Ảnh hưởng của tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ đến chất lượng thông tin kế toán quản trị tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt
Các DN (DN) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giữ vị trí quan trọng trong
việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM và cả nước. Hiện nay, các DN
trên địa bàn TP.HCM đang từng bước nâng cao chất lượng thông tin của kế toán quản trị
(KTQT) và từng bước hoàn thiện hệ thống KSNB (HTKSNB). Vậy giữa tính hữu hiệu của
HTKSNB và chất lượng thông tin KTQT có mối quan hệ với nhau không? Các nhân tố
nào ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB và tính hữu hiệu của HTKSNB có ảnh
hưởng đến chất lượng thông tin KTQT không? Trả lời câu hỏi này, giúp cho chúng ta đưa
ra các giải pháp nhằm nâng cao tính hữu hiệu của HTKSNB. Từ đó, nâng cao chất lượng
thông tin KTQT, trên cơ sở đó giúp cho việc cung cấp thông tin phục vụ tốt cho công tác
quản lý, tăng hiệu quả hoạt động, khả năng cạnh tranh của các DN trên địa bàn TP.HCM.
Để thực hiện các mục tiêu trên, tác giả sử dụng phương pháp hỗn hợp bao gồm phương
pháp định tính và phương pháp định lượng. Phương pháp định tính được thực hiện, trên
cơ sở nghiên cứu tổng quan các nghiên cứu trước đây và thảo luận với các chuyên gia để
giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB, giải thích sự ảnh
hưởng của tính hữu hiệu của HTKSNB đến chất lượng thông tin KTQT, từ đó xác định
mô hình nghiên cứu. Phương pháp định lượng được thực hiện trên cơ sở sử dụng mô hình
cấu trúc tuyến tính (SEM) để xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTKSNB và xác định ảnh hưởng và mức độ ảnh
hưởng của tính hữu hiệu của HTKSNB đến chất lượng thông tin KTQT. Kết quả nghiên
cứu năm nhân tố có mức độ ảnh hưởng từ cao đến thấp đến tính hữu hiệu của HTKSNB
là: Giám sát; Thông tin truyền thông; Hoạt động kiểm soát, đánh giá rủi ro; Môi trường
kiểm soát và tính hữu hiệu của HTKSNB. Có ảnh hưởng đến chất lượng thông tin KTQT
của các DN, trên địa bàn TP.HCM.
> 0,9, RMSEA là 0,060 < 0,08, như vậy qua phân tích nhân tố khẳng định (CFA) kết luận là mô hình đo lường phù hợp với dữ liệu thực tế. Mức ý nghĩa Chi bình phương(Cmin), P-value là 0,000 < 0,05 là do cở mẫu nhỏ. 5.4 Kết quả phân tích cấu trúc tuyến tính 5.4.1. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình Từ dữ liệu thu thập và kết quả của kiểm định CFA, sử dụng phần mềm AMOS, ta có bảng sau: Bảng 5: Kết quả đánh giá mức độ phù hợp của mô hình STT Chỉ tiêu Giá trị 1 Chi bình phương điều chỉnh theo bậc tự do (Cmin/df)< 5 1,973 2 Mức ý nghĩa Chi bình phương(Cmin) P-value > 0,05 0,000 3 Chỉ số TLI > 0,90 0,928 4 Chỉ số thích hợp so sánh CFI > 0,90; 0 < CFI < 1, càng tiến dần về 1 là phù hợp 0,936 5 Chỉ số RMSEA; RMSEA < 0,05: Mô hình phù hợp tốt; RMSEA < 0,08: Mô hình chấp nhận; RMSEA càng nhỏ đánh giá càng tốt 0,063 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ AMOS) Ta thấy, giá trị Chi bình phương điều chỉnh theo bậc tự do (Cmin/df) là 1,973 < 5, TLI là 0,928 > 0,9, CFI là 0,936 > 0,9, RMSEA là 0,063 < 0,08. Qua số liệu trên kết luận: Sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để phân tích ảnh hưởng của tính hữu hiệu của HTKSNB đến chất lượng thông tin KTQT của các DN trên địa bàn TP.HCM, là phù hợp với n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 84 dữ liệu thực tế. Mức ý nghĩa Chi bình phương(Cmin), P-value là 0,000 < 0,05 là do cở mẫu nhỏ. 5.4.2. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu Bảng 6: Kết quả phân tích mô hình SEM- Regression Weights: (Group number 1 - Default model) Mối quan hệ Estimate S.E. C.R. P Kết luận Tính hữu hiệu HTKSNB <--- Đánh giá rủi ro 0,079 0,125 0,632 0,008 Chấp nhận H2 Tính hữu hiệu HTKSNB <--- Giám sát 0,372 0,075 4,966 *** Chấp nhận H5 Tính hữu hiệu HTKSNB <--- Môi trường kiểm soát 0,019 0,048 0,394 0,004 Chấp nhận H1 Tính hữu hiệu HTKSNB <--- Thông tin và truyền thông 0,368 0,108 3,413 *** Chấp nhận H4 Tính hữu hiệu HTKSNB <--- Hoạt động kiểm soát 0,087 0,045 1,931 0,004 Chấp nhận H3 Chất lượng thông tin KTQT <--- Tính hữu hiệu HTKSNB 0,169 0,121 1,401 0,001 Chấp nhận H6 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ AMOS) Căn cứ vào kết quả trên, giá trị P của các mối quan hệ tác động giữa các nhân tố trong mô hình đều nhỏ hơn 5%, vì vậy chấp nhận tất cả các giả thuyết đặt ra. 5.4.3. Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTKSNB Từ Bảng 6, lập nên bảng mức độ tác động của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTKSNB: Bảng 7: Mức độ tác động của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTKSNB Mối quan hệ Estimate Tỷ lệ % Vị trí mức độ tác động Tính hữu hiệu HTKSNB <--- Đánh giá rủi ro 0,079 8.5 4 Tính hữu hiệu HTKSNB <--- Giám sát 0,372 40,2 1 Tính hữu hiệu HTKSNB <--- Môi trường kiểm soát 0,019 2,1 5 Tính hữu hiệu HTKSNB <--- Thông tin và truyền thông 0,368 39,8 2 Tính hữu hiệu HTKSNB <--- Hoạt động kiểm soát 0,087 9,4 3 Tổng cộng 0,925 100 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ AMOS) n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 85 Kết luận: Mức độ tác động của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTKSNB của các DN trên địa bàn TP.HCM, theo mức độ từ cao xuống thấp là: Giám sát, thông tin và truyền thông, hoạt động kiểm soát, đánh giá rủi ro, môi trường kiểm soát. 5.4.4. Đánh giá mức độ tác động của tính hữu hiệu của HTKSNB đến chất lượng thông tin KTQT Từ Bảng 6, ta thấy tính hữu hiệu của HTKSNB có ảnh hưởng đến chất lượng thông tin KTQT, và mối quan hệ này có hệ số là: 0,169. 6. Kết luận và khuyến nghị 6. 1. Kết luận Mục tiêu của tác giả trong nghiên cứu này là xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTKSNB, đánh giá ảnh hưởng của tính hữu hiệu của HTKSNB đến chất lượng thông tin KTQT các DN tại TP.HCM. Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được tác giả thực hiện dựa trên sự tham khảo các công trình nghiên cứu trước, tham khảo ý kiến của các chuyên gia là cán bộ giảng dạy ở các trường đại học, cán bộ kế toán và kiểm soát nội bộ trong DN. Tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu với 5 nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của HTKSNB và ảnh hưởng của tính hữu hiệu của HTKSNB đến chất lượng thông tin KTQT. Nghiên cứu định lượng được thực hiện trên cơ sở sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM), tác giả gởi 260 bảng câu hỏi khảo sát gửi đến DN trên địa bàn TP.HCM, thu về được 250 bảng hỏi hợp lệ. Trên cơ sở dữ liệu thu thấp, tác giả đánh giá độ tin cậy thang đo, phân tích EFA, phân tích CFA, phân tích cấu trúc tuyến tính, dựa vào công cụ SPSS 20.0, AMOS. Từ đó, xác định các nhân tố ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTKSNB, đánh giá ảnh hưởng của tính hữu hiệu của HTKSNB đến chất lượng thông tin KTQT. Kết quả nghiên cứu khẳng định, có 5 nhân tố ảnh hưởng đến đến tính hữu hiệu của HTKSNB và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này là: Giám sát là 0,372 ( 40,2%), thông tin và truyền thông là 0,368 (39,8%); Hoạt động kiểm soát là 0,087 (9,4%); Đánh giá rủi ro là 0,079 ( 8,5%); Môi trường kiểm soát là 0,019 ( 2,1% ) và Tính hữu hiệu của HTKSNB có ảnh hưởng đến chất lượng thông tin KTQT, mối quan hệ này có hệ số là: 0,169. 6.2. Khuyến nghị Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tác giả nhận thấy rằng, để nâng cao chất lượng thông tin KTQT cần phải nâng cao tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DN trên địa bàn TP.HCM. Những khuyến nghị để nâng cao tính tính hữu hiệu của HTKSNB như sau: - Về công tác giám sát: DN phải thực hiện tốt công tác giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ hoạt động của đơn vị, giám sát các giao dịch phát sinh để nắm bắt các chứng từ, hồ sơ một cách đầy đủ, giúp nhà quản lý dễ dàng theo dõi và phát hiện các sai phạm nếu có trong công tác kế toán, kiểm toán của DN, - Về thông tin & truyền thông: DN cần có cơ chế để thông tin được tiếp nhận đầy đủ và chính xác từ cấp trên xuống cấp, được truy cập thuận tiện, trung thực, đảm bảo phù hợp với quy định, - Về