Ba mươi năm đổi mới nghiên cứu về Chủ nghĩa hiện thực (1986 – 2016)

TÓM TẮT

Việc nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực trong văn học ở Việt Nam đã sớm được giới nghiên

cứu quan tâm, nhưng để có những chuyển biến quan trọng, đồng bộ và gặt hái được những

thành tựu đáng kể, phải tính từ cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo năm 1986.

Trải qua ba mươi năm, việc nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực đã được đổi mới từ cơ sở

nghiên cứu, đến quan điểm nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Sự đổi mới này một

mặt giúp cho việc nhận thức chủ nghĩa hiện thực ngày một hoàn thiện hơn, mặt khác, giúp

cho nền nghiên cứu văn học của Việt Nam ngày càng tiến bộ hơn, có thể bắt kịp với sự phát

triển của các nền nghiên cứu văn học tiên tiến trên thế giới.

pdf14 trang | Chuyên mục: Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Ba mươi năm đổi mới nghiên cứu về Chủ nghĩa hiện thực (1986 – 2016), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ạo, và một số nhà nghiên cứu như Trần 
Đình Sử, Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Đăng Mạnh, 
Là một bộ phận của thi pháp học hiện đại, thi pháp học sớm được vận dụng trong 
nghiên cứu văn học ở Việt Nam. Trần Đình Sử đã vận dụng để nghiên cứu văn học dân gian, 
văn học trung đại cũng như văn học hiện đại Việt Nam. Riêng chủ nghĩa hiện thực, đã có những 
công trình nghiên cứu như Thi pháp truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan (2001) của 
Trần Đình Sử và Nguyễn Thanh Tú, Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao (2001) của Trần Đăng 
Suyền, Thi pháp hoàn cảnh trong tác phẩm của Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao (2001) 
của Phạm Mạnh Hùng, Thi pháp tiểu thuyết L. Tolstoi (Đọc chiến tranh và hòa bình) (1992) và 
Quan điểm nghệ thuật của Lev Tolstoi (Nghiên cứu Văn học, 12/2010) của Nguyễn Hải Hà, Tìm 
hiểu thi pháp truyện ngắn Gogol (2001) của Nguyễn Huy Hoàng, Mấy vấn đề thi pháp Lỗ Tấn 
và việc giảng dạy Lỗ Tấn trong trường phổ thông (NXB Đại học Quốc gia, 2005) của Lương 
Ba mươi năm đổi mới nghiên cứu về chủ nghĩa hiện thực (1986 – 2016) 
12 
Duy Thứ, Nói chung, thi pháp học đã mở ra cánh cửa mới cho việc tiếp nhận văn học nói 
chung và văn học hiện thực chủ nghĩa nói riêng và thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà 
nghiên cứu. 
Vì thi pháp học hiện đại quan tâm đến đặc điểm nghệ thuật trong mối liên hệ với cá 
tính, sở trường, của nhà văn nên phong cách học là một bộ phận của thi pháp học hiện đại. 
Một trong những người bàn đến phong cách sớm nhất để nghiên cứu văn học hiện thực ở Việt 
Nam là Nguyễn Đăng Mạnh. Trong công trình Nhà văn Việt Nam hiện đại - Chân dung và 
phong cách (NXB Tác phẩm mới, 1983), ông đã bàn đến một phong cách Trào phúng Nguyễn 
Công Hoan, một Vũ Trọng Phụng “vua phóng sự”, một Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao. Bên 
cạnh Nguyễn Đăng Mạnh, Đỗ Đức Hiểu cũng quan tâm đến việc nghiên cứu phong cách của 
nhà văn. Trong bài viết Suy nghĩ về phong cách lớn và phân kì lịch sử văn học Việt Nam (Văn 
học, 3/1985), ông đã đề xuất phân kì lịch sử văn học dựa trên những phong cách lớn. Trong Đổi 
mới phê bình văn học (Khoa học xã hội, 1993), sau in trong Thi pháp hiện đại (NXB Hội Nhà 
văn, 2000), ông đã nghiên cứu Hai không gian sống trong “Sống mòn” của Nam Cao và Những 
lớp sóng ngôn từ trong tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng. Với văn học nước ngoài, Đào 
Duy Hiệp tìm đến vấn đề Lev Tolstoi trong “Đi tìm thời gian đã mất” và những quan niệm về 
phong cách (Nghiên cứu văn học, 12/2010),  
Bên cạnh đó, tự sự học đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của hành trang nghiên 
