Ý chí và hành động ý chí

1. Trình bày đ-ợc định nghĩa và vai trò của ý chí đối với đời sống con ng-ời - liên hệ

với thực tiễn nghề nghiệp sau này.

2. Phân tích đ-ợc các phẩm chất ý chí của nhân cách.

3. Nêu đ-ợc định nghĩa và phân loại hành động ý chí.

4. Phân biệt đ-ợc các loại hành động tự động hoá.

5. Trình bày đ-ợc các quy luật hình thành kỹ xảo.

 

pdf10 trang | Chuyên mục: Tâm Lý Học | Chia sẻ: tuando | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt nội dung Ý chí và hành động ý chí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 động cơ sẽ đi đến quyết định: học bài – thì lập 
tức ta ngồi ngay vào bàn học. 
Có thể nói loại hành động này nổi rõ nhất là cá nhân ý thức đ-ợc mục đích của hành 
động, nh-ng việc lựa chọn ph-ơng pháp, ph-ơng tiện, theo dõi, kiểm tra, đánh giá, sự nỗ lực 
ý chí ... không thể hiện rõ. 
2. 2. 2. Hành động ý chí cấp bách: 
Hành động ý chí cấp bách là những hành động xảy ra trong một thời gian rất ngắn 
ngủi, đòi hỏi phải có sự quyết định và thực hiện quyết định trong chớp nhoáng. Trong hành 
động này các đặc điểm trên tựa nh- hoà nhập vào nhau, không phân biệt rõ ràng. 
 Ví dụ: tấm g-ơng vì bạn quên mình của 1 em thiếu niên 13 tuổi ở huyện Đông Anh, 
trên đ-ờng đi học về, khi đi qua dòng sông em bỗng nhìn thấy có 2 cánh tay chới với giữa 
dòng n-ớc. Lúc này, không một chút do dự, em lao ngay xuống dòng n-ớc để cứu bạn. 
Nh-ng thật không may, khi dìu đ-ợc bạn vào bờ, vì đuối sức nên mặc dù đ-ợc cấp cứu 
nh-ng em đã không qua khỏi. 
 Qua ví dụ trên chúng ta thấy tr-ớc một sự việc diễn ra bất ngờ, gay go nh- thế, đòi 
hỏi con ng-ời phải có những quyết định kịp thời và cũng phát thực hiện quyết định đó một 
cách nhanh nhạy, dũng cảm, tình thế đã không cho phép ta suy nghĩ đắn đo, do dự. Hành 
động nhảy xuống dòng n-ớc chảy xiết để cứu bạn của em học sinh đó chính là hành động ý 
chí cấp bách: ở đây, việc đề ra mục đích, lựa chọn ph-ơng pháp, ph-ơng tiện, điều khiển, 
điều chỉnh, sự nỗ lực khắc phục khó khăn diễn ra gần nh- đồng thời. 
2. 2. 3. Hành động ý chí phức tạp: 
Hành động ý chí phức tạp là loại hành động ý chí điển hình, trong đó cả 3 đặc điểm 
trên đ-ợc thể hiện đầy đủ, rõ ràng. 
 Hành động ý chí điển hình là hành động đ-ợc h-ớng vào những mục đích mà việc 
đạt tới chúng đòi hỏi phải khắc phục những khó khăn, trở ngại, do đó, phải có sự hoạt động 
tích cực của t- duy và những sự nỗ lực ý chí đặc biệt. 
 Ví dụ: ng-ời bác sỹ tiến hành một ca phẫu thuật. 
 3. Hành động tự động hoá- kỹ xảo và thói quen 
3.1. Hành động tự động hoá (HĐTĐH): 
Hành động tự động hoá là loại hành động vốn lúc đầu là hành động có ý thức, có 
