Tổ chức và quản trị công ty theo luật doanh nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Cơ cấu tổ chức và quản trị công ty bao gồm các cơ chế, quy trình và các mối
quan hệ mà theo đó các công ty được kiểm soát và định hướng. Cấu trúc và nguyên
tắc quản trị xác định sự phân chia quyền và trách nhiệm giữa những chủ thể khác
nhau trong công ty và các quy tắc để đưa ra quyết định trong công ty. Các nguyên
tắc và quy chế quản trị công ty đã được ghi nhận tại Việt Nam, theo quy định, việc
tuân thủ quy tắc quản trị này mang tính bắt buộc. Bài viết được trình bày thành hai
phần, bao gồm cơ cấu tổ chức và quản trị của từng loại công ty theo quy định và đề
xuất giải pháp pháp lý liên quan.
đốc: là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có thể được bổ nhiệm từ trong số thành viên Hội đồng quản trị hoặc được thuê, nhiệm kỳ không quá năm năm; có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty. + Ban kiểm soát: có từ ba đến năm thành viên nếu Điều lệ công ty không có quy định khác; nhiệm kỳ không quá năm năm; có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Các thành viên Ban kiểm soát bầu một người trong số họ làm Trưởng ban kiểm soát. Quyền và nhiệm vụ của Trưởng ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định. Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số thành viên thường trú ở Việt Nam và phải có ít nhất một thành viên là kế toán viên hoặc kiểm toán viên. Quyền và nhiệm vụ của Ban kiểm soát có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty. Thành viên Ban kiểm soát phải đáp ứng tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của pháp luật như sau từ 21 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định; không phải là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác; thành viên Ban kiểm soát không được giữ các chức vụ quản lý công ty. Thành viên Ban kiểm soát không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của công ty. 2.3. Tổ chức và quản lý công ty hợp danh + Quản lý công ty hợp danh: Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty. Hội đồng thành viên bao gồm tất cả thành viên công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên được bầu trong số các thành viên hợp danh, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Thành viên hợp danh có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 12 - 2019 ISSN 2354-1482 118 viên để thảo luận và quyết định công việc kinh doanh của công ty. Nếu Điều lệ công ty không quy định thì quyết định như phương hướng phát triển công ty; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tiếp nhận thêm thành viên hợp danh mới; chấp nhận thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc quyết định khai trừ thành viên; quyết định dự án đầu tư; quyết định việc vay và huy động vốn dưới hình thức khác, cho vay với giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của công ty; quyết định mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ của công ty phải được ít nhất 3/4 tổng số thành viên hợp danh chấp thuận, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn; quyết định thông qua báo cáo tài chính hằng năm, tổng số lợi nhuận được chia và số lợi nhuận chia cho từng thành viên; quyết định giải thể công ty; quyết định về các vấn đề khác được thông qua nếu được ít nhất hai phần ba tổng số thành viên hợp danh chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định. + Điều hành kinh doanh của công ty hợp danh: Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. ọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc kinh doanh hằng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về hạn chế đó. Trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát công ty. Khi một số hoặc tất cả thành viên hợp danh cùng thực hiện một số công việc kinh doanh thì quyết định được thông qua theo nguyên tắc đa số. Hoạt động do thành viên hợp danh thực hiện ngoài phạm vi hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký của công ty đều không thuộc trách nhiệm của công ty, trừ trường hợp hoạt động đó đã được các thành viên còn lại chấp thuận. Hình 6: Sơ đồ cơ cấu tổ chức - quản lý Nhìn chung, phần lớn các doanh nghiệp ở Việt Nam đã xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý theo mô hình luật định ở các mức độ khác nhau, tuy nhiên các nội dung trong hệ thống quản trị cần được cải thiện vì các hệ thống và mô hình luôn có xu hướng lạc hậu so với sự phát triển và những thay đổi về quy mô và phương thức hoạt động của công ty. Hiện nay, các công ty chưa có sự đánh giá hệ thống quản trị công ty một cách tổng quan để xác định những bất cập và những nội dung cần hoàn thiện để đạt đến sự tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực quốc tế. HỘI ĐỐNG THÀNH VIÊN(TVHD +TVGV) Chủ tịch HĐTV (TVHD) GIÁ ĐỐC/TỔNG GIÁ ĐỐC (kiêm) TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 12 - 2019 ISSN 2354-1482 119 3. Kết luận và đề xuất Để đảm bảo hoạt động quản trị công ty ngày một hiểu quả hơn, cần