Xây dựng phần mềm hướng đối tượng - Hướng dẫn thực hành tuần 8: Hướng dẫn Crystal Report - Tạo báo cáo

Các section của report

Một report bao gồm 5 phần chính:

- Report header: phần thông tin đầu tiên của report. Một báo cáo report thường

sẽgồm nhiều trang, report header chính là phần xuất hiện chỉmột lần ởtrang

đầu tiên của toàn report. Ví dụnhưbáo cáo có tiêu đề “Báo cáo thu chi tháng

12 năm 2001” thì tiêu đềsẽ được đặt trong phần report header.

- Page header: phần hiển thịthông tin xuất hiện ở đầu mỗi trang của report. Ví

dụnhưmột báo cáo dạng bảng có nhiều cột như: STT, Tên, Địa chỉ, SĐT thì

đầu mỗi trang cần lặp lại những tiêu đềcột đểngười đọc nhận biết dễdàng ý

nghĩa mỗi cột. Khi đó các tiêu đềcột được đặt vào phần page header.

pdf13 trang | Chuyên mục: Visual C# | Chia sẻ: dkS00TYs | Lượt xem: 2471 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt nội dung Xây dựng phần mềm hướng đối tượng - Hướng dẫn thực hành tuần 8: Hướng dẫn Crystal Report - Tạo báo cáo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
Xây dựng phần mềm hướng đối tượng GVHD: Trần Anh Dũng 
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TUẦN 8 
(Hướng dẫn Crystal Report – Tạo báo cáo) 
1. Sử dụng lại CSDL đã dùng trong tuần thực hành trước (tuần 7) 
2. Tạo project QLHSReport 
a. Tạo mới 1 report 
Từ project chọn add new item 
Sau đó chọn Crystal report 
Xây dựng phần mềm hướng đối tượng GVHD: Trần Anh Dũng 
Chọn “Using the Report Wizard” (Tạo report bằng Wizard) 
Chọn “OK”, sau đó chọn Create New Connection để tạo kết nối mới đến CSDL 
Xây dựng phần mềm hướng đối tượng GVHD: Trần Anh Dũng 
Xây dựng phần mềm hướng đối tượng GVHD: Trần Anh Dũng 
Chọn Finish 
Sau đó chọn bảng dữ liệu “HOCSINH” và bảng “LOP” 
Chọn CSDL cần kết nối để 
truy cập dữ liệu 
Xây dựng phần mềm hướng đối tượng GVHD: Trần Anh Dũng 
Chọn các field để hiển thị 
Xây dựng phần mềm hướng đối tượng GVHD: Trần Anh Dũng 
Chọn group by theo lớp 
Trong bước này cho phép chọn field tính tổng (nếu cần) 
Xây dựng phần mềm hướng đối tượng GVHD: Trần Anh Dũng 
Chọn Field Filter nếu cần 
Chọn style report 
Xây dựng phần mềm hướng đối tượng GVHD: Trần Anh Dũng 
b. Chạy và hiển thị report: 
Add một Form mới có tên frmBaocao, trên form tạo một CystalreportViewer 
Khi chúng ta kéo thả CystalreportViewer vào form thì sẽ phát sinh đối tượng 
CystalreportViewer1 với phạm vi khai báo là private 
Xây dựng phần mềm hướng đối tượng GVHD: Trần Anh Dũng 
Để form khác có thể hiểu được đối tượng CrystalreportViewer1 thì phải khai 
báo với phạm vi là public 
c. Gọi hiển thị Report: 
Xây dựng phần mềm hướng đối tượng GVHD: Trần Anh Dũng 
Xử lý sự kiện khi người dùng chọn in danh sách học sinh 
d. Các khái niệm cơ bản của report 
Các section của report 
Một report bao gồm 5 phần chính: 
- Report header: phần thông tin đầu tiên của report. Một báo cáo report thường 
sẽ gồm nhiều trang, report header chính là phần xuất hiện chỉ một lần ở trang 
đầu tiên của toàn report. Ví dụ như báo cáo có tiêu đề “Báo cáo thu chi tháng 
12 năm 2001” thì tiêu đề sẽ được đặt trong phần report header. 
- Page header: phần hiển thị thông tin xuất hiện ở đầu mỗi trang của report. Ví 
dụ như một báo cáo dạng bảng có nhiều cột như: STT, Tên, Địa chỉ, SĐT… thì 
đầu mỗi trang cần lặp lại những tiêu đề cột để người đọc nhận biết dễ dàng ý 
nghĩa mỗi cột. Khi đó các tiêu đề cột được đặt vào phần page header. 
- Details: phần hiển thị thông tin chi tiết của report. Một report thường bao gồm 
nhiều mục với vai trò như nhau tương ứng với các record của database mà report 
Xây dựng phần mềm hướng đối tượng GVHD: Trần Anh Dũng 
sử dụng. Phần details sẽ liệt kê những record đó. Ví dụ báo cáo thu chi thì các 
mục thu chi sẽ được liệt kê trong phần details. 
- Report footer: phần hiển thị thông tin xuất hiện chỉ một lần ở cuối report. Ví 
dụ thông tin như người lập báo cáo là ai, tại đâu, hôm nào sẽ được đặt ở report 
footer. 
