Ứng dụng bài tập thần kinh cơ nâng cao chức năng bộ máy vận động của nữ vận động viên cầu mây lứa tuổi 15 – 18 đội tuyển trẻ quốc gia

Tóm tắt:

Bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học đề tài đã lựa chọn và ứng dụng thành công 25 bài

tập thần kinh cơ của nữ VĐV Cầu mây lứa tuổi 15 – 18 Đội tuyển trẻ Quốc gia ở thời kỳ chuẩn bị

1, nâng cao chức năng bộ máy vận động cho VĐV, góp phần nâng cao thành tích, đề phòng chấn

thương và các bệnh lý nghề nghiệp cho VĐV.

pdf5 trang | Chuyên mục: Giáo Dục Thể Chất | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Ứng dụng bài tập thần kinh cơ nâng cao chức năng bộ máy vận động của nữ vận động viên cầu mây lứa tuổi 15 – 18 đội tuyển trẻ quốc gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ẳng chống sàn, hai tay thả lỏng. Chân phải
đứng thẳng trụ trên ghế, chân trái co lên gấp gối
vuông góc về phía trước, đồng thời hai tay đánh
cùng (tay nọ chân kia), mắt nhìn thẳng. Thực hiện
10-12 lần, nhịp độ chậm, hít thở bình thường. Trở
lại vị trí ban đầu và thực hiện với chân còn lại. 
Bài tập 19: Tập với bóng (hình bán nguyệt):
TTBĐ - Đứng. Hai chân đứng song song dẫm lên
bóng, hai tay thả lỏng. Chân phải đứng trụ thực hiện
động tác ngồi xuống sao cho đùi song song với mặt
sàn và vuông góc với cẳng chân, chân trái bước về
sau gấp gối tiếp xúc sàn bằng mũi bàn chân và đầu
gối, đồng thời hai tay đánh cùng (tay nọ chân kia),
mắt nhìn thẳng. Thực hiện 10-12 lần, nhịp độ chậm,
hít thở bình thường. Trở lại vị trí ban đầu và thực
hiện với chân còn lại. 
Bài tập 20: Tập với bóng (hình bán nguyệt):
TTBĐ - Đứng. Hai chân đứng song song dẫm lên
bóng, hai tay thả lỏng. Chân phải đứng trụ thực hiện
động tác ngồi xuống sao cho đùi song song với mặt
sàn và vuông góc với cẳng chân, chân trái đạp từ
từ về phía sau trong tư thế gấp gối không chạm đất,
thân người cúi xuống, đồng thời tay trái duỗi thẳng
chạm sàn, mắt nhìn thẳng. Thực hiện 10-12 lần,
nhịp độ chậm, hít thở bình thường. Trở lại vị trí ban
đầu và thực hiện với chân còn lại. 
Bài tập 21: Tập với bóng (hình bán nguyệt) và tạ
(1kg): TTBĐ_Đứng. Hai chân dang ngang dẫm lên
bóng cách nhau 60cm, hai tay duỗi thẳng cầm tạ.
Thực hiện động tác như đang ngồi xuống ghế, sao
cho hai đùi song song với mặt sàn, đùi và cẳng chân
vuông góc với nhau, thân người thẳng tự nhiên, hai
tay cầm tạ đưa về phía trước úp hai lòng bàn tay
xuống – hít vào, mắt nhìn thẳng. Trở về vị trí ban
đầu – thở ra và thực hiện 18-20 lần, nhịp độ chậm.
Bài tập 22: Tập với bóng (hình bán nguyệt) và tạ
(1kg): TTBĐ_Đứng. Hai chân đứng song song dẫm
lên bóng, hai tay duỗi thẳng cầm tạ. Chân phải đứng
trụ hơi trùng gối, chân trái duỗi thẳng lần lượt đưa