ý chí nh-ng do lặp đi lặp lại nhiều lần hay do luyện tập, mà về sau trở thành tự động, 
nghĩa là không cần có sự kiểm soát trực tiếp của ý thức mà vẫn thực hiện có kết quả. 
 Ví dụ: hành động đi xe đạp, đan len ... 
Hành động tự động hoá không có sự tham gia của ý thức; hành động bản năng cũng 
không có sự tham gia của ý thức. Vậy hành động tự động hoá có phải là hành động bản 
năng hay không? Hành động tự động hoá không phải là hành động bản năng bởi vì tuy bình 
th-ờng HĐTĐH có vẻ nh- là hành động bản năng vì không có sự tham gia của ý thức, 
nh-ng trong 1 tình huống nào đó chẳng hạn nh- khi hành động gặp trở ngại thì lập tức ý 
thức xuất hiện, ý chí lại tham gia điều chỉnh (VD: khi đan có lỗi, ta biết ngay). 
HĐTĐH tuy đ-ợc hình thành từ hành động ý chí, nh-ng nó không phải là hành động 
ý chí bởi vì hành động ý chí bao giờ cũng có sự nỗ lực ý chí kể từ khi hình thành mục đích, 
chọn lựa ph-ơng tiện, ph-ơng pháp, thực hiện cho đến kết thức hành động. Còn HĐTĐH thì 
hầu nh- không có sự tham gia của ý chí. 
 VD: Khi mới tập đánh máy chữ thì hành động đó đ-ợc thực hiện với t- cách là hành 
động ý chí. Nh-ng về sau do luyện tập nhiều lần nó trở thành HĐTĐH, bây giờ ta có thể 
đánh máy chữ một cách thành thạo, không cần nhìn vào các phím chữ, chỉ cần nhìn vào tài 
liệu ta cũng có thể đánh chính xác. 
Trong một hành động ý chí, th-ờng bao giờ cũng có 1 số thành phần đã đ-ợc tự 
động hoá, nhờ vậy mà ý thức và nghị lực đ-ợc tập trung vào những thành phần chủ yếu, 
quan trọng của hành động. 
 VD: Trong việc học tập ở trên lớp, sau một thời gian luyện tập, việc ghi chép trở 
thành tự động, nhờ vậy mà ý thức và sự nỗ lực đ-ợc tập trung vào việc nghe giảng để lĩnh 
hội đ-ợc nội dung của bài giảng, không bị phân tán vào việc ghi chép. 
3. 2. Các loại hành động tự động hoá: 
 Có 2 loại hành động tự động hoá: kĩ xảo và thói quen. 
3. 2. 1. Kỹ xảo: 
Kỹ xảo là loại hành động đ-ợc tự động hoá 1 cách có ý thức tức là đ-ợc tự động hoá 
nhờ luyện tập. 
Hành động kỹ xảo có các đặc điểm sau: 
- Không có sự kiểm soát th-ờng xuyên của ý thức, không cần có sự kiểm tra bằng thị giác. 
 VD: ng-ời đan len giỏi không cần nhìn chăm chú vào từng dòng, họ có thể xem vô 
tuyến, đọc truyện ... mà đan rất nhanh, nh-ng khi có sai sót họ phát hiện đ-ợc ngay nhờ 
cảm giác vận động, xúc giác. 
- Không có động tác thừa, kết quả cao mà ít tốn năng l-ợng thần kinh, cơ bắp. 
- Kỹ xảo đ-ợc hình thành trên cơ sở những kỹ năng sơ đẳng. 
 VD: kỹ xảo tiêm đ-ợc hình thành trên cơ sở luyện tập những kỹ năng, thao tác nh- sát 
trùng, lấy thuốc vào xi lanh, đuổi khí, sát trùng, tiêm ... 
3. 2. 2. Thói quen: 
