Văn hóa & Con người - Nguyễn Trần Bạt (Phần 1)
Mục lục
Lời tác giả
Lời Mở
VĂN HOÁ HỌC LẤY CON NGƯỜI LÀM TRUNG TÂM
PHẦN A : ĐẠI CƯƠNG VỀ VĂN HOÁ
I. Khái Niệm Và Bản Chất Của Văn Hóa
1. Khái niệm văn hóa
2.Văn hóa và văn minh
3. Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần
4. Về tính giai cấp và tính lịch sử
II. Cấu Trúc Của Văn Hóa
1.Tri thức - Tư tưởng
2.Tín ngưỡng
3.Các giá trị đạo đức
4.Truyền thống
5.Pháp luật
6.Thẩm mỹ
7.Lối sống
III. Mối Liên Hệ Biện Chứng Giữa Văn Hoá và Lịch Sử
1.Văn hoá và quá khứ
2.Văn hoá và hiện tại
3.Văn hoá và tương lai
IV. Quan Hệ Biện Chứng Giữa Văn Hoá và Kinh Tế
1.Quyết định luận kinh tế
2.Văn hoá và tăng trưởng
V. Bản Sắc Văn Hoá và Toàn Cầu Hoá
1.Toàn cầu hoá như một xu thế văn hoá
2.Toàn cầu hoá - cơ hội và thách thức
3.Về khẩu hiệu bảo vệ bản sắc dân tộc
PHẦN B. VĂN HOÁ CHÍNH TRỊ
I. Chính trị và Cấu trúc đời sống Chính trị
1.Chính trị, quản lý và cơ chế của sự lựa chọn
2.Nhân dân như là một phạm trù của văn hoá chính trị
II. Những nguyên tắc của sự Lãnh đạo1.Cá nhân và lịch sử: mối quan hệ biện chứng giữa quần chúng và người
lãnh đạo
2.Ba cấp độ của sự lãnh đạo
III. Toàn cầu hóa và những xu thế lớn của thế giới hiện đại
1.Toàn cầu hoá và xã hội tri thức
2.Toàn cầu hoá và vấn đề quyền lợi dân tộc
3. Sự lớn mạnh của các lực lượng đa quốc gia
4.Sự thay đổi bản chất ngoại giao nhà nước và vấn đề hai chính sách đối
ngoại
IV. Văn hóa chính trị và dân chủ
1.Dân chủ và những sắc thái của nó ở phương Đông và phương Tây
2.Dân chủ, nhân quyền và sự mở rộng khái niệm dân chủ
VI. Những tiêu chuẩn văn hóa chính trị toàn cầu
1.Những thay đổi cơ bản trong đời sống kinh tế-chính trị thế giới
2.Vai trò và khả năng hợp tác trong đời sống hiện đại
3.Xây dựng hệ tiêu chuẩn văn hoá chính trị toàn cầu
KẾT LUẬN. TIẾN TỚI MỘT NỀN TRIẾT HỌC VỀ HỢP TÁC
ó chính là sự phát triển các giá trị trọn vẹn của con người. Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, nhiều dân tộc dường như mất đi từ trường về hệ tư tưởng: không có giải phóng dân tộc, không có chủ nghĩa xã hội, không có tất cả các lý tưởng...Con người trở nên hoang mang, rơi vào trạng thái chuyển động Brown về mặt tinh thần, về mặt sinh hoạt lý tưởng. Cho nên cần phải có một ai đó hướng dẫn thế hệ trẻ về các tiêu chuẩn lý tưởng của mình. Quá khứ - hành trang, gánh nặng và thách thức Nếu nhìn thực chất vấn đề, ta có thể thấy rõ rằng những nền văn hoá đang ra sức tự bảo vệ cũng chỉ tự bảo vệ những gì thuộc cấu trúc thượng tầng của nó mà thôi. Mà những gì thuộc về cấu trúc thượng tầng không phải là bền vững cho lắm, nếu không nói rằng chúng dễ dàng bị những thay đổi trong cấu trúc hạ tầng cuốn phăng đi. Vì thế, về mặt triết học, việc nhấn mạnh vấn đề bản sắc là không cần thiết và cũng không hợp lý. Chúng ta đang sống ở một thời đại mà các dân tộc đều hình thành cả rồi, không có dân tộc nào bắt đầu hình thành cả. Tức là chúng ta là nô lệ của