ra bốn góc của bóng tập không chạm bóng và sàn,
hai tay cầm tạ dang ngang, mắt nhìn thẳng. Thực
hiện 10-12 lần, nhịp độ chậm, hít thở bình thường.
Trở lại vị trí ban đầu và thực hiện với chân còn lại. 
Bài tập 23: Tập với bóng (hình bán nguyệt) và
quả bóng đá: TTBĐ_Đứng. Hai người đối diện cách
nhau 1m, đều đứng một chân trên bóng. Một người
hai tay cầm quả bóng đá, người còn lại hai tay tư
thế chuẩn bị đón bóng. Hai người lần lượt thực hiện
tung bóng và đón bóng cho người kia ở phía trước
và hai bên gần người. Thực hiện 17-20 lần, nhịp độ
chậm, hít thở bình thường. Trở lại vị trí ban đầu và
thực hiện với chân còn lại.
Bài tập 24: Tập với bóng (hình bán nguyệt) và
quả bóng đá: TTBĐ_Đứng. Hai người đối diện cách
nhau 1m, một người đứng một chân phải trên bóng.
Người đứng dưới sàn cầm quả bóng đá tung cho
người đứng trên bóng (hình bán nguyệt) dùng chân
trái đỡ trúng trái bóng. Thực hiện 17-20 lần, nhịp độ
chậm, hít thở bình thường. Trở lại vị trí ban đầu và
thực hiện với chân còn lại. 
Bài tập 25: Tập với bóng (hình bán nguyệt):
TTBĐ - Đứng. Hai người xếp hai bóng (hình bán
nguyệt) gần sát nhau, cùng đứng trụ một chân, thân
người thẳng. Hai người dùng một tay đẩy nhẹ người
kia theo hướng về sau và hai bên, từng người thực
hiện một. Giữ tư thế này trong thời gian 40-50 giây
(hít thở bình thường). Trở lại vị trí ban đầu và thực
hiện với chân còn lại.
2. Tổ chức ứng dụng
Căn cứ kế hoạch huấn luyện năm 2018 của
nữ VĐV Cầu mây lứa tuổi 15 – 18 Đội tuyển trẻ
Quốc gia, đề tài tiến hành thực nghiệm ứng
dụng bài tập thần kinh cơ cho VĐV ở thời kỳ
chuẩn bị 1 thuộc chu kỳ huấn luyện 1 (từ tuần 1
đến tuần 17 năm 2018). Tiến trình thực nghiệm
cho VĐV Cầu mây được trình bày ở bảng 1.
Qua bảng 1 cho thấy, các bài tập thần kinh cơ
được chỉ định sử dụng vào những ngày có lượng
vận động tăng cao. nhằm kích hoạt khả năng chi
phối thần kinh lên cơ bắp, từ đó tăng cường tốc
độ phản ứng của cơ thể, độ linh hoạt cơ bắp,
giúp cơ thể duy trì tốt trạng thái cân bằng động,
BµI B¸O KHOA HäC
64
Bảng 2. Kết quả phỏng vấn cảm giác chủ quan của VĐV Cầu mây 
sau thực nghiệm (n=15)
Cảm giác chủ quan sau
tập luyện
Thường xuyên Thỉnh thoảng Rất hiếm Không bao giờ
mi % mi % mi % mi %
Đau vùng cổ TTN 0 0 0 0 2 13.30 13.00 86.70STN 0 0 0 0 1 6.70 14.00 93.30
Đau vùng ngực TTN 0 0 0 0 3 20.00 12.00 80.00STN 0 0 0 0 2 13.30 13.00 86.70
Đau vùng lưng TTN 0 0 1 6.70 5 33.30 9.00 60.00STN 0 0 0 0 4 26.70 11.00 73.30
Đau vùng thắt lưng TTN 6 40.00 5 33.30 4 26.70 0.00 0.00STN 0 0 5 33.30 4 26.70 6.00 40.00
Đau vùng vai TTN 0 0 2 13.30 5 33.30 8.00 53.30STN 0 0 1 6.70 3 20.00 11.00 73.30
Đau vùng cánh tay TTN 0 0 0 0 8 53.30 7.00 46.70STN 0 0 0 0 3 20.00 12.00 80.00