Thói quen là loại hành động tự động hoá đã trở thành nhu cầu của con ng-ời. ở mỗi 
ng-ời chúng ta đều có những thói quen nhất định, đ-ợc tạo thành trong quá trình sống của 
mình: thói quen đánh răng buổi tối, tập thể dục buổi sáng ... Vì thói quen đã trở thành nhu 
cầu của con ng-ời nên nếu không đ-ợc thoả mãn thì con ng-ời cảm thấy khó chịu. 
- So sánh giữa kỹ xảo và thói quen: 
+ Giống nhau: 
 Đều là hành động tự động hoá, dựa trên cơ sở luyện tập. 
+ Khác nhau: 
Đặc điểm Kỹ xảo Thói quen 
Tính chất - Kỹ thuật thuần tuý, gắn với 
thao tác, động tác 
VD: Đi xe đạp, đan len, làm 
xiếc, tiêm, đo huyết áp 
- Là nhu cầu, đi vào nếp 
sống, sinh hoạt của con 
ng-ời 
VD: Tập thể dục buổi sáng, 
đánh răng buổi tối... 
Con đ-ờng hình thành - Luyện tập có mục đích, có 
hệ thống 
- Bằng nhiều cách khác nhau: 
lặp đi lặp lại nhiều lần, 
th-ờng xuyên, đều đặn, hoặc 
tự phát 
Hoàn cảnh phát sinh - Không gắn với tình huống 
nhất định nào 
VD: 1 bác sỹ có kỹ xảo rửa 
tay sạch sẽ, kỹ xảo đó có thể 
đ-ợc thực hiện bất cứ lúc nào 
khi cần thiết. 
- Gắn với 1 tình huống nhất 
định 
VD: Thói quen đứng dậy 
chào giáo viên khi vào lớp, 
đánh răng buổi sáng 
Tính bền vững - Dễ hình thành nh-ng cũng 
dễ mất 
- ổn định, bắt rễ vào hoạt 
động, hành vi của con ng-ời, 
khó sửa đổi, thay đổi hơn kỹ 
xảo. 
Ph-ơng diện đánh giá - Đánh giá về mặt kỹ thuật, 
thao tác: KX mới, tiến bộ; 
KX cũ, lạc hậu 
- Đánh giá về mặt đạo đức 
(vì gắn với tình cảm, thái 
độ): thói quen xấu, tốt 
- Mối quan hệ giữa kỹ xảo và thói quen: 
Kỹ xảo và thói quen đều là hành động tự động hoá nên giữa chúng có mối quan hệ 
gắn bó với nhau. Trong cuộc sống, có những hành động vừa là thói quen vừa là kỹ xảo. 2 
loại hành động này không loại trừ lẫn nhau mà là 2 mặt của 1 hành động cùng tồn tại, có tác 
dụng t-ơng trợ lẫn nhau. 
VD: Ng-ời bác sỹ tr-ớc khi tiến hành phẫu thuật phải rửa tay sạch sẽ, sát trùng cẩn 
thận, lúc đầu phải học cách rửa, về sau do luyện tập, trở thành kỹ xảo (rửa tay sạch sẽ, đúng 
kỹ thuật) và dần dần trở thành thói quen trong nghề nghiệp. 
3. 3. Các quy luật hình thành kỹ xảo: 
 Quá trình luyện tập để hình thành kỹ xảo diễn ra theo các quy luật sau đây: 
 3. 3. 1. QL về sự tiến bộ không đồng đều của kỹ xảo (KX) 
Trong quá trình luyện tập KX, kết quả luyện tập không đồng đều, lúc tiến bộ nhanh, 
lúc tiến bộ chậm. 
 VD: Trong quá trình học môn điều d-ỡng cơ bản, có những lúc sinh viên cảm thấy 
tiếp thu bài hay thực hiện các thao tác tiêm, băng bó rất nhanh và chuẩn xác, nh-ng có 
những lúc lại thấy tiếp thu chậm hơn. 
Quy luật này cho ta thấy rằng kết quả luyện tập KX không chỉ phụ thuộc vào số lần 
