinh mủ.
• Cả VK hiếu khí và VK yếm khí
• Một số bệnh truyền nhiễm mạn tính như lao
cũng có thể chuyển thành dạng cấp tính, VK 
vào máu gây nhiễm trùng huyết (septicemia) 
( dạng lao kê)
• Một số virut gây bệnh bại huyết như virut gây
bệnh DTL, DTTB, ND
• Bại huyết thường có liên quan đến ổ nhiễm
trùng nguyên phát, gọi là “ cửa ngõ cảm
nhiễm”, từ đó VK vào máu gây bại huyết
toàn thân. 
• Tử cung viêm mủ, viêm vú, ổ áp xe ở da, 
nhiễm trùng răng, mụn mủ hạch hạnh nhân, 
viêm phổi, viêm rốn ở gia súc non,v.v  đều
là những đường ngầm dẫn đến bại huyết.
29
• Vì vậy căn cứ vào nguồn gốc của những tổn
thương cục bộ dẫn đến bại huyết mà có những
tên gọi tương ứng: bại huyết do ngoại thương, 
bại huyết do viêm vú, bại huyết do viêm rốn v
• Cũng có trường hợp bại huyết nhưng không
thấy tổn thương ở cửa ngõ cảm nhiễm mà
bệnh tích thấy ở các cơ quan khác như trường
hợp viêm mủ tuỷ xương, bọc mủ ở gan v.v.. .có
khi bại huyết nhưng không có tổn thương ở nơi
cảm nhiễm cũng như toàn thân, trường hợp
này gọi là bại huyết ẩn (Cryptogenesis sepsis)
• Tæn th­¬ng
• Về mặt giải phẫu bệnh, bại huyết có thể gặp
hai thể: + Thể bại huyết
• + Thể bại huyết nhiễm mủ
(septicopyemia)
• Thể bại huyết là một thể cấp tính, có khi ác
tính tiến triển nhanh ồ ạt, chết nhanh và gây tỉ
lệ chết cao, bệnh tích chủ yếu là giãn mạch, 
xuất huyết lan tràn, thoái hoá, hoại tử các cơ
quan
• Thể bại huyết - nhiễm mủ tiến triển chậm
ngoài những tổn thương giống ở thể bại huyết
còn có các ổ mủ rải rác nhiều nơi
• Tæn th­¬ng cña thÓ b¹i huyÕt bao gåm:
+ TT ở cửa ngõ cảm nhiễm hay gặp ở bại huyết do 
vi khuẩn không truyền nhiễm gây nên.
• + Tổ chức cục bộ viêm tấy, xung huyết, xuất huyết
và phù nề nên sưng to. 
• Mô bào bị thoái hoá, hoại tử hoặc thối rữa; có khi là
một ổ mủ. TT còn lan đến cả hạch lympho, mạch
lympho và TM cục bộ. Hạch lympho bị viêm, có
huyết khối trong các mạch quản, tạo thành các vệt
đỏ tới hạch tương ứng.
• + TT nơi cảm nhiễm có khi dễ phát hiện như ổ mủ
ngoài da, các vết thương do vỡ vai trâu bò, ngựa
phạm yên, hay móng bị thối rữa v.v nhưng cũng
có nhiều trường hợp khó thấy như các ổ bệnh nằm
sâu trong mô bào hay cơ thể: nhiễm trùng răng, ổ
mủ rốn, viêm phổi, viêm tử cung, nhiễm trùng vết
thiến, v.v vì vậy việc tìm ra được ổ bệnh nguyên
phát là điều rất cần thiết.
+ Tổn thương toàn thân
• Do nhiễm trùng huyết (septicemia)và nhiễm độc huyết
(toxemia) nặng nên ở cơ thể bị bại huyết rối loạn
chuyển hoá, thoái hoá ở mô bào rất phổ biến.VK theo
máu lan rộng và cư trú ở khắp cơ thể. Cho nên những
biến đổi về hình thái học trong bại huyết ở gia súc có
đặc điểm chung là nghiêm trọng và rộng khắp, tuy
nhiên lại không đặc hiệu.
• ở những cơ thể có sức đề kháng quá yêú, gây chết
quá nhanh nên chưa xuất hiện các tổn thương đại thể, 
xác con vật còn béo tốt do quá trình tiêu hao chưa xẩy
ra. 
• Trong bại huyết, rối loạn tuần hoàn toàn thân rất nặng, 
tổn thương chủ yếu là xung huyết, xuất huyết và phù. 
