Xóa mù Linux - Cài đặt và sử dụng Fedora Core 2

Mục lục

1 Giới thiệu chung 3

1.1 Một số phiên bản Linux . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3

2 Cài đặt Fedora Core 2 5

2.1 Yêu cầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5

2.2 Chuẩn bị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5

2.3 Cài đặt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5

3 Làm quen 7

4 Nối mạng 9

5 Cập nhật 10

5.1 RPM Package Manager . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10

6 Sử dụng 11

6.1 Cài thêm fonts tiếng Việt và Unicode . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11

6.2 Nhập tiếng Việt bằng X-Unikey . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11

6.3 Duyệt web bằng Mozilla . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12

6.4 Liên lạc bằng Gaim . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13

6.5 Nghe nhạc mp3 bằng xmms . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14

6.6 Xem video bằng xine . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14

6.7 Sử dụng bộ Open Office . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14

6.8 Soạn thảo văn bản bằng Emacs/Vim/gEdit . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14

6.8.1 Emacs . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14

6.8.2 Vim . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15

6.8.3 gEdit . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15

6.9 Đồ hoạ bằng Gimp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16

6.10 Tạo ảnh vector bằng tgif . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16

6.11 Vẽ biểu đồ bằng gnuplot . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16

6.12 Xem file pdf bằng Acrobat Reader . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17

6.13 Lập trình C/C++ bằng gcc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18

6.13.1 C . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19

6.13.2 C++ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19

6.14 Lập trình Java bằng Sun J2SDK . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20

pdf23 trang | Chuyên mục: Linux | Chia sẻ: dkS00TYs | Lượt xem: 2529 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt nội dung Xóa mù Linux - Cài đặt và sử dụng Fedora Core 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
u tên là force.dat với nội dung như sau (file này có đi kèm
XMLinux). Save file này vào dưới thư mục xmlinux, thực hiện các lệnh dưới đây ở xmlinux.
# This file is called force.dat
# Force-Deflection data for a beam and a bar
# Deflection Col-Force Beam-Force
16
0.000 0 0
0.001 104 51
0.002 202 101
0.003 298 148
0.0031 290 149
0.004 289 201
0.0041 291 209
0.005 310 250
0.010 311 260
0.020 280 240
2. Khởi động gnuplot (gõ lệnh gnuplot)
3. Từ prompt của gnuplot (dấu >), gõ splot -x**3 -y, tiếp theo gõ splot sin(x)*cos(y),
cuối cùng là plot sin(x) title ’Sine Function’, tan(x) title ’Tangent’. Bạn sẽ
thấy được sự tiện lợi của GNUPLOT khi vẽ các đồ thị toán học kiểu z = −x3 − y,
