Vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và những mối đe dọa an ninh phi truyền thống

TÓM TẮT

Hai vấn đề nổi bật được các diễn đàn chính trị xã hội trong và ngoài nước đề cập khá nhiều

trong những năm gần đây đó chính là: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công

nghiệp 4.0) và An ninh phi truyền thống. Giữa hai vấn đề này có mối quan hệ tương tác qua lại với

nhau cả thuận và ngược chiều. Văn kiện Đại hội XII của Đảng xác định: “Tiếp tục đẩy mạnh thực

hiện mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế gắn với phát triển kinh tế tri thức, lấy khoa học, công nghệ, tri

thức và nguồn nhân lực chất lượng cao làm động lực chủ yếu”; và “sẵn sàng ứng phó với các mối

đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống”. Vùng dân tộc thiểu số ở nước ta là địa bàn mà ở

đó trình độ dân trí, khoa học, công nghệ đang rất khiêm tốn và trước những mối đe dọa an ninh phi

truyền thống đang djiễn ra có tính phổ biến như hiện nay đây là vấn đề đặt ra cần nghiên cứu, phân

tích để tìm lời giải cho câu hỏi: Vùng dân tộc thiểu số làm gì trước sự tác động của cuộc cách mạng

công nghiệp lần thứ tư và đối phó với những mối đe dọa an ninh phi truyền thống?