Đau vùng khuỷu tay TTN 0 0 3 20.00 7 46.70 5.00 33.30STN 0 0 2 13.30 8 53.30 5.00 33.30
Đau vùng cẳng tay TTN 0 0 0 0 7 46.70 8.00 53.30STN 0 0 1 6.70 9 60.00 5.00 33.30
Đau cổ tay TTN 0 0 2 0 8 53.30 5.00 33.30STN 0 0 0 0 7 46.70 8.00 53.30
Đau vùng mông TTN 0 0 3 20.00 5 33.30 7.00 46.70STN 0 0 1 6.70 6 40.00 8.00 53.30
Đau vùng khớp háng TTN 0 0 7 46.70 5 33.30 3.00 20.00STN 0 0 3 20.00 5 33.30 7.00 46.70
Đau vùng đùi TTN 3 20.00 5 33.30 4 26.70 3.00 20.00STN 0 0 4 26.70 7 46.70 4.00 26.70
Đau vùng gối TTN 10 66.70 4 26.70 1 6.70 0.00 0.00STN 5 33.30 7 46.70 1 6.70 2.00 13.30
Đau vùng cẳng chân TTN 0 0 5 33.30 7 46.70 3.00 20.00STN 0 0 5 33.30 9 60.00 1.00 6.70
Đau vùng cổ chân TTN 3 20.00 7 46.70 5 33.30 0.00 0.00STN 1 6.70 3 20.00 5 33.30 6.00 40.00
Bảng 1. Tiến trình ứng dụng bài tập thần kinh cơ cho VĐV Cầu mây theo chu kỳ tuần 
của thời kỳ chuẩn bị 1 (từ tuần 1 đến tuần 17)
(Ví dụ tiến trình thực nghiệm cho 4 tuần, các tuần tiếp theo được tiến hành tương tự)
Tuần 1 2 3 4
Ngày (Thứ) 2 3 4 5 6 7 CN 2 3 4 5 6 7 CN 2 3 4 5 6 7 CN 2 3 4 5 6 7 CN
Số lượng
buổi tập
trong ngày
2 2 1 2 2 1
N
G
H
Ỉ
2 2 1 2 2 1
N
G
H
Ỉ
2 2 1 2 2 1
N
G
H
Ỉ
2 2 1 2 2 1
N
G
H
Ỉ
Các bài tập
thần kinh cơ x x x x x x x x x x x x x x x x
65
- Sè 1/2019
từ đó nâng cao năng lực vận động cho VĐV, góp
phần khắc phục những điểm yếu trong chuỗi
vận động, hạn chế chấn thương trong tập luyện
và thi đấu cho VĐV. Các bài tập này được tiến
hành ở phần cơ bản của buổi tập, thuộc nội dung
huấn luyện thể lực, thời gian dành cho tập luyện
các bài tập dạng này từ 30 – 45 phút, đầu tiên
thực hiện các bài tập tĩnh, sau đó đến các bài tập
động. Mỗi buổi tập ứng dụng 8 - 10 bài tập, sau
đó luân chuyển linh hoạt trong 25 bài tập.
3. Đánh giá hiệu quả ứng dụng các bài
tập thần kinh cơ tăng cường chức năng bộ
máy vận động cho nữ VĐV Cầu mây lứa tuổi
15 – 18 đội tuyển trẻ quốc gia
Sau 17 tuần TN, chúng tôi tiến hành kiểm tra
trạng thái chức năng bộ máy vận động của VĐV.
Kết quả cụ thể như sau:
3.1. Kết quả đánh giá chức năng bộ máy
vận động của VĐV sau thực nghiệm
Sau TN chúng tôi tiến hành kiểm tra chức
năng bộ máy vận động của nữ VĐV Cầu mây
lứa tuổi 15 – 18 Đội tuyển trẻ Quốc gia thông
qua bộ 7 test FMS (Functional Movement
Screen). Kết quả cho thấy, sau 4 tháng thực
nghiệm kết quả kiểm tra chức năng bộ máy vận
động của nữ VĐV đã có sự khác biệt và hiệu
quả rõ rệt, cụ thể: Tổng điểm mà nữ VĐV Cầu
mây đạt được ở 7 test đã tăng lên từ 12.77 điểm
lên 14.94 điểm tương ứng với 71.14% điểm tối
đa ở ngưỡng p<0.01; Trong 7 test kiểm tra, có 4
test đạt ngưỡng p<0.01 đó là các test Ngồi thấp,
Bước rào, Nằm sấp chống đẩy giữ ổn định thân