cứu văn học hôm nay, là “bộ phận cấu thành của hệ hình lý luận hiện đại” (Kuhn). Trần Đình 
Sử đã chủ biên công trình Tự sự học – Một số vấn đề lý luận và lịch sử (Đại học Sư phạm, 
2004), nhằm giới thiệu và vận dụng lí thuyết tự sự vào nghiên cứu văn học ở Việt Nam. Trong 
đó, Trần Đăng Suyền quan tâm đến Nghệ thuật tự sự của Ngô Tất Tố trong Tắt đèn, Nguyễn 
Hoài Thanh nhận thấy Sự độc đáo trong lối thuật kể của “ông vua phóng sự” Vũ Trọng Phụng. 
Ngoài ra, tự sự học cũng được vận dụng để nghiên cứu văn học nước ngoài như Thi pháp tự sự 
và mối quan hệ giữa lịch sử và hư cấu trong tiểu thuyết Lev Tolstoi (Văn học, 10/1996) của 
Nguyễn Trường Lịch, Nghệ thuật tự sự trong tác phẩm của Honore de Balzac (Giáo dục, 2011) 
của Lê Nguyên Cẩn,  Thực tế ấy cho thấy tự sự học đã cung cấp một công cụ sắc bén để 
nghiên cứu văn học nói chung và văn học hiện thực chủ nghĩa nói riêng. 
Ngoài ra, nghiên cứu văn học hiện thực ở Việt Nam còn có sự góp mặt của lí thuyết tiếp 
nhận văn học. Có thể thấy ở những bài Lev Tolstoi trong công cuộc hiện đại hóa văn học Việt 
Nam - giai đoạn trước 1945 (Nghiên cứu văn học, 12/2010) của Đào Tuấn Ảnh và Lev Tolstoi ở 
Việt Nam - giai đoạn từ 1954 đến nay (Nghiên cứu văn học, 12/2010) của Trần Thị Quỳnh Nga, 
Tiếp nhận ảnh hưởng để đổi mới và sáng tạo (Nghĩ về một vấn đề đương đại qua nghiên cứu so 
sánh Huyền thoại phố phường của Nguyễn Huy Thiệp với Con đầm pích của A.S. Puskin) của 
Phan Huy Dũng (2012), ... 
Còn có thể nhắc đến vai trò của những lí thuyết hiện đại khác như phân tâm học, cấu 
trúc học, kí hiệu học, Tất cả đều đóng vai trò như những chiếc chìa khóa, giúp chúng ta mở 
thêm những cánh cửa mới vào thế giới văn học. Cũng cần lưu ý rằng, do tiếp thu cùng một lúc 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 6, Số 2 (2016) 
13 
nhiều phương pháp nên mỗi phương pháp chưa được sử dụng triệt để nhằm phát huy cao độ 
hiệu quả của mình và thường được sử dụng trong sự pha trộn với nhau. Vì lẽ đó, Lê Hồng Sâm 
trong bài Xung quanh “chủ nghĩa hiện thực” của Balzac (Văn học, 6/1999), từ việc cho biết chủ 
nghĩa hiện thực của Balzac suốt thế kỉ XX đã được lí giải bằng nhiều khuynh hướng tiếp cận 
khác nhau đã gợi ý bạn đọc phải biết “gạn lọc lấy những yếu tố hợp lí, có hiệu quả để có một 
cách đọc khoa học và uyển chuyển, nhất quán và cởi mở, một phương pháp tiếp cận tổng hợp?” 
[6, tr.28]. 
Bước sang thế kỉ XXI, tình hình xã hội và tâm lí con người có nhiều thay đổi, do đó, các 
nhà văn khi sáng tác không mặn mà lắm với vấn đề xác định một phương pháp sáng tác cụ thể, 
mà thường có sự hòa trộn các phương pháp, các thủ pháp với nhau. Đến lượt độc giả, họ cũng 
tiếp nhận tác phẩm trên tâm thế không quan tâm nhiều đến phương pháp sáng tác. Thậm chí, 
kinh tế thị trường, với sự thương mại hóa ấn phẩm nghệ thuật, đã tác động mạnh mẽ đến thị hiếu 
tiêu dùng, khiến người đọc lại chú ý hơn đến những thể loại tiểu thuyết phiêu lưu, trinh thám, 
, và bị tác động bởi những yếu tố quảng cáo, tiếp thị khi tìm đến văn học. Trước tình hình đó, 
có vẻ văn học hiện thực chủ nghĩa cũng như việc nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực có tiền đồ 
không mấy xán lạn. Tuy nhiên, trong sáng tác, người ta vẫn không thể cắt đứt hoàn toàn với 
truyền thống hiện thực chủ nghĩa. Trong nghiên cứu, việc đổi mới quan niệm và đa dạng hóa 
phương pháp nghiên cứu đã mở thêm nhiều lối đi vốn còn đóng kín trước kia với văn học hiện 
thực. Điều đó, cho phép chúng ta có thể khai thác vấn đề trên những bình diện mới, soi xét văn 
học bằng những ánh sáng mới. 
Người nghiên cứu thời gian sau này tuy vẫn tìm đến những tác phẩm hiện thực chủ 
nghĩa nhưng lại tìm kiếm những vẻ đẹp khác mà trước đây, chưa được phát hiện hoặc chưa có 
điều kiện nói tới. Đó là vấn đề văn hóa trong bài Những kí hiệu văn hóa trong vũ điệu Natasha 