lịch sử, các bản sắc trở thành những di chứng của quá khứ. Nếu chúng ta cường điệu vai trò của bản sắc, đặc biệt là bản sắc dân tộc, chúng ta sẽ phạm phải hai hậu quả quan trọng. Thứ nhất, nếu chúng ta cường điệu một cách chủ quan, thì cái được gọi là bản sắc dân tộc ấy có đích thực là bản sắc dân tộc hay không? Hay đó chỉ là ý muốn chủ quan của những người tìm thấy lợi ích trong sự cường điệu ấy? Và chính việc cường điệu nhiệm vụ bảo vệ những bản sắc dân tộc một cách chủ quan như vậy làm cho một dân tộc vô tình rơi vào vùng ảnh hưởng của một vài yếu tố hoặc xã hội cực đoan. Kết quả là sẽ có một sự hình thành bản sắc một cách phi tự nhiên, xa lạ với cuộc sống. Thứ hai, việc cường điệu bản sắc dân tộc sẽ chỉ làm người ta tự trở thành dị biệt với nhân loại trong khi thế giới đang đi theo xu hướng tất yếu của sự hoà hợp. Bởi vì, sớm hay muộn, các dân tộc cũng hội tụ đến một tiêu chuẩn chung sống giữa con người. Vì vậy một bản sắc tức là bản sắc tự nó phải có khả năng hoà hợp với các bản sắc khác. Khi nói về bản sắc người ta dể mắc sai lầm vì thường đứng ở trong một cộng đồng để xem xét mà quên rằng chúng ta phải xem xét nó trên tầm bao quát của toàn nhân loại. Vì vậy để thấy rằng mọi sự cường điệu một cách chủ quan các yếu tố bản sắc trong đời sống của một dân tộc chỉ dẫn đến những va chạm với các dân tộc khác và sự đổ vỡ trong chính dân tộc mình mà thôi. Thật đáng buồn là cho đến nay, nhiều nhà lãnh đạo của các quốc gia thuộc thế giới thứ ba vẫn không ngớt nói về quá khứ, về bản sắc, giá trị truyền thống và cố gắng làm cho người dân yêu nước hơn thông qua yêu quá khứ. Đấy là một sự lầm lẫn mang tính triết học. Con người trước hết cần phải yêu chính mình, yêu hiện tại và tương lai của mình, quá khứ chỉ là phương tiện hỗ trợ. Nếu như chúng ta cố làm cho con người tin rằng mọi cái có giá trị đều ở quá khứ thì đó là sự tận dụng quá khứ, tận dụng lịch sử như động cơ chính trị nhằm tạo ra niềm tự hào dân tộc giả tạo. Đó là một sai lầm khủng khiếp, thậm chí một tội ác, nó ngăn cản toàn bộ tiến trình phát triển của các dân tộc. Đấy là lỗi phổ biến của những người thiếu trí tuệ chứ không phải chỉ là lỗi của những người cầm quyền đương thời. Con người trong nhiều thế hệ đã phạm phải sai lầm như thế. Tôi cho rằng điều quan trọng nhất không phải là khư khư giữ lấy những gì khác người, kể cả những cái khác người đã trở thành lạc hậu, chỉ cất giữ được "bản sắc', mà là lựa chọn những gì tất đẹp nhất, cả của mình lẫn của người khác. Bằng cách ấy, chúng ta có thể nắm lấy những cơ hội của tương lai. Tất nhiên, không phải cái gì hiện đại cũng tốt. Hiện đại cũng có cái dở, cũng như quá khứ đã từng có nhiều cái chả ra gì và cũng không phải là trong tương lai mọi thứ đều tốt đẹp. Mọi thứ đều có cái hay cái dở của nó. Cái đó chẳng qua là cái không thích hợp với đời sống của con người. Tại sao chúng ta lại phải phấn đấu cho một thứ gì đó không cần hoặc