người và Ổn định xoay thân. Điều này chứng tỏ
các bài tập thần kinh cơ mà đề tài lựa chọn đưa
vào thử nghiệm đã mang lại hiệu quả tích cực,
từ đó nâng cao chức năng bộ máy vận động cho
VĐV Cầu mây lứa tuổi 15 – 18 Đội tuyển trẻ
Quốc gia.
3.2. Kết quả phỏng vấn cảm giác chủ quan
sau tập luyện của nữ VĐV Cầu mây lứa tuổi
15 – 18 Đội tuyển trẻ Quốc gia
Sau thực nghiệm đề tài tiến hành phỏng vấn
cảm giác chủ quan (cảm giác đau sau tập luyện)
của nữ VĐV Cầu mây lứa tuổi 15 – 18 Đội
tuyển trẻ Quốc gia, kết quả thu được trình bày
ở bảng 2.
Quan sát bảng 2 cho thấy, sau TN mức độ
xuất hiện cảm giác đau các vùng cơ thể, đặc biệt
các vùng cơ thể tham gia thực hiện lượng vận
động chủ yếu trong môn Cầu mây giảm xuống
rõ rệt. Cụ thể, không còn VĐV thường xuyên
xuất hiện cảm giác đau vùng thắt lưng và sau
đùi, cảm giác đau thường xuyên ở vùng gối và
cổ chân cũng giảm xuống đáng kể, chỉ còn thỉnh
thoảng hoặc rất hiếm khi xuất hiện cảm giác đau
các vùng thắt lưng, mông, khớp háng, đùi, gối
và cổ chân. Ngoài ra, cảm giác đau ở các vùng
khác của cơ thể cũng được cải thiện rõ rệt và
hầu như không còn xuất hiện nữa. Điều này
chứng tỏ, nhờ áp dụng các bài tập thần kinh cơ
thường xuyên và có hệ thống đã giúp VĐV đẩy
lùi trạng thái căng thẳng bộ máy vận động, kích
hoạt khả năng chi phối thần kinh lên cơ bắp,
tăng cường tốc độ phản ứng của cơ thể, độ linh
hoạt cơ bắp, giúp cơ thể duy trì tốt trạng thái cân
bằng động, từ đó nâng cao năng lực vận động
cho VĐV, góp phần đầy lùi điểm yếu trong
chuỗi vận động, hạn chế chấn thương và các
bệnh lý trong tập luyện và thi đấu thể thao do
quá trình tập luyện chuyên nghiệp gây nên.
KEÁT LUAÄN
1. Kết quả nghiên cứu đã lựa chọn và ứng
dụng được 25 bài tập thần kinh cơ cho nữ VĐV
Cầu mây lứa tuổi 15 - 18 Đội tuyển trẻ Quốc gia
ở thời kỳ chuẩn bị 1.
2. Quá trình thực nghiệm đã chứng minh
được hiệu quả tích cực của các bài tập thần kinh
cơ do chúng tôi lựa chọn, từ đó nâng cao chức
năng bộ máy vận động cho VĐV, góp phần nâng
cao thành tích, đề phòng chấn thương và các
bệnh lý nghệ nghiệp cho VĐV.
TAØI LIEÄU THAM KHAÛO
1. Trung tâm Đào tạo VĐV, Kế hoạch HL đội
tuyển Cầu mây trẻ Quốc gia các năm 2017,
2018.
2. Vũ Chung Thủy, Ngô Sách Thọ (2010),
“Tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện nữ
VĐV Cầu mây giai đoạn chuyên môn hóa sâu”,
Đề tài khoa học cấp cơ sở 2010.
3. Иваничев Г.А. (2003), Мануальная
медицина: Учебное пособие. – М.:
МЕДпресс-информ. – 486 с.
4. Уйба В.В. (2011), Олимпийское
руководство по спортивной медицине. – М.:
Практика. - 671 с.
(Bài nộp ngày 22/11/2018, Phản biện ngày 3/12/2018, duyệt in ngày 22/2/2019)

File đính kèm:

  • pdfung_dung_bai_tap_than_kinh_co_nang_cao_chuc_nang_bo_may_van.pdf