Rostova (Nghiên cứu văn học, 12/2010) của Phạm Gia Lâm, về tôn giáo trong Lev Tolstoi, nghệ 
thuật và tôn giáo (Văn học nước ngoài, 11/2010) của Hồ Sĩ Vịnh, hay vấn đề dịch thuật trong 
bài Việc dịch và xuất bản Tolstoi ở Việt Nam, những thành tựu và những vấn đề cấp bách 
(Nghiên cứu văn học, 11/2010) của Phạm Vĩnh Cư, 
Nói tóm lại, việc nghiên cứu vấn đề chủ nghĩa hiện thực kể từ sau Đổi mới đến nay đã 
không ngừng tiến bộ, từ chỗ dựa trên nền tảng lí luận văn nghệ Marxist truyền thống đến sự kết 
hợp giữa lí luận văn nghệ Marxist hiện đại và những lí luận văn nghệ ngoài Marxist; từ chỗ duy 
trì quan điểm nghiên cứu có phần thiên ái đối với giá trị hiện thực, chủ nghĩa hiện thực đến thái 
độ khách quan, công bằng hơn; từ chỗ độc tôn một phương pháp nghiên cứu đến đa dạng hóa 
các công cụ đi vào thế giới nghệ thuật. Những thay đổi ấy đã mang lại sự chuyển biến tích cực 
cho việc nghiên cứu văn học nói chung và chủ nghĩa hiện thực nói riêng. 
Trải qua ba mươi năm đổi mới, việc nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực đã có những thay 
đổi khá căn bản và toàn diện, từ cơ sở nghiên cứu cho đến quan điểm nghiên cứu và phương 
pháp nghiên cứu, mang lại những nhận thức ngày càng sâu sắc và toàn diện về chủ nghĩa hiện 
thực. Trong quá trình nhận thức đó, vị trí của chủ nghĩa hiện thực cũng có nhiều thăng giáng, 
Ba mươi năm đổi mới nghiên cứu về chủ nghĩa hiện thực (1986 – 2016) 
14 
vai trò của chủ nghĩa hiện thực cũng có đậm nhạt khác nhau, bản chất mĩ học và số phận lịch sử 
của chủ nghĩa hiện thực cũng ít nhiều biến đổi nhưng có thể thấy, lực lượng nghiên cứu ngày 
một đông đảo và chuyên nghiệp hơn, quan điểm nghiên cứu ngày một cởi mở và đúng đắn hơn, 
phương pháp nghiên cứu ngày một phong phú, đa dạng hơn, vấn đề nghiên cứu ngày một phong 
phú hơn, mang lại những kết quả nghiên cứu ngày một khoa học và giàu ý nghĩa hơn. Thành 
quả nghiên cứu ấy đã góp phần làm thay đổi diện mạo nền nghiên cứu văn học nước nhà, theo 
hướng khoa học, hiện đại và hội nhập sâu rộng hơn với thế giới. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Lại Nguyên Ân (2003). Sống với văn học cùng thời, NXB Thanh niên, Hà Nội. 
[2]. Nguyễn Văn Dân (2005). Vì một nền lý luận phê bình văn học chất lượng cao, NXB Khoa học xã 
hội, Hà Nội. 
[3]. Trịnh Bá Đĩnh chủ biên (2013). Lịch sử lý luận phê bình văn học Việt Nam, Khoa học xã hội, Hà 
Nội. 
[4]. Đỗ Lai Thúy (2010). Phê bình văn học – con vật lưỡng thê ấy (Tư tưởng phê bình văn học Việt Nam, 
Một cái nhìn lịch sử), NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. 
[5]. Lộc Phương Thủy chủ biên (2007). Lý luận phê bình văn học thế giới thế kỉ XX, Giáo dục, Hà Nội. 
[6]. Lê Hồng Sâm (1999). “Xung quanh chủ nghĩa hiện thực của Balzac”, Tạp chí Văn học, (6), tr. 23-28. 
THIRTY YEARS OF RESEARCH INNOVATION 
ABOUT REALISM (1986 – 2006) 
Nguyen Thi Hong Hanh 
School of Education, Can Tho University 
Email: nthhanh@ctu.edu.vn 
ABSTRACT 
The study on Realism in Vietnamese literature had earlier been interested by experts; 
however, it was not until the Reform initiated and led by the Communist Party in 1986 it 
gained important and synchronous changes as well as reaped significant achievements, 
Over thirty years, the study on realism has been renovated from research background to 
research perspective and research methods. This innovation, on the one hand, makes 
awareness of realism more and more perfective, on the other hand, helps the study of 
Vietnamese literature more increasing, catch up with the development of the advanced 
studies of literature in the world. 
Keywords: Realism research method, research opinion, research institutions. 

File đính kèm:

  • pdfba_muoi_nam_doi_moi_nghien_cuu_ve_chu_nghia_hien_thuc_1986_2.pdf