thậm chí là không có, không thể có? Nên nhớ rằng tuổi thọ của quả đất cũng hữu hạn, tuổi thọ của nhân loại cũng hữu hạn, tuổi thọ của con người thì, dĩ nhiên rồi, rất hữu hạn. Con người không nên sống gấp như chúng ta từng lên án, nhưng con người cần phải sống, cần phải qui hoạch để cuộc sống của mình được kéo dài, nhất là tăng thêm ý nghĩa và chất lượng. Chính là con người sẽ quyết định những gì cần làm. Con người sinh ra không phải là để bảo tồn các giá trị hay bản sắc, không phải là để hội nhập, thậm chí cũng không phải là để phát triển, mà là để sống. Mục tiêu của con người là cuộc sống của nó chứ không phải là bản sắc văn hoá. Bản sắc là cái mà người ta giữ được một cách tự nhiên trong quá trình sống chứ không phải là cái mà người ta mua sắm được. Bản sắc toả ra từ trong con người bạn, từ trong gen của bạn, từ trong các thông điệp quá khứ của cộng đồng bạn, dân tộc bạn và vì thế tự nhiên nó có. Nhiệm vụ của con người là vứt bỏ đi những cái thừa để mở đường vào tương lai chứ không phải là giữ lại những cái của quá khứ. Bản sắc chỉ có giá trị khi nó là cái gì hình thành một cách tự nhiên, giúp chúng ta gia nhập thuận lợi và thành công vào tương lai. Con người với gánh nặng cồng kềnh của quá khứ thì không đi xa được. Chúng ta sẽ còn có dịp quay trở lại vấn đề này. Rất nhiều người đang tranh cãi về vấn đề: trong quá trình hội nhập Việt Nam cần giữ lại cái gì? Tôi cho rằng chúng ta hô hào giữ gìn bản sắc dân tộc nhưng chúng ta không nhận thức rằng chúng ta đang rất kỳ dị trước con mắt nhân loại. Tôi cho rằng việc vứt bỏ cái lạc hậu hay gìn giữ những gì còn tương thích với tương lai đều thể hiện tính chủ động, tiến bộ. Tự do là sự tiến bộ. Hành trang đi vào tương lai càng nhẹ càng tốt. Tương lai sẽ cung cấp cho chúng ta trước cửa mỗi ngày những điều mới mẻ. Tương lai sẽ tươi đẹp nếu chúng ta đủ lương thiện, lòng dũng cảm và biết làm cho tâm hồn mình trở nên thoáng đãng để mở rộng các cánh cửa ra thế giới. Khi đó, lẽ phải sẽ ở trong con tim khối óc chúng ta. Nó sẽ tiếp sức cho chúng ta hành động. Phải biết tin vào lẽ phải của tâm hồn. Những người càng có nhiều trách nhiệm thì càng phải suy nghĩ xa hơn nhưng về tương lai chứ không phải về quá khứ. Những người nhiều trách nhiệm đó là ai? Là các nhà lãnh đạo quốc gia, là trí thức, hay nói rộng hơn, là tầng lớp tinh hoa của xã hội. Tôi nhớ lại thời thanh niên, đi xem vở kịch "Nguyễn Trãi ở Đông Quan” của Nguyễn Đình Thi. Nguyễn Trãi có một cô em gái nuôi bị câm, ra đường bị lính Tàu trêu và về nhà ấm ức không nói được. Chính Nguyễn Trãi đã giải thích nỗi oan khuất, ấm ức của người em gái câm. Tầng lớp tinh hoa của mỗi dân tộc chính là người đại diện cho dân tộc ấy để giải thích, để thể hiện, để đối thoại với dân tộc khác. Dân tộc nào mà các nhà lãnh đạo không được lựa chọn từ tầng lớp tinh hoa của dân tộc thì dân tộc đó không bao giờ phát triển được. Tinh hoa ở đây là tinh hoa về trí