lặp đi lặp lại (củng cố) mà còn phụ thuộc vào những nguyên nhân khách quan và chủ quan 
khác: đặc điểm tâm sinh lý của cá nhân, ph-ơng tiện thực hiện, công cụ lao động, sự ảnh 
h-ởng của những ng-ời lạ ... 
3. 3. 2. QL "Đỉnh" của ph-ơng pháp luyện tập: 
Mỗi 1 ph-ơng pháp luyện tập KX chỉ đem lại chỉ đem lại 1 kết quả cao nhất đối với 
nó, không thể nâng kết quả lên cao hơn mức đó đ-ợc. Mức kết quả cao nhất mà mỗi 
ph-ơng pháp luyện tập có thể đem lại gọi là "Đỉnh" của ph-ơng pháp đó. 
Muốn đạt đ-ợc những kết quả cao hơn, phải không ngừng thay đổi ph-ơng pháp 
luyện tập, sử dụng các ph-ơng pháp có "đỉnh" cao hơn. Quy luật này cho thấy rõ phải 
th-ờng xuyên thay đổi ph-ơng pháp giảng dạy, học tập và ph-ơng pháp làm việc. 
3. 3. 3. QL về sự tác động qua lại giữa KX mới và KX cũ: 
Trong quá trình luyện tập KX mới, những KX cũ đã có ở ng-ời học có ảnh h-ởng rõ 
rệt đến việc hình thành KX mới. Sự ảnh h-ởng này có thể là tốt hay xấu. 
 - Khi KX cũ ảnh h-ởng tốt đến sự hình thành KX mới, làm cho KX mới hình thành 
nhanh hơn, dễ dàng hơn, bền vững hơn, đó là sự di chuyển KX (hay "cộng" KX). VD: Khi 
biết tiếng Pháp thì học tiếng Anh sẽ dễ dàng hơn. 
- Khi KX cũ ảnh h-ởng xấu đến sự hình thành KX mới, gây trở ngại, khó khăn cho 
sự hình thành KX mới, đó là sự giao thoa KX. VD: Khi ta học tiếng Nga, đôi khi ta vẫn nói 
và viết tiếng Nga theo ngữ pháp tiếng Việt. Chẳng hạn, kỹ xảo phát âm tiếng Việt làm cho 
học sinh phát âm sai chữ "H" hay chữ "M" . 
 Hiện t-ợng chuyển kỹ xảo hay “cộng” kỹ xảo xảy ra trong tr-ờng hợp giữa kỹ xảo 
cũ và kỹ xảo mới có cái gì đó giống nhau: cả hai kỹ xảo đều có những thủ thuật thực hiện 
hành động giống nhau, đều có cấu trúc nh- nhau  Trong tr-ờng hợp ng-ợc lại thì th-ờng 
xảy ra hiện t-ợng giao thoa kỹ xảo. 
 Do đó, khi luyện tập kỹ xảo mới, chúng ta cần tính đến những kỹ xảo cũ, đã có để 
có thể tận dụng những ảnh h-ởng tốt hoặc hạn chế ảnh h-ởng xấu của chúng đối với việc 
hình thành kỹ xảo mới. 
3. 3. 4. QL dập tắt kỹ xảo: 
Một KX đã đ-ợc hình thành, nh-ng nếu không đ-ợc sử dụng th-ờng xuyên thì sẽ bị 
suy yếu và cuối cùng có thể mất hẳn - đó là sự dập tắt kỹ xảo. 
Ví dụ: đã có một ngoại ngữ nào đó mà không sử dụng th-ờng xuyên thì kỹ năng sử 
dụng ngoại ngữ đó sẽ bị mai một đi. 
Quy luật này cho ta thấy rõ tầm quan trọng của nguyên tắc " Văn ôn võ luyện" trong 
việc hình thành kỹ xảo. 
Tài liệu đọc thêm cho học viên 
1. Tâm lý học - Phạm Minh Hạc - NXB Giáo dục 1992 
2. Tâm lý học đại c-ơng - Nguyễn Quang Uẩn - NXB ĐHQGHN 1998 
3. Tâm lý và Tâm lý y học - TS . Nguyễn Văn Nhận - NXB Y học 

File đính kèm:

  • pdfy_chi_va_hanh_dong_y_chi.pdf
Tài liệu liên quan