z = sinx cos y,...
4. Vẽ đồ thị từ dữ liệu chuẩn bị trước bằng lệnh
> set title "Force Deflection Data for a Beam and a Column"
> set xlabel "Deflection (meters)"
> set ylabel "Force (kN)"
> set key 0.01,100
> set label "Yield Point" at 0.003,260
> set arrow from 0.0028,250 to 0.003,280
> set xr [0.0:0.022]
> set yr [0:325]
> plot "force.dat" using 1:2 title ’Column’ with linespoints , \
"force.dat" using 1:3 title ’Beam’ with points
> set terminal postscript eps color
> set output "force.eps"
> replot
Bằng cách trên bạn có thể tạo ra được file force.eps với đồ thị như hình 1
Cách dùng GNUPLOT chi tiết bạn có thể tham khảo ở rất nhiều trang web. Chỉ cần vào
Google và search Gnuplot Tutorial
6.12 Xem file pdf bằng Acrobat Reader
Trong FC2 đã có những chương trình xem PDF rất tốt như ggv hoặc xpdf, tôi hướng dẫn thêm
cách dùng Acrobat Reader vì dẫu sao nó cũng quen thuộc, nhiều tính năng, và dễ dùng đối với
những bạn thường làm việc với Windows.
[penguin@vcsj penguin]$ cd
[penguin@vcsj penguin]$ cd xmlinux/
[penguin@vcsj xmlinux]$ tar xvzf linux-508.tar.gz
[penguin@vcsj xmlinux]$ su
Password:
[penguin@vcsj xmlinux]# ./INSTALL
17
 0
 50
 100
 150
 200
 250
 300
 0 0.005 0.01 0.015 0.02
Fo
rc
e 
(kN
)
Deflection (meters)
Force Deflection Data for a Beam and a Column
Yield Point
Column
Beam
Hình 1: Vẽ đồ thị bằng GNUPLOT
Nhấn Enter một hồi cho tới khi nó hỏi mình accept hay decline với các điều khoản sử dụng,
nhập accept và Enter. Nó sẽ hỏi mình có đồng ý cài vào /usr/local/Acrobat5 hay không,
đồng ý bằng cách nhấn Enter.
Tiếp theo phải cài thêm mấy font tiếng Nhật.
[root@vcsj xmlinux]# tar xvzf jpnfont5x.tar.gz
[root@vcsj xmlinux]# cd JPNKIT/
[root@vcsj JPNKIT]# ./INSTLANG
Khi được hỏi là có muốn Continue installation hay không thì trả lời có bằng cách nhấn Enter.
Tiếp đến nhập accept, Enter để chấp nhận điều kiện sử dụng. Lại nhấn Enter tiếp khi được
hỏi về chỗ cài đặt.
Vẫn chưa xong.
[root@vcsj JPNKIT]# cd ..
[root@vcsj xmlinux]# tar xvzf jpnfont4x.tar.gz
[root@vcsj xmlinux]# cd JPNKIT/
[root@vcsj JPNKIT]# tar xvf LANGJPN.TAR
[root@vcsj JPNKIT]# mv CIDFont/Heisei* /usr/local/Acrobat5/Resource/Font/
Cuối cùng là tạo một đường link tới acrobat để tiện việc khởi động.
[root@vcsj JPNKIT]# ln -s /usr/local/Acrobat5/bin/acroread /usr/bin/acroread
Từ nay có thể dùng Acrobat Reader bằng cách gõ lệnh acroread foo.pdf, nghĩa là dùng
Acrobat Reader để xem file foo.pdf
6.13 Lập trình C/C++ bằng gcc
Gcc (GNU Compiler Collection) là một tập hợp các thư viện (glibc, libgcc, ...), preprocessor
(cpp0), assembler (as), compiler (cc1), linker (collect2 or /usr/bin/ld),... dùng để phát triển
các chương trình C/C++. Gcc thậm chí còn hỗ trợ cả Java cũng như một số ngôn ngữ khác. Ở
đây tôi chỉ trình bày cách dùng sơ đẳng nhất để biên dịch và chạy một chương trình C/C++
trên Linux.
18
6.13.1 C
Dùng Emacs, Vim, hoặc gEdit soạn một file tên là hello.c như sau, save vào thư mục
~/xmlinux:
#include 
main() {
printf("Xin chao C!\n");
}
Tiếp theo bạn biên dịch file hello.c và chạy thử như sau:
[penguin@vcsj xmlinux]$ cd