tuệ văn hoá và lòng dũng cảm. Một tầng lớp tinh hoa của đời sống xã hội mà hèn nhát thì không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình. Đó chính là bi kịch của rất nhiều dân tộc. Bi kịch còn ở chỗ nhân dân lại không có đủ tinh khôn để lựa chọn những người tinh hoa. Do vậy, thay vì đưa ra các tiêu chuẩn nhân quyền, tức là xác định con người có những quyền gì, chúng ta cần phải đưa ra cho nhân dân của các nước đang phát triển các tiêu chuẩn của nhà chính trị có thể đại điện cho dân tộc. Bởi vì chưa đến lúc nhân dân các nước đang phát triển đối thoại với các nhà chính trị phương Tây mà chỉ mới các nhà chính trị của họ làm việc ấy. Nếu được lựa chọn bởi các tiêu chuẩn lạc hậu, họ sẽ không có đủ năng lực đối thoại. Điều này chỉ có thể được giải quyết bằng con đường dân chủ. Dân chủ chính là tiến trình để giải phóng con người, để con người có trách nhiệm lựa chọn chứ không phải lựa chọn một cách chiếu lệ những người đại diện. Đương nhiên, không phải vì thế mà ngay lập tức nhân dân các nước đang phát triển có thể lựa chọn được người xứng đáng. Nhưng nếu không bắt đầu thì họ không có kinh nghiệm về tinh thần trách nhiệm của quá trình lựa chọn và do đó không có tiến trình phát triển. Trong tất cả các yếu tố về tính dân trí thì tôi vẫn xem dân trí về chính trị là yếu tố cao nhất. Rất nhiều quốc gia cho rằng khoa học và công nghệ là quan trọng nhất. Tôi không nghĩ như vậy. Nhiều nhà khoa học và công nghệ vĩ đại ở các dân tộc chậm phát triển đã chạy sang Mỹ, cho nên không phải là ở các nước này thiếu các tài năng về mặt khoa học và công nghệ. Nhiều dân tộc trên thế giới thậm chí đang lãng phí các nhà khoa học và công nghệ bằng cách để cho họ thất nghiệp hoặc mòn mỏi vì vô công rỗi nghề. Vậy họ thiếu cái gì? Họ thiếu một cơ cấu chính trị để các nhà khoa học ở lại với chính họ, để những người có trí tuệ thật có địa vị thật trong đời sống chính trị xã hội. Tự do và dân chủ là một trong các giải pháp cơ bản để tạo ra sự phát triển dân trí. Càng làm chậm quá trình dân chủ bao nhiêu, càng kìm hãm tự do tư tưởng bao nhiêu thì càng làm cho dân tộc mình bị chôn vùi vào sự lãng quên và chìm ngập trong sự chậm phát triển bấy nhiêu. Tự do và dân chủ không phải là các quyền chính trị. Nếu ai coi nó là quyền chính trị thì người đó còn ở trong trạng thái chậm phát triển về mặt nhận thức. Tự do và dân chủ là các quyền phát triển chứ không phải là các quyền chính trị. Nhà chính trị nào nhận thức được tự do và dân chủ là các quyền phát triển thì người đó mới có khả năng lãnh đạo dân tộc mình đi đến sự phát triển. Ngày nay, những khái niệm như an ninh quốc gia đang dần được thay thế bằng khái niệm an ninh con người, chủ quyền được thay thế bằng nhân quyền. Đã đến lúc người ta thấy rằng những năng lực bùng nổ sự phát triển nằm trong con người chứ không phải nằm trong quốc gia nữa.
File đính kèm:
- van_hoa_con_nguoi_nguyen_tran_bat_phan_1.pdf