pdf6 trang | Chuyên mục: Văn Hóa Học | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và những mối đe dọa an ninh phi truyền thống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
bàn. Hình thái cư trú đó đã làm cho các dân 
tộc thiểu số tại Việt Nam có sự tập trung ở một 
số vùng nhưng không cư trú thành những khu 
vực riêng biệt mà xen kẽ với các dân tộc khác 
trong phạm vi của tỉnh, huyện, xã, bản. Theo số 
liệu thống kê, tại Việt Nam không có tỉnh, huyện 
nào thuần nhất có một dân tộc cư trú (ở khu vực 
miền núi phía Bắc chỉ có 2,8% số xã có một dân 
tộc sinh sống). Trong khi đó, các dân tộc thiểu 
số cư trú xen kẽ ở nhiều địa phương khác nhau 
như người Dao ở 17 tỉnh, người Mông ở 13 tỉnh, 
người Tày ở 11 tỉnh, người Thái ở 8 tỉnh
Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cư trú 
tập trung ở vùng miền núi và biên giới - có vị trí 
quan trọng chiến lược về chính trị, kinh tế, an 
ninh, quốc phòng, môi trường sinh thái của đất 
nước. Các dân tộc thiểu số cư trú dọc biên giới 
phía Bắc, Tây và Tây Nam có nhiều cửa ngõ 
thông thương giữa nước ta với các nước trong 
khu vực và trên thế giới.
Mỗi dân tộc đều có một bản sắc văn hóa 
riêng, độc đáo, góp phần làm nên sự phong phú, 
đa dạng của nền văn hóa Việt Nam.
Các dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn 
kết, gắn bó lâu đời, đấu tranh chinh phục thiên 
nhiên, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.
Các dân tộc thiểu số tại Việt Nam tuy chỉ 
chiếm số lượng nhỏ trong dân số cả nước, song 
lại có vị trí vô cùng quan trọng trong chiến 
lược phát triển đất nước. Bằng lao động sáng 
tạo và ý chí đấu tranh bền bỉ, kiên cường, các 
dân tộc thiểu số tại Việt Nam đã xây đắp nên 
một nền văn hóa kết tinh sức mạnh và in đậm 
dấu ấn bản sắc của dân tộc, chứng minh sức 
sống mãnh liệt và trường tồn của các dân tộc 
thiểu số tại Việt Nam.
Với các đặc điểm nói trên, trong bối cảnh 
mới khi mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 
đang lan tỏa trong đời sống kinh tế - xã hội của 
đất nước, trước những mối đe dọa hiện hữu của 
vấn đề an ninh phi truyền thống, theo tác giả 
vùng dân tộc thiểu số cần giải quyết một số vấn 
đề sau đây:
Một là, phát huy vai trò của Đảng bộ, chính 
quyền, các tổ chức chính trị - xã hội tại các địa 
phương vùng dân tộc thiểu số trong việc quán 
triệt quan điểm của Đảng về “đẩy mạnh nghiên 
cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ 
và đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất lao 
động, thúc đẩy nghiên cứu và triển khai, nhập 
khẩu công nghệ mới.”; “chủ động đấu tranh làm 
thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của 
các thế lực thù địch; ngăn chặn, phản bác những 
thông tin và luận điệu sai trái, đẩy lùi các loại tội 
phạm và tệ nạn xã hội; sẵn sàng ứng phó với các 
mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền 
thống”. Để thực hiện nội dung này cần tập trung 
các biện pháp cụ thể như:
Tổ chức tập huấn, nâng cao trình độ sử 
dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán 
bộ tại các địa phương vùng dân tộc thiểu số. 
Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ là người các địa 
phương có phẩm chất đạo đức, có tri thức 
chuyên môn trong tổ chức, quản lý và tập 
hợp lực lượng tại các bản làng, xã, huyện địa 
bàn chiến lược.
49
Giữ vững sự ổn định và phát triển vùng 
dân tộc thiểu số, tạo nền tảng vững chắc để 
phòng, chống hiệu quả những thách thức, tác hại 
từ an ninh phi truyền thống. Có các biện pháp 
đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, 
giảm nghèo, phát triển văn hóa, giáo dục, khoa 
học - công nghệ, bảo đảm an sinh xã hội, chăm 
lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và sức 
khỏe cho đồng bào, tăng cường quốc phòng - an 
ninh. Tổ chức tốt việc định canh, định cư, hướng 
dẫn sử dụng các trang thiết bị kĩ thuật phục vụ 
cho sản xuất, đời sống.
Thường xuyên đẩy mạnh và làm tốt công 
tác tuyên truyền về bảo vệ an ninh phi truyền 
thống trong bối cảnh có sự tác động mạnh mẽ 
của cách mạng công nghiệp 4.0, nhất là những 
mối đe dọa và tính chất nguy hiểm, khó lường 
của nó đối với các lĩnh vực đời sống xã hội, khi 
sản phẩm siêu kết nối ngày càng gia tăng. Trên 
cơ sở đó, nâng cao cảnh giác, xác định tốt trách 
nhiệm của cá nhân, tổ chức và của toàn xã hội để 
có biện pháp phòng, chống hiệu quả. Đối với các 
địa phương dân tộc thiểu số cần đổi mới phương 
thức, phương pháp tuyên truyền cho đồng bào 
thấy được những cơ hội trong cuộc cách mạng 
công nghiệp và những mối đe dọa của an ninh 
phi truyền thống. Kết hợp giữa phương pháp 
tuyên truyền truyền thống và hiện đại như: nhắn 
tin vào điện thoại, phát thanh, truyền hình, đến 
từng nhà, từng bản
Hai là, Phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói 
giảm nghèo, nâng cao dân trí cho vùng đồng bào 
dân tộc thiểu số. Tăng cường đầu tư xây dựng 
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội - thông tin, tiếp 
tục tạo điều kiện thuận lợi, đầu tư giúp đỡ về 
vốn, vật tư, kỹ thuật để đồng bào đẩy mạnh 
thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng 
vật nuôi, nâng cao giá trị và hiệu quả trên một 
đơn vị diện tích, hỗ trợ lãi suất vốn vay phát triển 
chăn nuôi. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các 
chính sách, chương trình dự án đầu tư trên địa 
bàn, Chương trình xóa đói giảm nghèo nhanh và 
