Bài giảng Mạng không dây và di động - Chương 4: Chuyển giao (handoff), định lại tuyến (rerouting) và quản lý định vị (location management)

Chuyển giao và định lại tuyến trong mạng di động

Giới thiệu

Các phương pháp định lại tuyến:

Thiết lập lại hoàn toàn (Full Re-Establishment)

Incremental Re-Establishment (Thiết lập lại từng bước)

Các thuật toán phát hiện điểm giao (Crossover point)

Prior path knowledge discovery

Backward tracking discovery

Quản lý định vị

 

ppt27 trang | Chuyên mục: Mạng Máy Tính | Chia sẻ: dkS00TYs | Lượt xem: 2655 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Mạng không dây và di động - Chương 4: Chuyển giao (handoff), định lại tuyến (rerouting) và quản lý định vị (location management), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
Chương 4: Chuyển giao (handoff), định lại tuyến (rerouting) và quản lý định vị (location management) Chuyển giao và định lại tuyến trong mạng di động Giới thiệu Các phương pháp định lại tuyến: Thiết lập lại hoàn toàn (Full Re-Establishment) Incremental Re-Establishment (Thiết lập lại từng bước) Các thuật toán phát hiện điểm giao (Crossover point) Prior path knowledge discovery Backward tracking discovery Quản lý định vị Chuyển giao và định lại tuyến trong mạng di động Giới thiệu Các MH có thể di chuyển giữa các tế bào Khi có một phiên truyền thông diễn ra khi MH chuyển từ một cell sang một cell khác, phiên sẽ bị gián đoạn Chuyển giao là quá trình diễn ra trong mạng di động cho phép các MS khả năng sử dụng dịch vụ không gián đoạn và khả năng di chuyển ra ngoài vùng phủ sóng của một BS Định nghĩa: Handoff là quá trình chuyển giao điều khiển và trách nhiệm duy trì kết nối từ một BS sang một BS Các phương pháp định lại tuyến Định lại tuyến là kết quả của quá trình chuyển giao Đường đi của các gói tin phải được cập nhật qua BS mới của MH Định nghĩa: Quá trình thiết lập lại một đường đi do kết quả của chuyển giao gọi là định lại tuyến Các phương pháp định lại tuyến Giả sử chuyển giao và định lại tuyến được khởi hoạt bởi MH đích, MH nguồn được giả sử là đứng yên MH có thể đo độ mạnh của tín hiệu để biết thời điểm chuyển sang tế bào khác Điểm giao là điểm mà tại đó đường đi của kết nối đến BS mới và BS cũ tách ra Gợi ý là thông báo cho MH về quá trình chuyển giao sắp diễn ra Các thuật toán sẽ tránh việc làm mất thứ tự các gói tin Ví dụ định lại tuyến Thiết lập lại hoàn toàn (Full Re-Establishment) FR thực hiện định lại tuyến bằng cách tạo ra các kênh mới hoàn toàn giữa MH và server Thời gian định tuyến lại phụ thuộc vào số các hop giữa MH và server Thiết lập lại hoàn toàn không có gợi ý Thiết lập lại hoàn toàn có gợi ý Thiết lập lại hoàn toàn có gợi ý Thiết lập lại từng bước (Incremental Re-Establishment) IR cố gắng tận dụng lại nhiều nhất kết nối đã thiết lập Thời gian định tuyến lại phụ thuộc vào khoảng cách giữa điểm giao và các BS Thiết lập lại từng bước không có gợi ý Thiết lập lại từng bước có gợi ý Thiết lập lại từng bước có gợi ý Xác định điểm giao Tìm hiểu 2 thuật toán xác định điểm giao Prior path knowledge discovery (tìm kiếm dựa trên thông tin về đường đi trước) Backward tracking discovery (tìm kiếm lần ngược) Ký hiệu MIR: là switch mà MH chuyển đến DEST: là switch của MH đích SRC: chỉ switch cũ của MH CX: Crossover switch Prior path knowledge discovery Dựa vào thông tin về các nút trên tuyến từ SRC đến DST MIR chọn CX Mỗi nút trên tuyến từ SRC đến DST được coi là một điểm đích Đường đi ngắn nhất theo số bước từ MIR đến từng nút được tính Nút nào có tuyến ngắn nhất giữa các nút được chọn là CX Prior path knowledge discovery Giả sử G=(V,E) biểu diễn mạng ATM (ngoại trừ BS) Giả sử tuyến kết nối từ SRC→DEST là O, trong đó O là tập con của G và V(O)={Oi = SRC, O2, …, Oy = DEST} Begin Cho thông tin về các nút trong tuyến SRC→DEST, For each , trong đó {i = 1, 2, …, y} Tính toán đường đi ngắn nhất theo bước từ MIR → Oi Giả sử các đường đi này là Mi If (Mi ≠ 0) 	Begin 	Tính toán Ox, trong đó Mx = Ngắn nhất {Mi} 	Từ đây CX = Ox 	Or 	#Trường hợp có nhiều đường ngắn nhất 	Begin 	If Ngắn nhất {Mi} = {Mx, My, …, Mz} Prior path knowledge discovery 	hay là |Mx| = |My| = … = |Mz| 	Begin 	Tính toán các đường đi ngắn nhất từ 	SRC đến {Ox, Oy, … , Oz} 	Giả sử các đường đó là St 	Khi đó CX = Ok nếu Ok = Ngắn nhất{St}, 	trong đó t = {x, y, … , z} 	có nghĩa là chọn CX gần với SRC nhất 	