xây dựng một hệ thống các mô hình tổ chức quản lý công ty linh hoạt, phù hợp với chuẩn mực quốc tế và nhu cầu thực tiễn của nền kinh tế. Dưới gốc độ pháp lý, công ty với tư cách là một tổ chức có tư cách pháp nhân phải có một cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Khi xây dựng khung pháp lý về cơ cấu tổ chức quản lý công ty, Luật Doanh nghiệp đã thiết kế các mô hình khung theo hướng các chủ thể sở hữu có thề linh động căn cứ vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh lựa chọn mô hình quản trị công ty sao cho phù hợp nhất với mình để đảm bảo quyền tự chủ trong kinh doanh mà vẫn tuân thủ các quy tắc luật định. Mỗi mô hình quản trị công ty đều có những ưu, nhược điểm riêng, nhưng nhìn chung, có sự phân biệt rõ nét giữa cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và công ty cổ phần. Cơ cấu tổ chức công ty TNHH, công ty hợp danh tương đối gọn nhẹ nên việc quản lý điều hành của công ty TNHH khá đơn giản, tinh gọn, hiệu quả. Điều này cũng góp phần giúp cho công ty có thể nhanh chóng, linh hoạt, kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động kinh doanh. Cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty cổ phần được quy định chặt chẽ hơn với hệ thống các quy tắc, chuẩn mực không chỉ được ghi nhận trong Luật Doanh nghiệp mà còn trong các văn bản pháp lý khách như luật chứng khoán, luật các tổ chức tín dụng, v.v và các văn bản hướng dẫn của ủy ban chứng khoán dành cho các công ty niêm yết, công ty đại chúng. Với mục tiêu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường của nước ta hiện nay, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng quy mô, bước ra biển lớn, việc thay đổi tư duy làm luật, đặc biệt trong cơ chế, chính sách và quy định pháp luật về quản trị công ty cần hướng tới gần hơn với thông lệ quốc tế về quản trị trên cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam nhằm cải thiện lòng tin của các nhà đầu tư; tăng cường bảo vệ lợi ích của các chủ sở hữu, nhà đầu tư và bên có liên quan. Quy định cho phép chủ thể sở hữu được phép lựa chọn mô hình còn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà kinh doanh, đầu tư tham gia vào nền kinh tế thị trường một cách tự tin, tự chủ hơn. Cơ chế kiểm soát bắt buộc trong các điều kiện luật định đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty được thực hiện một cách khách quan, chính xác, tránh tình trạng lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tư lợi làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và quyền lợi hợp pháp của tất cả các chủ thể trong công ty. Các quy định của pháp luật cần hướng tới việc phân tách rõ chức năng quản lý và chức năng sở hữu trong công ty, thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả đối với những người đại diện, người quản lý nhằm hạn chế vấn đề xung đột lợi ích, chi phối, tạo ra sự linh hoạt về mặt pháp lý để trên cơ sở thực tiễn hoạt động của mình, doanh nghiệp tự quyết định chọn mô hình quản trị cho phù hợp. Trong tương lai, pháp luật cần xóa bỏ những quy định mang tính “cố định” về các mô hình quản trị, mà để cho doanh nghiệp tự sáng tạo sao cho phù TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 12 - 2019 ISSN 2354-1482 120 hợp nhất với họ, trên cơ sở đó doanh nghiệp xây dựng, đăng ký và thông báo cho nhà quản lý. Tóm lại, trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, Việt Nam cần thiết phải xây dựng một khuôn khổ pháp lý linh hoạt và thực thi tốt các quy chế quản trị công ty như là một nhân tố quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy tốt đa các nguồn lực, thu hút đầu tư, đa dạng hóa các quan hệ hợp tác và thúc đẩy liên kết kinh tế quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bob Tricker (2009), “Corporate governance – kiểm soát quản trị. Các nguyên tắc, chính sách và thực hành về quản trị công ty và cơ chế kiểm soát quản lý”, Nxb Thời đại, Hà Nội 2. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014 ORGANIZATIONAL STRUCTURE AND CORPORATE GOVERNANCE ACCORDING TO LAW ON ENTERPRISES OF VIETNAM ABSTRACT Organizational structure and corporate governance is the mechanisms, processes and relations by which companies are controlled and directed. Governance structures and principles identify the distribution of rights and responsibilities among different participants in the companies including the rules and procedures for making decisions in corporate affairs. Corporate governance principles and codes have been developed in Vietnam. As a rule, compliance with these governance principles is mandated by law.. The article discusses two parts including organizational structure and governance of each type of company in accordance with regulations and recommendations on completing related laws. Keywords: Organizational structure, corporate governance (Received: 28/12/2018, Revised: 23/1/2019, Accepted for publication: 19/3/2019)
File đính kèm:
- to_chuc_va_quan_tri_cong_ty_theo_luat_doanh_nghiep_viet_nam.pdf