bền vững theo tinh thần Nghị quyết 30a, chương 
trình 167 và các chương trình của TW, của các 
địa phương; lồng ghép các chương trình dự án 
trên cùng một địa bàn đảm bảo tối ưu hóa việc 
sử dụng các nguồn đầu tư. Quan tâm công tác 
đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Sưu tầm, 
nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản 
văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu 
số; khôi phục và phát triển ngành nghề thủ công 
truyền thống. Đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất 
phục vụ cho dạy và học, nhất là ở vùng sâu vùng 
xa. Thực hiện tốt các chính sách ưu tiên đối với 
đội ngũ giáo viên công tác ở vùng sâu, vùng xa 
và học sinh con em các dân tộc thiểu số. Trên 
cơ sở phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, lựa 
chọn đào tạo bồi dưỡng cán bộ là con em dân tộc 
thiểu số. Đầu tư về hạ tầng, đường sá để kết nối 
và lưu thông hàng hóa giữa miền núi với đồng 
bằng, đô thị, là cơ hội cho các địa phương, đồng 
bào dân tộc thiểu số nâng cao được đời sống, giữ 
vững ổn định chính trị, kinh tế trên các địa bàn, 
tạo điều kiện về vật chất để đối phó với những 
đe dọa an ninh phi truyền thống.
Ba là, Đẩy mạnh công tác vận động, tuyên 
truyền đường lối chính sách, pháp luật Nhà 
nước, giải quyết tốt tình hình tôn giáo, chống 
di dịch cư tự do trong vùng đồng bào dân tộc 
thiểu số. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận 
động đồng bào thực hiện tốt các chủ trương, 
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, 
đặc biệt là chính sách về dân tộc, tôn giáo, tín 
ngưỡng để đồng bào hiểu rõ và tự giác thực 
hiện; động viên, phát huy tốt vai trò của các già 
làng, trưởng bản, những người có uy tín trong 
vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tăng cường 
chất lượng và thời lượng các chương trình phát 
thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số; 
đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân 
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân 
cư” gắn với xây dựng nông thôn mới, tiếp tục 
chỉ đạo thành lập và duy trì hoạt động của “Hội 
Nghệ nhân dân gian” gắn với khôi phục và phát 
triển nghề truyền thống, văn hóa dân gian của 
các dân tộc; phát động phong trào quần chúng 
Vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam...
50
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
bảo vệ an ninh tổ quốc, đấu tranh với các hoạt 
động tôn giáo trái pháp luật, buôn bán phụ nữ, 
bắt cóc trẻ em; phát huy hiệu quả hoạt động của 
các tổ dân vận ở thôn, tổ dân phố. Tiếp tục chỉ 
đạo các ngành, các cấp làm tốt công tác quản lý 
địa bàn, không để những hộ di cư tự do bán tài 
sản, đất đai, đặc biệt là ngăn chặn những người 
mua lại của hộ di cư tự do, tập trung quản lý 
chặt chẽ về công tác hộ tịch, hộ khẩu ở cấp cơ 
sở, thường xuyên theo dõi tạm trú, tạm vắng từ 
cấp thôn bản để kịp thời phát hiện và có biện 
pháp ngăn chặn kịp thời. Coi trọng chăm sóc sức 
khỏe đồng bào dân tộc thiểu số là giải pháp có ý 
nghĩa trực tiếp bảo đảm sức khỏe cho đồng bào 
một cách chủ động và tích cực. Theo yêu cầu 
của Đại hội XII là tiếp tục đổi mới, hoàn thiện 
chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, chế 
độ thai sản, nghỉ dưỡng, khám chữa bệnh, bình 
đẳng giới. Thực hiện tốt chiến lược dân số, gia 
đình, chương trình hành động vì trẻ em..., đầu tư 
nâng cao chất lượng dân số, chỉ số phát triển con 
người, bảo đảm cân bằng tỉ lệ giới tính khi sinh 
và quyền trẻ em.
4. KẾT LUẬN
Vùng dân tộc thiểu số là địa bàn khó khăn 
nhất của nước ta trên mọi phương diện. Giữ vững 
ổn định chính trị, tiếp thu ứng dụng những thành 
tựu của khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời 
sống để thay đổi diện mạo tại các địa bàn này là 
việc làm vừa cấp bách vừa lâu dài. Vấn đề cách 
mạng công nghiệp 4.0 và những mối đe dọa từ 
an ninh phi truyền thống là hai lĩnh vực khác 
nhau nhưng có mối quan hệ tác động hàm chứa 
cả những thời cơ, thuận lợi, thách thức và khó 
khăn nhất là đối với địa bàn vùng dân tộc thiểu 
số. Vì thế, cần có những nghiên cứu đề xuất các 
giải pháp chủ động tích cực nắm bắt thời cơ, 
vượt qua thách thức, vận dụng có hiệu quả thành 
tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 vào việc bảo 
đảm an ninh, quốc phòng nói chung và an ninh 
phi truyền thống nói riêng một cách vững chắc, 
để phát triển đất nước Việt Nam nói chung và 
vùng dân tộc thiểu số nói riêng. Để vùng dân tộc 
không đứng ngoài và lạc hậu ngày càng xa hơn 
so với đất nước trước tác động của cách mạng 
công nghiệp 4.0 và những mối đe dọa từ an ninh 
phi truyền thống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện 
Đại hội XII, Nxb. CTQG, Hà Nội
2. PGS. TS. Nguyễn Mạnh Hưởng, An ninh phi 
truyền thống - vấn đề mang tính toàn cầu, 
Tạp chí Cộng sản, số 829 (11/2011)
3. Nguyễn Nhâm, Cuộc cách mạng công nghiệp 
lần thứ tư - từ góc nhìn an ninh phi truyền 
thống, số tháng 10/2017
4. Lê Sĩ Giáo (Chủ biên), Giáo trình dân tộc học, 
Nhà xuất bản Giáo dục
5.http: / /www.nhandan.com.vn/chinhtri /
item/38068002-chu-trong-nang-cao-doi-
song-dong-bao-dan-toc-thieu-so-va-mien-
nui.html (Truy cập ngày 05/11/2018)
6. https://www.ilo.org/global/publications (Truy 
cập ngày 10/8/2017)

File đính kèm:

  • pdfvung_dan_toc_thieu_so_o_viet_nam_truoc_cuoc_cach_mang_cong_n.pdf