End 	End 	End Else 	Begin 	G bị phân mảnh 	hay là CX không thể tới được từ MIR 	End End Backward tracking discovery Tiến trình xác định điểm giao được khởi hoạt bởi BS cũ Thuật toán xác định điểm giao lần ngược theo tuyến kết nối từ SRC đến DEST, lần lượt từng nút trên tuyến Tại mỗi nút, thuật toán kiểm tra bảng định tuyến Nếu nút sử dụng cùng một cổng để đến BS cũ và BS mới thì quay ngược lại một nút, switch này là CX CX sẽ thiết lập phần đường kết nối đến BS mới Quản lý định vị: mô hình kiến trúc mạng Một số trạm cơ sở (BS) kết nối đến bộ điều kiển trạm cơ sở (BSC) Chức năng chính của BSC: quản lý tài nguyên radio như thực hiện chuyển giao (handoff) và cấp phát kênh radio cho các MT (mobile terminal) hay là MH BSC kết nối với MSC Chức năng của MSC là chuyển mạch, điều phối đăng ký định vị và phân phát cuộc gọi MSC kết nối đến cả mạng PSTN (Public Switched Telephone Network) và mạng tín hiệu SS7 (Signaling System No. 7) Quản lý định vị: mô hình kiến trúc mạng Chế độ hiện tại của quản lý định vị dựa trên phân rã hai cấp, trong đó có hai loại CSDL: HLR (Home Location Register) và VLR (Visitor Location Register) để theo dõi MT Có ít nhất một HLR và người dùng liên kết vĩnh viễn với một HLR Có nhiều VLR, mỗi VLR lưu thông tin của MT (lấy xuống từ HLR) đang trong vùng quản lý của mình Quản lý định vị: SS7 Các chức năng mức quản lý mạng như xử lý cuộc gọi và đăng ký định vị đều thực hiện nhờ trao đổi các thông điệp tín hiệu (signaling messages) qua mạng SS7 Mỗi VLR liên kết với một hoặc nhiều MSC và liên lạc với MSC qua SS7 HLR kết nối với mạng với SS7 qua STP Quản lý định vị Quản lý định vị bao gồm 2 nhiệm vụ chính: đăng ký định vị và phân phối cuộc gọi Các thủ tục đăng ký định vị cập nhật các CSDL định vị HLR và VLR, xác minh MT Các thủ tục phân phối cuộc gọi xác định vị trí của MT dựa trên thông tin có trong HLR và VLR Quản lý định vị: đăng ký định vị Để có thể phân phối cuộc gọi, mạng cần theo dõi được vị trí của mỗi MT Thông tin định vị lưu trong 2 CSDL: HLR và VLR Khi MT di chuyển trong mạng cần cập nhật CSDL bằng các thông tin mới Quá trình cập nhật gọi là đăng ký định vị Mạng được chia ra thành nhiều vùng đăng ký RA (Registration Area), mỗi vùng gồm nhiều cell và đều kết nối đến cùng một MSC Khi MT đi vào một RA, nếu RA thuộc cùng một VLR, ID của RA mới được cập nhật trong VLR. Nếu khác: Đăng ký MT với VLR mới Cập nhật HLR với ID của VLR mới Xoá đăng ký tại VLR cũ Quản lý định vị: đăng ký định vị Các thủ tục đăng ký định vị MT đi vào RA mới và truyền thông điệp cập nhật định vị cho BS mới BS chuyển thông điệp này đến MSC, MSC khởi tạo một truy vấn đăng ký đến VLR của nó VLR cập nhật bản ghi của MT. Nếu RA của một VLR mới thì VLR mới xác định địa chỉ của HLR của MT qua MIN (Mobile Identification Number). VLR mới gửi thông điệp đăng ký định vị cho HLR. Nếu không thì việc đăng ký kết thúc Quản lý định vị: đăng ký định vị HLR thực hiện các thủ tục cần thiết để xác minh MT và ghi lại ID của VLR mới. HLR gửi thông điệp báo nhận đã đăng ký cho VLR mới HLR gửi thông điệp kết thúc đăng ký cho VLR cũ VLR cũ xoá đi bản ghi của MT và gửi thông điệp báo nhận đã kết thúc cho HLR Quản lý định vị: phân phối cuộc gọi Hai bước chính liên quan đến phân phối cuộc gọi: Xác định VLR phục vụ cho MT được gọi Xác định vị trí của cell của MT được gọi Xác định VLR phục vụ cho MT được gọi liên quan đến các thủ tục tìm kiếm CSDL MT gọi gửi tín hiệu khởi tạo cuộc gọi đến cho MSC qua BS MSC xác định địa chỉ của HLR của MT được gọi và gửi thông điệp yêu cầu định vị đến cho HLR HLR xác định VLR của MT được gọi và gửi thông điệp yêu cầu tuyến đến cho VLR. VLR chuyển tiếp thông điệp đến cho MSC phục vụ MT MSC tạo ra TLDN (temporary local directory number) gửi trả lời cho HLR cùng với TLDN HLR chuyển tiếp thông tin cho MSC của MT gọi MSC gọi yêu cầu thiết lập cuộc gọi cho MSC được gọi qua SS7 Quản lý định vị: phân trang Do mỗi MSC liên kết với một RA, mỗi RA có nhiều cell, cần có cơ chế để xác định cell của MT được gọi Phân trang (paging) là thủ tục truyền toả tín hiệu cho tất cả các cell trong RA của MT được gọi Khi nhận được tín hiệu, MT trả lời để MSC có thể xác định được cell của MT 

File đính kèm:

  • pptBài giảng Mạng không dây và di động - Chương 4 Chuyển giao (handoff), định lại tuyến (rerouting) và quản lý định vị (location management).ppt
Tài liệu liên quan