hoạt động kiểm soát: DN cần xây dựng và hoàn thiện quy định về bảo vệ tài sản vật chất và thông tin, các hoạt động kiểm soát, nhằm đảm bảo tài sản được bảo vệ một cách n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 86 chặt chẽ; thực hiện tốt tổ chức kiểm tra độc lập, tổ chức phân tích rà soát nhằm phát hiện ra các thay đổi bất thường để nhà quản lý có các biện pháp can thiệp kịp thời, - Về đánh giá rủi ro: DN cần thực hiện tốt công tác quản lý rủi ro, như: Nhận dạng rủi ro trong khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh; Xác định mức độ quan trọng của rủi ro; Xác định xác suất xảy ra rủi ro; Tìm ra biện pháp để quản trị; Đối phó với rủi ro, và xử lý rủi ro, - Về môi trường kiểm soát: DN cần hoàn thiện việc phân chia quyền hạn và trách nhiệm, chính sách nhân sự, cơ cấu của tổ chức, nâng cao tính trung trực và các giá trị đạo đức, --------------------------------- Tài liệu tham khảo 1. Bộ môn HTTT kế toán, trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, 2016. Giáo trình HTTT Kế toán, NXB Kinh tế. 2. Bộ môn Kiểm toán, trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, 2016. Giáo trình KSNB, NXB Kinh tế. 3. Hồ Tuấn Vũ, 2016. Các nhân tố ảnh hướng tới sự hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận văn TS, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. 4. Nguyễn Hoàng Dũng, 2017. Hoàn thiện tổ chức HTTT kế toán quản trị trong cácDN sản xuất xi măng Bắc miền Trung. Luận án TS Học viện Tài chính. 5. Nguyễn Ngọc Lý, 2016. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các DN kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ Việt Nam. Luận văn Ths. Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh. 6. Trần Phước, Đỗ Thị Thu Thủy, 2016. Các nhân tố tác động đến việc xây dựng hệ thống KSNB tại các DN khởi nghiệp. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Khởi nghiệp (START-UP 2016) tại Đại học Nguyễn Tất Thành TP.HCM, ISBN:978-604-67-0811-7, trang 49, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật. 7. Võ Thị Hiếu, 2017. Tác động của định hướng khách hàng, định hướng đối thủ cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh doanh thông qua mức độ sử dụng HTTT kế toán quản trị. Luận văn Ths.Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. 8. COSO, 2013. Internal Control – Integrated Framework, New York: s.n. 9. D.Lalithia Rani and Fitsum Kidane (2012). Characteristics and important quality factors of management accounting information system. A journal of Radix International Educational and Research Consortium vol 1. 10. Ilham Hidayah Napitupulu, Sri Mahyuni, Jojor Lisbarani, 2016. The impact of internal control effectiveness to the quality of management accounting information system: The survey on State-owned interprises (SOEs). Journal of Theoretical and Applied Information Technology, 88: 358-366. 11. Jean Cao, Ying Chen, Bin Lin, Chunli Liu, Longwen Zhang. (2017). Can Information Technology Investment Improve Internal Control Effectiveness? Evidence form China. Proceedings of the 18th Asian Accounting Association (Four A) Annual Conference 2017. 12. Jung Wang (2015). An Empirical Study of the Effectiveness of Internal Control and Influencing Factors. Management & Engineering 18, 1838-5745. 13. Moni Muskanan (2014). The effectiveness of internal controlling system implementation in fiscal decentralization application. Procedia – Social and Behavioral Sciences 164, 180-193. 14. Salah A. Hammad, Ruzita Jusoh, Imam Ghozali, (2013) "Decentralization, perceived environmental uncertainty, managerial performance and management accounting system information in Egyptian hospitals", International Journal of Accounting and Information Management, Vol. 21 Issue: 4, pp.314-330. 15. W. H. DeLone and E. R. McLean. The DeLone and McLean, 2016. Information system success measurement. Foundations and Trends in Information Systems, 2(1):1–116. ---------------------------------
File đính kèm:
- anh_huong_cua_tinh_huu_hieu_cua_he_thong_kiem_soat_noi_bo_de.pdf