- Page footer: phần thông tin xuất hiện cuối mỗi trang. Ví dụ số trang được đặt ở 
page footer. 
Field Explorer 
Khi chọn xong các đối tượng database cho vào report, Crystal sẽ hiện ra cửa sổ 
Field Explorer. Nếu không thấy cửa số Field Explorer, ta click vào button "Field 
View" trên thanh toolbar (hoặc chọn View \ Other Windows\ Document Outline 
trên menu) 
Trong cửa sổ sẽ bao gồm rất nhiều nhóm các trường: 
- Database fields: tất cả các trường dữ liệu của các đối tượng database. Thông 
thường các trường trong mục này sẽ được hiển thị trong phần detail của report. 
- Formula fields: các trường tính toán ta định ra. Ví dụ khi làm một report báo 
cáo hóa đơn bán hàng, giả sử database chỉ lưu trữ giá và số lượng của mặt hàng 
mua trong hóa đơn mà không lưu trữ thành tiền, khi đó ta có thể tạo một 
Formula field thành tiền được tính bằng công thức: 
Thành tiền = Giá * Số lượng. Khi đó ta có thể tạo report với cột thành 
tiền 
(mặc dù không được lưu trong database). 
Xây dựng phần mềm hướng đối tượng GVHD: Trần Anh Dũng 
- Parameter fields: các trường tham số cho report. Ví dụ từ VB, ta gọi report và 
truyền vào tên người báo cáo thì tên sẽ được hiển thị ở report footer. Để làm 
được điều này ta tạo một paramter field trong Crystal và khi gọi report từ VB 
hoặc Delphi thì truyền vào. Lưu ý, khi chạy report trong Crystal, những trường 
param sẽ được hỏi giá trị, ta cần nhập vào ngay trong Crystal để hiển thị tạm 
thời. 
- Special fields: các trường đặt biệt có sẵn của Crystal như số trang, trang thứ 
mấy, ngày hiện tại… Thông thường những trường này sẽ được hiển thị trong 
những phần header, footer. 
Các thao tác cơ bản 
- Hiển thị các trường dữ liệu lên report: 
Để hiển thị trường dữ liệu, drag một trường dữ liệu từ Field Explorer xuống 
vùng tương ứng của report. Ví dụ : drag một trường từ database field xuống phần 
details của report rồi view, sẽ thấy dữ liệu của report được liệt kê ra. 
- View nội dung của report 
Nhấn nút (Refresh – F5) trên toolbar, nội dung report sẽ hiển thị bên tab preview. 
Từ đây trở đi, ta có thể chuyển qua lại giữa tab design và tab preview. 
- Các format 
• Suppress và Suppress If Duplicated 
- Suppress : Hiển thị đối tượng hay không. 
- Suppress If Duplicated : Không hiển thị đối tượng khi có sự trùng 
lặp 
• Tips 
- Muốn điều chỉnh độ dịch chuyển các control trong report cho tinh thì 
nhấp phím phải lên vùng chính của report, bỏ option “Snap to grid” 
đi. 
- Đối với Formula Field: Khi tính toán thì những field nào có tham gia 
vào phép toán thì field đó trước hết phải được Insert vào Report. 
- Group 
Dùng group để gom nhóm report thành từng phần. VD: Xuất các đơn đặt hàng ta 
thường có nhu cầu gom nhóm thành từng đơn đặt hàng (bao gồm các chi tiết) như 
sau: 
• Đơn đặt hàng 1 
a. Chi tiết 1 
b. Chi tiết 2 
• Đơn đặt hàng 2 
a. Chi tiết 1 
b. Chi tiết 2 
c. Chi tiết 3 
1. Chèn thêm group 
- Chọn nút có hình trên toolbar phía dưới hoặc menu Insert \ Group để insert một 
group mới. (group by) 
Xây dựng phần mềm hướng đối tượng GVHD: Trần Anh Dũng 
- “Insert group” dialog hiện ra, cần chọn tên trường để group và thứ tự sort. 
- Sau khi chọn OK, report sẽ bổ sung một group mới vào gồm có group header và 
group footer và có sẵn một textbox hiển thị trường group trên group header. 
2. Sửa đổi group 
- Chọn menu Report \ Change Group Expert để sửa đổi các group như thứ tự lồng 
nhau của các group, trường cần group của các group. 
3. Delete group 
- Click phím phải vào Group header hoặc Group footer ở lề trái cùng của cửa sổ 
design và chọn Delete group. 
- Trang trí 
• Dùng Insert\Line để tạo đường kẻ dọc hoặc ngang 
Dùng Insert\Picture để chèn hình. VD như logo của công ty 
3. Bài tập: 
- Trên cở sở những kiến thức được cung cấp trong bài thực hành trên, sinh 
viên tìm hiểu thêm về Crystal report để có thể tạo những báo cáo phức tạp 

File đính kèm:

  • pdfXây dựng phần mềm hướng đối tượng - Hướng dẫn thực hành tuần 8 Hướng dẫn Crystal Report - Tạo báo cáo.pdf
Tài liệu liên quan