[penguin@vcsj penguin]$ cd xmlinux/
[penguin@vcsj xmlinux]$ cc hello.c
[penguin@vcsj xmlinux]$ ./a.out
Xin chao C!
[penguin@vcsj xmlinux]$
Bạn có thể thay lệnh cc bằng lệnh gcc vì thực tế thì cc chỉ là một link của gcc. Bạn dùng
gcc (hay cc) để biên dịch các file C. Theo mặc định output file sẽ là một file executable tên là
a.out. Muốn tạo ra file khác bạn thêm option -o file_name vào như sau
[penguin@vcsj xmlinux]$ cc -o hello hello.c
[penguin@vcsj xmlinux]$ ./hello
Xin chao C!
[penguin@vcsj xmlinux]$
6.13.2 C++
Dùng Emacs, Vim, hoặc gEdit soạn một file tên là hello.cpp như sau, save vào thư mục
~/xmlinux:
#include 
using namespace std;
main() {
cout << "Hello C++!\n";
}
Tiếp theo bạn biên dịch file hello.cpp và chạy thử như sau:
[penguin@vcsj xmlinux]$ cd
[penguin@vcsj penguin]$ cd xmlinux/
[penguin@vcsj xmlinux]$ g++ -o hi hello.cpp
[penguin@vcsj xmlinux]$ ./hi
Hello C++!
[penguin@vcsj xmlinux]$
Bạn chú ý, dùng g++ để biên dịch các file C++.
19
6.14 Lập trình Java bằng Sun J2SDK
Java là mốt thời thượng hiện nay! Hầu hết các công ty sản xuất phần mềm của Nhật đều dùng
Java như một ngôn ngữ chính. Bạn có thể xin được việc làm về IT dễ dàng nếu sử dụng được
Java. Phần này hướng dẫn những thao tác cơ bản để bắt đầu tu luyện thứ ngôn ngữ hiện đại
và siêu mạnh này.
Trong phần cài plugin cho Mozilla bạn đã cài J2SDK vào thư mục /usr/local/java. Bạn
cần chỉnh sửa một chút để có thể biên dịch và chạy các file java. Trước hết cần thêm vào biến
môi trường PATH đường dẫn đến bin của java.
[penguin@vcsj penguin]$ cd
[penguin@vcsj penguin]$ su
Password:
[root@vcsj penguin]# cat >> /etc/profile
PATH=/usr/local/java/bin:$PATH
export PATH
[root@vcsj penguin]# exit
[penguin@vcsj penguin]$ source /etc/profile
[penguin@vcsj penguin]$
Nhập xong dòng export PATH bạn nhấn Ctrl-C để kết thúc việc biên soạn file /etc/profile,
tiếp đó nhấn Ctrl-D để trở lại làm “penguin”. Bạn thực hiện lệnh source /etc/profile để
phản ánh những thay đổi đối với file /etc/profile. Để kiểm tra xem Java có được cài đặt
chuẩn hay không bạn gõ java -version để được kết quả tương tự như sau (với số version mới
hơn):
[penguin@vcsj penguin]$ java -version
java version "1.4.2_03"
Java(TM) 2 Runtime Environment, Standard Edition (build 1.4.2_03-b02)
Java HotSpot(TM) Client VM (build 1.4.2_03-b02, mixed mode)
[penguin@vcsj penguin]$
Tiếp theo bạn chuẩn bị một file tên là Hello.java (chữ H viết hoa) và save ở thư mục ~/ (tức
là /home/penguin/)
class Hello {
public static void main (String args[]) {
System.out.println("Hello Java!");
}
}
Biên dịch và chạy thử file trên như sau:
[penguin@vcsj penguin]$ cd
[penguin@vcsj penguin]$ javac Hello.java
[penguin@vcsj penguin]$ java Hello
Hello Java!
[penguin@vcsj penguin]$
20
Xem trong thư mục hiện hành (bằng lệnh ls) bạn sẽ thấy một file Hello.class được tạo ra.
Đó chính là class file của Java. Bạn dùng lệnh java class_file để chạy chương trình (có thể
lược bỏ đuôi .class). Chú ý thêm là tên file (không có đuôi .java) phải giống tên class!. Ví dụ
nếu bạn tạo một class là Hello thì tên file phải là Hello.java.