• Hạch lympho toàn thân viêm cấp tính: xung
huyết, phù có khi xuất huyết, sưng to mặt cắt
đỏ sẫm, ướt và mủn. 
• Vi thể: tế bào vách xoang lympho, tổ chức lưới
tăng sinh ở mức độ khác nhau, các xoang chứa
dịch rỉ hoặc tơ huyết màu hồng, quần tụ VK 
hoặc tế bào hoại tử. Các nang lympho teo hoặc
tiêu đi hoàn toàn, có nhiều BCĐNTT, ĐTB và
tương bào xâm nhập.
• Lách: Trong bại huyết lách có biến đổi điển
hình. Lách sưng to, rìa tù, màu đỏ sẫm. Khi cắt
thấy tuỷ lách lồi lên, mủn nên rất dễ cạo,
• Vi thể: các mạch quản giãn rộng chứa đầy máu, hồng
cầu thoát mạch lan ra tổ chức lách và vỡ ra giải phóng
nhiều hemosidrin. 
• Tuỷ lách tăng sinh ở mức độ khác nhau, đôi khi có
những đám hoại tử và có những quần tụ vi khuẩn lẫn
trong đó, BCĐNTT, ĐTB, tương bào xâm nhập. Vách
ngăn cũng thoái hoá hoặc hoại tử. 
• ở bệnh nhiệt thán của trâu bò thường có một hình ảnh
của “lách bại huyết “ điển hình.
• Phổi. Con vật chết vì bại huyết thường do suy hô hấp. 
Phổi xung huyết, xuất huyết và phù nặng.
• Gan xung huyết rõ, tế bào gan bị thoái hoá, hoại tử
30
• Thận. Thời kì cuối của bại huyết con vật suy thận, do 
tế bào ống thận thoái hoá, các chất độc không đào
thải được
• Cơ vân: bại huyết gây thoái hoá, huỷ hoại cơ. 
• Tim: cơ tim bị thoái hoá nên tim mềm, nhão, màu nhợt
nhạt. 
• Thượng thận: Do phải tiết nhiều adrenalin để đáp ứng
nhu cầu cần thiết của cơ thể, lớp tế bào tầng dậu
thoái hoá, lipit tiêu đi. 
• Về đại thể lớp vỏ nổi những vệt màu đỏ chứ không
còn là màu vàng như trước, TCLK tăng sinh.
• Thần kinh: Qua kính hiển vi thấy vỏ não phù, tế bào
thần kinh thoái hóa. Có thể xung huyết, xuất huyết và
sự xâm nhập các tế bào viêm.
• ở thể này ngoài những tổn thương như thể
bại huyết ra còn có những ổ mủ thứ phát (ổ
mủ di căn) nằm ở khắp cơ thể.
• Những ổ mủ này bằng hạt kê, hạt vừng hoặc
lớn hơn, có khi giống như vùng nhồi huyết. 
Những ổ mủ này là do những vật lấp nhiễm
trùng, nhiễm mủ từ những ổ bệnh nguyên
phát theo dòng máu tới. 
• Nếu vật lấp ở hệ thống tĩnh mạch thì ổ bệnh
thứ phát trước tiên hình thành ở phổi, từ phổi
bệnh căn lại có thể về tim trái rồi phát tán đến
các cơ quan khác (tim, thận, lách, não) qua 
động mạch. Ngoài ra vật lấp còn tạo ra các
vùng nhồi huyết nhiễm trùng – mủ ở các cơ
quan tương ứng.
• ChÈn ®o¸n
• Việc xác định nguyên nhân vi khuẩn của bệnh là
điều kiện cần thiết. 
• Muốn phân lập được vi khuẩn đạt kết quả tốt phải
lấy máu sớm vì chúng bị phân huỷ nhanh sau khi
con vật chết, hoặc sau khi tim ngừng đập vi khuẩn
vào khu trú trong các cơ quan. 
• Vì vậy ngoài máu ra phải lấy các cơ quan khác như
hạch, lách hoặc các chất chứa trong ổ bệnh.
• Về giải phẫu bệnh muốn biết con vật có bị bại huyết
không, ngoài quan sát những biến đổi ở các cơ
quan trong cơ thể cần phải kiểm tra tổn thương hạch
lympho (hạch trước vai, hạch sau đùi, hạch dưới
hàm,v.v) và lách, quan sát những biến đổi như đã
đề cập ở trên
Thank you for the attention!

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_benh_ly_thu_y_chuyen_de_viem_inflammation_viem_va.pdf