Khi biên dịch, javac (Java Compiler) tham chiếu biến môi trường CLASSPATH để tìm các
thư viện (thực chất là tập hợp những file *.class đã được biên dịch sẵn thành các gói và được
nén dưới dạng *.jar). Ở ví dụ trên, bạn không tham chiếu một thư viện nào nên không cần chỉ
định classpath, tuy vậy, trong những ứng dụng Java phức tạp hơn một chút, CLASSPATH là
không thể thiếu. Cách đơn giản nhất là tạo biến môi trường CLASSPATH trỏ đến các thư viện
(*.jar) đi theo J2SDK. Làm như sau:
[penguin@vcsj penguin]$ cd
[penguin@vcsj penguin]$ su
Password:
[root@vcsj penguin]# cat >> /etc/profile
JAVA_HOME=/usr/local/java
CLASSPATH=./:$JAVA_HOME/lib/tools.jar:$JAVA_HOME/jre/lib/rt.jar
export JAVA_HOME CLASSPATH
[root@vcsj penguin]# exit
[penguin@vcsj penguin]$ source /etc/profile
[penguin@vcsj penguin]$
Bạn có thể chỉ định đường dẫn đến thư viện cần tham chiếu bằng cách thêm tham số -classpath
vào dòng lệnh của javac. Thực hiện lệnh man javac để biết cách dùng javac.
Phần dưới đây hướng dẫn chi tiết hơn về cách viết package, cách biên dịch...
Giả sử bạn muốn viết một thư viện của riêng mình, tên là mylib.jar trong đó có 2 lớp là
Foo và Bar. Sau đó bạn viết một ứng dụng Java tên là Hoge.java tham chiếu đến thư viện
mylib.jar.
Trước tiên, tại thư mục ~/ tạo 2 file Foo.java, Bar.java như sau:
/* List of Foo.java */
package mylib;
public class Foo {
int i = 100;
public void display() {
System.out.println("Foo! i = " + i);
}
}
/* End of Foo.java */
/* List of Bar.java */
package mylib;
21
public class Bar {
int i = 10;
public void display() {
System.out.println("Bar! i = " + i);
}
}
/* End of Bar.java */
Bạn biên dịch cả hai như sau:
javac -d . Foo.java Bar.java
Bạn dùng tham chiếu -d để chỉ ra địa điểm nơi package sẽ được tạo (là thư mục hiện hành,
thể hiện bằng dấu .). Sau lệnh này, tại thư mục hiện hành sẽ có thư mục mylib được tạo ra
bên trong chứa hai files: Foo.class và Bar.class. Bạn dùng lệnh tiếp theo để nén thư mục này
thành gói mylib.jar
jar cvf mylib.jar mylib/
Tiếp theo bạn viết một đoạn chương trình mới mà trong đó có sử dụng các lớp của thư viện
mylib. Chuẩn bị file Hoge.java như sau:
/* List of Hoge.java */
import mylib.*;
public class Hoge {
public static void main (String args[]) {
Foo f = new Foo();
f.display();
Bar b = new Bar();
b.display();
}
}
/* End of Hoge.java */
Bạn biên dịch file Hoge.java này như sau:
[penguin@vcsj penguin]$ cd
[penguin@vcsj penguin]$ javac -classpath mylib.jar Hoge.java
[penguin@vcsj penguin]$ java Hoge
Foo! i = 100
Bar! i = 10
[penguin@vcsj penguin]$
Thật dễ dàng đúng không ạ? Bạn đã biết cách tạo các class, cách tạo package (library), cách
dùng library, cách biên dịch, cách thực thi. Từ đây bạn đã có thể bắt đầu Java. Vào trang web
của Sun tại  đọc tutorial. Bản thân tác giả bài viết này cũng mới trở thành
fan của Java và hiện đang “cảm động” vì những gì Java làm được. Có thể học hỏi các lập trình
viên Java người Việt tại 
22

File đính kèm:

  • pdfXóa mù Linux - Cài đặt và sử dụng Fedora Core 2.pdf
Tài liệu liên quan